Chọc Ối Có Phải Nằm Viện Không? Bao Lâu Thì Khỏi?
Nhiều mẹ bầu khi tìm hiểu về chọc ối thấy chọc ối là phương pháp xâm lấn nên lo sợ sau khi chọc ối sẽ phải nằm lại viện, vết thương chọc sẽ rất lâu khỏi. Tuy nhiên, đây chỉ là một thủ thuật nhỏ và hầu hết không cần nằm lại bệnh viện. Để giải đáp rõ hơn thắc mắc của mẹ bầu, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
Sau khi chọc ối có cần nằm viện không?
Theo một số chuyên gia, mẹ bầu sau khi chọc ối xong thì chỉ cần ở lại bệnh viện theo dõi từ 30p đến 1 tiếng để xem có phản ứng gì sau khi chọc ối hay không. Nếu như không xảy ra biến chứng sau khi chọc ối thì mẹ có thể về nhà và tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe. Xảy ra bất cứ vấn đề gì thì cần đưa thai phụ tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Nếu sau quá trình theo dõi tình trạng sức khỏe cơ thể mẹ xảy ra những triệu chứng bất thường như đau quanh toàn bụng, hoa mắt, chóng mặt, uể oải,…thì sẽ được cấp cứu ngay sau đó và sẽ phải nằm lại bệnh viện để theo dõi tình hình sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
Với một số mẹ bầu có thể trạng yếu, sau khi chọc ối đau nhói ở vùng bụng, chướng bụng và cơ thể mệt mỏi nếu có nhu cầu nằm lại viện để theo dõi, đảm bảo an toàn nhất cho thai nhi thì vẫn có thể nằm lại từ 1 đến 2 ngày cho đến khi mẹ bầu cảm thấy ổn định, không xảy ra vấn đề bất thường gì sau đó thì có thể về nhà.
Hầu hết các mẹ bầu sau khi chọc ối xong đều không xảy ra vấn đề gì và rất ít mẹ bầu phải ở lại bệnh viện để theo dõi. Vì ở lại bệnh viện cũng khá bất tiện, mẹ có thể lây chéo một số loại virus nên bác sĩ cũng hạn chế việc mẹ bầu phải ở lại bệnh viện. Trừ những trường hợp mẹ có điều kiện nằm phòng tự nguyện 1 mình trong 1 phòng.
Mẹ bầu chọc ối bao lâu thì được hoạt động bình thường?
Chọc ối chỉ là một thủ thuật nhỏ chọc kim xuyên qua bụng để hút nước ối nên vết thương chỉ nhỏ đúng bằng một mũi kim tiêm chứ vết thương không quá nghiêm trọng như mổ. Tuy nhiên nỗi lo sợ vết thương của mẹ bầu là không hề sai, các mẹ tuyệt đối không được chủ quan trước vết thương này.
Mặc dù chỉ mất 1-2 ngày là vết chọc kim đã có thể lành lại ngoài da nhưng mũi kim trong túi ối và bụng mẹ có thể gặp vấn đề trong khoảng 1-2 tuần đầu sau khi chọc ối. Vì vậy mẹ cần:
- Hạn chế đi lại trong hai ngày đầu, nên nằm nghỉ trên giường để thai nhi được nghỉ ngơi. Nếu có đi lại thì mẹ cũng cần nhẹ nhàng.
- Mẹ cần tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục sau khi chọc ối khoảng 1-2 tuần tránh tình trạng túi ối bị bục ra.
- Mẹ có thể tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng sau 1-2 ngày chọc ối, không tập nhưng bài thể dục mạnh có thể khiến thai nhi động thai.
- Mẹ phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để vết thương ở bụng nhanh lành và lượng nước ối vừa mất đi nhanh chóng trở lại.
Sau quá trình chọc ối, nếu như mẹ nắm vững được những lưu ý cần thiết thì vấn đề vết thương chọc ối lành lại và sức khỏe của mẹ và thai nhi phục hồi nhanh chóng là vấn đề không hề khó khăn. Nếu như mẹ thấy đau bụng diễn ra trong nhiều ngày, sốt cao thì mẹ cần lập tức tới ngay bệnh viện để được các bác sĩ kịp thời khám bệnh và điều trị, đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu của vỡ túi ối, nhiễm trùng nước ối.
Sau khi chọc ối bao lâu thì mẹ nhận được kết quả?
Sau khi chọc ối, thông thường các bác sĩ sẽ trả kết quả chọc ối cho mẹ bầu sau đó khoảng 1-2 tuần. Nếu như mẹ có nhu cầu muốn biết kết quả sớm hơn thì bác sĩ sẽ cung cấp kết quả sơ bộ, chẳng hạn như kết quả của huỳnh quang tại chỗ để mẹ nắm bắt sơ bộ tình trạng thai nhi trong khi chờ kết quả chính thức. Kết quả sơ bộ này chỉ mất vài ngày là mẹ đã có thể nhận được nhưng đây không phải kết quả chính thức nên không thể chắc chắn kết quả này sẽ chính thức tối đa hoặc gần tối đa như kết quả chọc ối cuối cùng.
Theo một số chuyên gia, nguyên nhân khiến cho mẹ phải chờ kết quả chọc ối lâu hơn các phương pháp sàng lọc trước sinh khác là do phương pháp này cần áp dụng nhiều thiết bị máy móc và thời gian kiểm định kết quả chính xác nên thời gian trả kết quả sẽ lâu hơn. Mẫu tế bào sau khi được lấy từ cơ thể mẹ sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để đo AFP trong mẫu tế bào hay còn gọi là nước ối. Bên cạnh đó các bác sĩ cũng sẽ tách tế bào sống trong dịch ối để chúng tự phân chia trong vòng 1 tuần hoặc hơn 1 tuần. Sau quá trình phân chia đó, bác sĩ sẽ xác định được những dấu hiệu bất thường về nhiễm sắc thể của tế bào mẫu và chẩn đoán được tình hình của thai nhi.
Mặc dù thời gian trả kết quả xét nghiệm hơi lâu nhưng mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, mẹ nên thoải mái, bình tình và sẵn sàng đón nhận kết quả dù có ra sao để có thể lựa chọn những phương án giải quyết hợp lý với kết quả nhận được.
Trên đây là những thông tin có thể giải đáp cho mẹ bầu thắc mắc chọc ối có phải nằm viện không của không ít mẹ bầu. Hy vọng với bài viết trên mẹ sẽ hiểu rõ hơn về quá trình chọc ối để có thêm kiến thức về phương pháp sàng lọc trước sinh này. Chúc mẹ và bé sẽ trải qua quá trình chọc ối thật an toàn, khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!