Chọc Ối Sàng Lọc Trước Sinh Khi Nào? Thai Phụ Nào Cần Làm?

Mức độ chính xác của chọc ối là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm nhất khi nhắc đến chọc ối. Mức độ chính xác của chọc ối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó thời điểm sàng lọc là một trong những  yếu tố quan trọng nhất xác định tính chính xác và mức độ an toàn của phương pháp đối với thai nhi. Để biết rõ chọc ối nên sàng lọc khi nào và những đối tượng nào nên tiến hành chọc ối thì các mẹ bầu có thêm tham khảo bài viết dưới đây.

chọc ối
Nên chọc ối đúng thời điểm để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Nên chọc ối vào thời điểm nào?

Theo các chuyên gia chuyên môn, mẹ bầu nên tiến hành chọc ối khi thai nhi ngoài 16 tuần tuổi đến 19. Đây được xem là mốc thời gian vàng để có thể đạt được kết quả chính xác nhất. Nếu như mẹ bầu chọc ối quá sớm hoặc quá muộn có thể xảy ra biến chứng sau chọc ối.

Nên chọc ối vào thời điểm nào?
Nên chọc ối vào giai đoạn thai nhi từ 16-19 tuần tuổi để đạt được kết quả chính xác nhất

Mẹ chọc ối quá sớm, thai nhi trong bụng mẹ chưa phát triển mạnh, vẫn còn yếu. Đặc biệt 3 tháng đầu là giai đoạn mẹ bầu cần cẩn thận vì đây là thời gian nhạy cảm của thai nhi. Chọc ối vào khoảng thời gian này có thể khiến tỷ lệ thai nhi gặp nguy hiểm cao hơn so với thông thường. Ngoài ra sau 16 tuần là khoảng thời gian nước ối trong cơ thể đã đủ để bao bọc thai nhi. Nếu hút nước ối quá sớm thì có thể cơ thể mẹ sẽ thiếu hụt nước ối, môi trường sống của thai nhi không đảm bảo cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Nếu như mẹ bầu chọc ối quá muộn quá 19 tuần cũng gặp phải nhiều rủi ro hơn. Ngoài 19 tuần tuổi là độ tuổi thai nhi đã lớn, nếu như sàng lọc biết được thai nhi mắc phải dị tật nguy hiểm thì mẹ cũng rất khó để kết thúc thai kỳ. Nếu như áp dụng các biện pháp kết thúc thai kỳ giai đoạn này thì sức khỏe và tính mạng của mẹ sẽ gặp ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra, đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh tiến sát lại gần hơn với túi ối. Trong quá trình hút nước ối có thể sẽ tác động đến thai nhi. Nếu như bác sĩ lấy nước ối không chính xác còn dẫn đến vỡ túi ối, không cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi.

Thai phụ nào nên tiến hành chọc ối

Không phải bất cứ mẹ bầu nào cũng cần chọc ối để sàng lọc trước sinh và không phải mẹ bầu nào cũng đủ điều kiện để chọc ối. Chọc ối và sinh thiết gai nhau là hai phương pháp được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao nhất hiện nay nên các mẹ cần lưu ý chỉ khi thật sự cần thiết mới áp dụng các phương pháp này.

  • Mẹ đã có một em bé mắc các hội chứng rối loạn về nhiễm sắc thể
  • Bố hoặc mẹ có tiền sử mắc một số bệnh lý do bất thường về di truyền, nhiễm sắc thể gây ra.
  • Người thân trong gia đình mắc dị tật bẩm sinh, chất độc màu da cam
  • Mẹ đã từng tiến hành các phương pháp sàng lọc trước sinh khác và nhận được kết quả xét nghiệm bất thường
  • Mẹ mang thai ở độ tuổi quá cao cũng là yếu tố khiến cho thai nhi dễ dàng mắc phải dị tật
  • Siêu âm thai nhi có độ mờ da gáy dày
Thai phụ nào nên tiến hành chọc ối
Thai nhi có độ mờ da gáy dày là một trong những trường hợp cần chọc ối để chẩn đoán hội chứng chính xác

Mặc dù chọc ối không phải là phương pháp có thể chẩn đoán được hết tất cả các dị tật và hội chứng, bệnh lý mà thai nhi mắc phải nhưng chọc ối được xem là phương pháp cuối cùng để chẩn đoán chính xác những hội chứng có nhiều thai nhi mắc phải.

Vì sao một số mẹ cần phải tiến hành chọc ối?

Chọc ối không phải là một phương pháp bắt buộc cần phải tiến hành xuyên suốt thai kỳ và không cần phải thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần. Chọc ối sẽ chỉ cần bắt buộc thực hiện khi mà thai nhi có dấu hiệu nguy cơ cao mắc phải bất thường về di truyền. Do đó hầu hết những trường hợp được các bác sĩ tư vấn cần áp dụng sàng lọc là những trường hợp có nguy cơ cao mắc phải hội chứng, dị tật thai nhi. Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc xâm lấn nên có nguy cơ cao sẽ xảy ra rủi ro hơn những phương pháp sàng lọc không xâm lấn khác nên hạn chế được áp dụng.

Vì sao một số mẹ cần phải tiến hành chọc ối?
Chọc ối không phải là phương pháp bắt buộc trong quá trình mang thai

Những mẹ được bác sĩ khuyên cần phải tiến hành chọc ối có thể kể đến những trường hợp sau:

  • Trong trường hợp mẹ bị vỡ ối sớm hơn so với dự kiến thì bác sĩ sẽ phải lấy nước ối của mẹ bầu để xác định rõ nguyên nhân vì sao vỡ ối sớm và tìm ra mầm bệnh mà trẻ có thể mắc phải trong tình trạng nhiễm trùng nước ối.
  • Những mẹ khám thai nhi thường xuyên nếu như phát hiện ra có những dấu hiệu bất thường về tình trạng phổi của thai nhi thì mẹ cần phải chọc ối để kiểm tra mức độ phát triển của phổi và chẩn đoán xem phổi trẻ có mắc phải vấn đề gì hay không.

Theo một số chuyên gia, hầu hết thai phụ áp dụng các biện pháp sàng lọc trước sinh để xác định hội chứng Down vì không phải mẹ nào cũng nắm rõ được những dị tật thai nhi mắc phải. Tại Anh hầu hết phụ nữ mang thai muốn sàng lọc Down thì bắt buộc phải áp dụng chọc ối xét nghiệm Down. Tại Việt Nam các mẹ bầu có nhiều sự lựa chọn khác để sàng lọc nhưng hầu hết chọc ối vẫn là phương pháp được tin tưởng nhất hiện nay để chẩn đoán lại kết quả.

chọc ối
Nếu như không chọc ối thì sau khi chào đời mẹ mới biết con mắc dị tật bẩm sinh

Vì không bắt buộc phải tiến hành nên nếu như các bác sĩ có yêu cầu các mẹ bầu cần chọc ối cũng phải tùy thuộc vào nhu cầu và sự đồng ý của mẹ mới có thể tiến hành chọc ối. Nếu như mẹ không có cam kết trước khi chọc ối thì dù thai nhi có dấu hiệu bất thường về nhiễm sắc thể đến mức độ nào bác sĩ cũng sẽ không tiến hành chọc ối.

Trên đây là những thông tin về thời điểm chọc ối để mẹ bầu có thể nắm rõ được để lựa chọn giai đoạn xét nghiệm đạt kết quả chính xác nhất. Hy vọng với bài viết trên đây, mẹ bầu sẽ nắm rõ hơn những thông tin về chọc ối để đạt được kết quả chính xác nhất khi chọc ối. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Review Dịch Vụ Xét Nghiệm NIPT Ở Bệnh Viện Từ Dũ Từ A-Z

Bệnh viện Từ Dũ có dịch vụ xét nghiệm NIPT và nhiều dịch vụ xét nghiệm sàng lọc thai nhi khác. Chi phí xét nghiệm...

ba-bau-an-gi
Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh Có Cần Nhịn Ăn Không? Tư vấn A-Z

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh mẹ bầu không cần phải nhịn ăn hay nhịn uống. Chuyên gia nhận định, các chất được sử dụng...

Thai nhi bị dị tật có nên bỏ?
Thai Nhi Bị Dị Tật Có Nên Bỏ? Lời Khuyên, Chia Sẻ Cho Mẹ

Thai nhi bị dị tật có nên bỏ hay không, quyết định sau cùng là ở mẹ bầu và gia đình. Bạn hãy cân nhắc...

cách phòng tránh dị tật thai nhi
Tổng Hợp 9 Cách Phòng Tránh Dị Tật Thai Nhi Cho Mẹ Bầu

Tỷ lệ dị tật thai nhi ở nước ta hiện nay có xu hướng ngày càng tăng cao và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email