Không Dung Nạp Lactose: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Gây Bệnh Gì?
Không dung nạp là một tình trang khá phổ biến thường gặp hiện nay, có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là với những đối tượng thường xuyên sử dụng sữa như trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi nhắc tới bất dung nạp lactose là gò thì không phải ai cũng biết, trong đó có cả các mẹ đang nuôi con nhỏ. Để biết rõ hơn về tình trạng này, mời mọi người tham khảo bài viết dưới đây!
Bất dung nạp Lactose là gì?
Bất dung nạp Lactose hay còn gọi là không dung nạp Lactose có tên gọi đầy đủ là Lactose intolerance. Chứng bất dung nạp Lactose được xác định là tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa được lượng đường có trong sữa khiến cho người bệnh gặp phải một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa sau khi sử dụng sữa trong thời gian ngắn.
Không dung nạp Lactose có nguy hiểm không?
Tình trạng Lactose có thể không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhưng có thể khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc hàng ngày của người bệnh. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người chứng Lactose có thể tự biến mất sau một thời gian nhưng cũng có những người cần áp dụng các biện pháp điều trị thì tình trạng mới cải thiện được.
Chúng ta cần khám tổng quát thường xuyên để nắm bắt được tình trạng bất dung nạp Lactose trong cơ thể giảm hay tăng. Nếu như người bệnh được bác sĩ kê đơn thuốc thì cần phải uống thuốc đúng thời gian và liều lượng. Không được tự ý dừng thuốc hoặc đổi các loại thuốc khác vì có thể khiến tình trạng cơ thể nghiêm trọng hơn.
Không dung nạp Lactose có mấy loại?
Những người không dung nạp Lactose cũng đồng nghĩa với việc Lactose sẽ không thể phân hủy được nên không thể chuyển xuống đến ruột già. Lactose sẽ tự lên men phân hóa thành các chất lỏng và khí khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu, đầy hơi, tiêu chảy.
Theo các nhà nghiên cứu, chứng bất dung nạp Lactose sẽ được phân thành 3 loại khác nhau với những đặc điểm và biến chứng khác nhau:
1. Không dung nạp Lactose nguyên phát
Đây là loại không dung nạp Lactose mà nhiều người mắc phải nhất. Hầu hết những người mắc loại này đều mắc khi vừa được sinh ra nên cần phải thay thế sữa hoặc các thực phẩm khác để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Người mắc dung nạp Lactose nguyên phát được xác định có trong yếu tố di truyền, cơ thể càng nhiều tuổi thì chứng không dung nạp Lactose càng tăng.
2.v Không dung nạp Lactose thứ phát
Khác với loại không dung nạp nguyên phát xuất hiện ngay khi vừa được sinh ra thì loại không dung nạp thứ phát được xác định khi cơ thể vừa mắc bệnh hoặc vừa phẫu thuật thuật có liên quan đến đường ruột xong.
3. Không dung nạp đường sữa bẩm sinh
Loại này rất ít khi tìm thấy trong cơ thể người, hầu hết chỉ xảy ra đối với trẻ khi sinh ra không có men Lactose. Loại không dung nạp này có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác vì mang gen lặn. Những trẻ mắc ở loại này thường gây dị tật thai nhi và một số biến chứng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân khiến cho cơ thể không dung nạp Lactose
Nguyên nhân khiến cho cơ thể không dung nạp được Lactose được các chuyên gia xác định chủ yếu là do cơ thể không thể sản xuất đủ enzyme nên không dung nạp đủ Lactose. Hầu hết với trẻ sơ sinh sau 2 tuổi thì ruột non mới bắt đầu sản sinh ra Lactose nên chứng này thường xuất hiện đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trẻ có thể cải thiện tình trạng trở lại như bình thường sau vài ngày nếu như tình trạng không dung nạp Lactose không quá nghiêm trọng.
Không dung nạp Lactose gây ra bệnh gì?
Hầu hết những người mắc phải tình trạng không dung nạp Lactose cơ thể sẽ phản ánh ngay sau đó khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Với mỗi triệu chứng sẽ có mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh khác nhau.
Gây ra bệnh đau dạ dày
Nếu như ai chưa biết thì cơ thể không dung nạp Lactose lâu dài có thể khiến người bệnh bị đau dạ dày. Cơ thể không phá vỡ được Lactose sẽ đi thẳng đến ruột và đại tràng khiến cho các chất lên men và phân hủy các vi khuẩn tự nhiên. Quá trình đó sẽ giải phóng các axit, khí hidro, metan và carbon dioxide tại dạ dày gây ra bệnh đau dạ dày. Mặc dù không phải là nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày nhưng không dung nạp là một trong những yếu tố gây nên đau dạ dày và khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái buồn nôn.
Gây ra tiêu chảy
Không dung nạp Lactose là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Cơ thể không được dung nạp Lactose khiến cho đại tràng bị tích nước làm cho phân lỏng hơn so với bình thường. Khi này phân trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài.
Gây ra táo bón
Mặc dù cơ thể không dung nạp Lactose ít khi gây ra táo bón nhưng tình trạng này cũng được xét vào những biến chứng mà Lactose gây nên. Trong quá trình Lactose lên men, chúng sẽ sản xuất ra khí metan. Khí này sẽ khiến cho quá trình di chuyển thức ăn tới ruột sẽ chậm hơn so với thông thường gây ra tình trạng táo bón.
Không phải bất cứ ai không dung nạp được Lactose cũng sẽ đều mắc phải mà theo các bác sĩ xác định những người mắc hội chứng ruột kích thích và có vi khuẩn phát triển quá nhanh kết hợp thêm cơ thể không dung nạp Lactose mới dẫn đến táo bón.
Gây ra đầy bụng
Cơ thể không dung nạp được Lactose sẽ khiến cho lactose lên men tại đại tràng, sản xuất ra khí hydro, metan và carbon dioxide khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái đầy hơn. Một số người thường nhầm lẫn quá trình lên men của Lactose sẽ có mùi nặng. Tuy nhiên đây là một ý nghĩ sai lầm, Lactose lên men sẽ không có mùi gì mà mùi mà mọi người thường nhầm tưởng đó là do sự phân hủy protein trong ruột.
Làm sao để biết cơ thể không dung nạp Lactose?
Để biết được bản thân có mắc phải chứng không dung nạp Lactose hay không, người bệnh có thẻ áp dụng một số phương pháp xét nghiệm. Dựa vào triệu chứng của từng người, các bác sĩ sẽ xác định những phương pháp xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán chính xác tình trạng dung nạp Lactose của cơ thể.
Dưới đây là những phương pháp xét nghiệm đang được áp dụng hiện nay để chẩn đoán cơ thể không dung nạp Lactose đã được các chuyên gia kiểm chức về mức độ chính xác:
- Xét nghiệm dung nạp Lactose: Phương pháp này thường được áp dụng để đo những phản ứng của cơ thể khi tiếp nhận Lactose. Sau khi cơ thể tiếp nhận Lactose từ sữa, khoảng 1-2 giờ đồng hồ người bệnh sẽ được lấy mẫu máu để mang đi xét nghiệm. Nếu như lượng Lactose vẫn giữ nguyên, không có dấu hiệu tăng tức là cơ chức năng tiếp thụ Lactose của cơ thể gặp vấn đề.
- Xét nghiệm hơi thở Hydro: Phương pháp này sẽ được áp dụng để chẩn đoán những tình trạng mà cơ thể có thể gặp phải do không hấp thụ được Lactose.
- Kiểm tra độ axit phân: Phương pháp này chủ yếu áp dụng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những trẻ không thể dung nạp Lactose sẽ lên men Lactose tạo ra axit lactic và một số axit khác trong phân. Phân của trẻ sẽ được đo nồng độ axit để chẩn đoán có dung nạp được Lactose hay không.
Những đối tượng khó dung nạp Lactose
Theo các chuyên gia nghiên cứu, chứng khó dung nạp Lactose có thể xuất hiện đối với bất cứ ai, tuy nhiên tình trạng này thường gặp hơn đối với người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Mexico và người Châu Á. Hầu hết những người mắc phải bệnh này không nguy hiểm gì đến tính mạng và có thể tự kiểm soát được tình trạng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt có thể dễ mắc phải chứng không dung nạp Lactose hơn những trường hợp khác như:
- Người cao tuổi: Người cao tuổi là đối tượng có hệ đường ruột không còn thực hiện tốt các chức năng nên việc tiêu thụ Lactose sẽ khó khăn hơn so với người trẻ.
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Trẻ sơ sinh cũng được đánh giá là đối tượng khó dung nạp Lactose nếu như sử dụng sữa quá mức. Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, chưa phát triển được như người lớn nên không hấp thụ được quá nhiều Lactose trong một ngày.
- Trẻ sinh non: Theo các bác sĩ đánh giá, hầu hết trẻ sinh non đều có enzyme tăng trong bào thai nên khả năng hấp thụ Lactose sẽ bị giảm dần đi.
- Người mắc bệnh liên quan đến ruột non: Một số bệnh về ruột non như Crohn, Celiac có thể khiến cơ thể mất đi chức năng hấp thụ Lactose.
- Người có tiền sử trị xạ: Một số thuốc trị xạ với những trường hợp từng mắc ung thư gan, ung thư phổi sẽ phá vỡ chức năng hấp thụ Lactose của cơ thể.
Biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh không dung nạp Lactose
Sử dụng men tiêu hóa sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, chướng bụng trong một thời gian ngắn. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng không hấp thụ Lactose ở cấp độ nghiêm trọng thì cần tới bác sĩ để được chẩn đoán tình hình sức khỏe. Tùy thuộc vào đối tượng là trẻ nhỏ, thanh niên hay người lớn tuổi sẽ có những biện pháp hỗ trợ điều trị khác nhau.
Dưới đây là một số phương pháp được các bác sĩ khuyên áp dụng để hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
- Đối với trẻ em sơ sinh hoặc trẻ nhỏ: Các bé có hệ tiêu hóa chưa thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng nên nếu như gặp phải tình trạng cơ thể không hấp thụ Lactose thì các mẹ không nên cho con sử dụng những thực phẩm chứa Lactose để hạn chế con bị chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Với người lớn nếu cơ thể không tiêu thụ được Lactose: Sẽ không cần kiêng thực phẩm chứa Lactose như trẻ nhưng cần hạn chế lượng đường nên hấp thụ mỗi ngày vào cơ thể, tránh để lượng đường vượt quá mức cho phép sẽ dẫn tới khó tiêu, đầy bụng.
- Bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi và vitamin D: Khi cơ thể loại bỏ hoặc hạn chế những thực phẩm chứa Lactose như sữa thì cơ thể sẽ dẫn tới thiếu canxi và một số vitamin. Cơ thể cần bổ sung các thực phẩm khác thay thế để bổ sung những chất đó để đảm bảo được khỏe mạnh.
Những thực phẩm hỗ trợ phòng tránh, cải thiện bệnh không dung nạp Lactose
Một số thực phẩm có thể thay thế sữa để cung cấp đầy đủ canxi và các vitamin khác cho cơ thể là:
- Súp lơ xanh
- Bánh mì
- Cá hồi
- Sữa đậu nành, sữa gạo (sữa được chế biến từ các loại hạt chứa ít đường hơn so với sữa động vật)
- Cam
- Đậu
- Rau chân vịt
- Các loại nước ép
Trên đây là những thông tin về tình trạng không dung nạp Lactose để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết trên, bạn đọc sẽ điều chỉnh được chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện trình trạng bất dung nạp Lactose. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, nếu thấy bài viết hữu ích, cùng nhau chia sẻ đến gia đình và bạn bè nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!