Tổng Hợp 10 Kinh nghiệm Đi Chọc Ối Được Các Mẹ Bầu Chia Sẻ

Trước khi chọc ối, các mẹ cần nắm vững những kinh nghiệm đi chọc ối như những việc cần làm trước và sau khi chọc ối, những thực phẩm cần bổ sung, biến chứng sau chọc ối để đảm bảo cho cả mẹ và bé được an toàn nhất. Dưới Đây là những kinh nghiệm được tổng hợp lại từ các hội nhóm mẹ bầu lớn được chính các mẹ bầu đã từng chọc ối chia sẻ lại. 

kinh nghiệm chọc ối
Chọc ối được nhiều mẹ biết đến nhưng không có nhiều mẹ dám thực hiện vì mức độ nguy hiểm

Những kinh nghiệm đi chọc ối được các mẹ bầu chia sẻ

Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm đi chọc ối được nhiều bà mẹ chia sẻ trên các nhóm, diễn đàn đàn uy tín dành riêng cho phụ nữ.

Việc chuẩn bị trước kiến thức, kinh nghiệm và tâm lý cũng rất quan trọng, nó giúp các mẹ tự tin hơn và dự phòng được trong mọi tình huống. Vậy nên bạn hãy tham khảo thật kỹ và đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết nào nhé!

Trước khi chọc ối mẹ nên thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc an toàn

Trước khi chọc ối thai phụ bắt buộc phải làm một số xét nghiệm như:

  • xét nghiệm viêm gan B
  • Xét nghiệm HIV
  • Xét nghiệm HPV
  • Xét nghiệm chỉ số đông máu

Nếu như mẹ dương tính với một trong các loại xét nghiệm trên thì sẽ không được chọc ối dù kết quả sàng lọc trước đó có nguy cơ cao thai nhi mắc phải dị tật. Nếu như vẫn chọc ối thì tỷ lệ thai nhi gặp biến chứng sau khi chọc ối là rất cao.

Trước khi chọc ối mẹ nên thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc an toàn
Mẹ nên lựa chọn một số sàng lọc trước sinh an toàn trước khi chọc ối

Không phải trường hợp nào bác sĩ cũng chỉ định thực hiện chọc ối xét nghiệm thai nhi. Trước khi chọc ối thông thường các thai phụ sẽ thực hiện các loại xét nghiệm an toàn không xâm lấn như: xét nghiệm Nipt, Double Test, Triple Test,…

Riêng xét nghiệm NIPT có chi phí cao nhất nhưng đảm bảo an toàn cho thai phụ và thai nhi. Xét nghiệm NIPT cũng có mức độ tầm soát dị tật thai nhi tốt hơn Double Test, Triple Test.

Trong trường hợp xét nghiệm bằng phương pháp không xâm lấn cho kết quả chỉ số cảnh báo dị tật thai nhi thì bác sĩ mới chỉ định làm thêm xét nghiệm chọc ối để khẳng định kết quả.

Trước khi chọc ối mẹ nên thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc an toàn
Trước khi chọc ối mẹ cần nắm vững một số kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

Theo các bác sĩ, chọc ối chỉ được áp dụng để chẩn đoán chính xác lại hội chứng dị tật mà thai nhi mắc phải sau khi kết quả sàng lọc trước đó có vấn đề. Vì phương pháp khá nguy hiểm nên không nên thực hiện ngay ở lần đầu tiên.

Trước khi chọc ối mẹ nên ăn uống đầy đủ và tinh thần thoải mái

Theo chia sẻ của một mẹ từng làm xét nghiệm Triple Test có kết quả xét nghiệm bất thường nên sau đó phải chọc ối lại để chẩn đoán chính xác kết quả. Nếu như mẹ bầu bắt buộc phải chọc ối mẹ nên tham khảo một số kinh nghiệm trước khi chọc ối dưới đây của một số mẹ bầu để lại:

  • Mẹ cần ăn uống đầy đủ trước khi chọc ối để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Tâm trạng của mẹ thoải mái thì quá trình chọc ối sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
Trước khi chọc ối mẹ nên ăn uống đầy đủ và tinh thần thoải mái
Mẹ cần ăn uống đầy đủ và giữ một tinh thần thật thoải mái trước khi chọc ối

Nhiều mẹ chưa từng chọc ối, đang trong quá trình tìm hiểu về phương pháp này khá lo sợ vì đây là phương pháp sàng lọc trước sinh có xâm lấn. Có mẹ nhất quyết không tiến chọc ối vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các mẹ đã từng trải nghiệm phương pháp này thì thực sự chọc ối không đáng sợ như các mẹ vẫn tưởng.

Trước khi chọc ối nên chuẩn bị các giấy tờ hành chính

Trước khi chọc ối mẹ sẽ phải điền vào phiếu SA những thông tin cá nhân như: ngày bắt đầu kinh nguyệt, ngày cuối kinh nguyệt, những thuốc đang uống, độ mờ da gáy, căn nặng, chiều cao thai nhi, tiền sử bệnh lý của mẹ và gia đình chồng.

Hầu hết các bệnh viện có dịch vụ chọc ối đều yêu cầu những công việc trên nên mẹ có thể chuẩn bị trước những thông tin đó và tinh thần làm một số xét nghiệm để khi chọc ối không còn bị bỡ ngỡ.

Cần liên hệ tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ (hoặc bệnh viện)

Ở một số bệnh viện thường quá tải bệnh nhân và chỉ chọc ối vào những ngày nhất định nên trước khi đến để chọc ối các mẹ nên gọi điện trước cho bệnh viện để tránh phải chờ hoặc đến không được chọc ối.

Cần liên hệ tư vấn và đặt lịch hẹn với bác sĩ (hoặc bệnh viện)
Mẹ nên đặt lịch trước khi khám chọc ối để không phải chờ đợi lâu

Để có được những kinh nghiệm thực tế nhất về chọc ối, các mẹ phải là những người đã từng trải nghiệm thực tế và rút ra kinh nghiệm. Không phải mẹ nào cũng nắm rõ những kinh nghiệm về chọc ối và biết rõ tất cả về chọc ối.

Sau khi chọc ối mẹ cần được nghỉ ngơi

Sau khi chọc ối xong, mẹ bầu nào cũng sẽ phải ngồi lại bệnh viện từ 1-2 giờ đồng hồ, tùy thể trạng của các mẹ sau khi chọc ối sẽ phải ở lại bệnh viện nhanh hay lâu dài.

Lấy thuốc sau khi chọc ối và ghi nhớ chỉ định sử dụng

Trước khi các mẹ bầu về nhà thì bác sĩ sẽ đưa cho mẹ thuốc kháng sinh và thuốc chống co bóp cổ tử cung về uống trong khoảng 5 ngày để mẹ hạn chế gặp phải biến chứng.

Lấy thuốc sau khi chọc ối và ghi nhớ chỉ định sử dụng
Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ

Những thuốc mẹ uống sau khi chọc ối đều phải là những đơn được bác sĩ kê, tuyệt đối được tự ý đưa ra chỉ định y tế tại nhà.

Sau khi xuất viện cần hạn chế vận động và theo dõi sức khỏe

Về nhà khoảng 5 ngày sau khi chọc ối các mẹ nên hạn chế đi lại, hạn chế làm việc nặng và hạn chế để vết thương chạm vào nước quá nhiều.

Mẹ cũng cần phải theo dõi quần lót xem có bị chảy dịch ra hay không. Nếu như đáy quần của mẹ có nhiều dịch, kéo dài nhiều ngày thì mẹ cần phải tới ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Sau khi xuất viện cần hạn chế vận động và theo dõi sức khỏe
Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, hạn chế đi lại sau khi chọc ối để tránh tác động nhiều đến thai nhi

Thai phụ cần nắm rõ dấu hiệu cho thấy nguy cơ biến chứng sau chọc ối

Xét nghiệm chọc ối khiến mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ biến chứng. Vì vậy theo kinh nghiệm từ các thai phụ, mẹ bầu sau khi chọc ối cần tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm rõ các biểu hiện bất thường trên cơ thể để khám hoặc cấp cứu kịp thời.

Theo chia sẻ của một mẹ, sau khi chọc ối thì mẹ đã từng bị dọa sảy, may cấp cứu kịp thời nên an toàn. Tuy nhiên, mẹ đã từng chứng kiến một số mẹ gặp biến chứng nguy hiểm sau chọc ối như:

  • Rỉ nước ối
  • Vỡ túi ối
  • Nhiễm trùng nước ối
  • Chuột rút
  • Sảy thai
  • Kim đâm vào thai nhi
  • Thai lưu
Thai phụ cần nắm rõ dấu hiệu cho thấy nguy cơ biến chứng sau chọc ối
Sau khi chọc ối mẹ có thể sẽ gặp phải tình trạng nhiễm trùng nước ối

Mặc dù ngày nay tỷ lệ mẹ bầu và thai nhi gặp biến chứng sau khi chọc ối giảm dần vì đã được thay đổi bằng các trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến nhưng thực tế, đã từng có mẹ gặp phải biến chứng do chọc ối gây ra.

Không nhiều mẹ gặp phải biến chứng nhưng đây cũng là những hồi chuông cảnh báo các mẹ lựa chọn chọc ối thì cần chọn những địa chỉ chọc ối uy tín để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết sau khi chọc ối

Sau khi chọc ối là khoảng thời gian nhạy cảm, mẹ không chỉ cần cẩn thận trong hành động mà mẹ cũng cần bổ sung những thực phẩm đầy đủ các chất dinh dưỡng để thai nhi được tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện hơn.

Một số thực phẩm được các mẹ bầu khuyên nên bổ sung sau khi chọc ối có thể kể đến:

  • Bổ sung nước và chất khoáng: Chọc ối rất dễ gặp phải tình trạng nước ối bị rỉ vì vậy sau khi chọc ối mẹ cần uống thêm nhiều nước và bổ sung những thực phẩm có nhiều nước như: chè đậu đỏ, chè táo đỏ, sữa, canh gà để cung cấp thêm nước và các chất dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như: Để vết thương chọc ối nhanh được liền lại và mẹ bầu có thể hoạt động lại như bình thường thì mẹ nên bổ sung nhiều vitamin C như: mận, cà chua, kiwi, táo, chanh, cam, thanh long,…Đây đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Ngoài ăn trực tiếp thì mẹ có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau để tránh bị nhàm chán. Không chỉ sau khi chọc ối, trong cả quá trình mang thai mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ vitamin C vì đây là vitamin cần thiết cho cả thai kỳ và giúp bé tăng cường sức đề kháng.
  • Bổ sung gừng tươi và trần bì: Nếu như mẹ nào không biết thì gừng tươi và trần bì kết hợp với nhau là vị thuốc hữu hiệu để giảm nhiễm trùng. Sau khi chọc ối, nước ối rất dễ bị nhiễm trùng nếu như thiết bị y tế không được vệ sinh sạch sẽ. Nước ối nhiễm trùng rất nguy hiểm, nếu thai nhi trong túi ối bị nhiễm trùng quá lâu thì thai nhi cũng có nguy cơ nhiễm trùng là rất cao. Mẹ nên sử dụng hai loại thực phẩm này để tránh bị nhiễm trùng.
  • Hạn chế các chất kích thích: Không chỉ sau khi chọc ối mà xuyên suốt cả quá trình mang thai, mẹ cũng cần phải kiêng những thực phẩm có và đồ uống có chất kích thích như rượu bia. Đặc biệt là giai đoạn nhạy cảm là sau khi chọc ối. Cơ thể mẹ và thai nhi đã bị tác động, đang còn yếu. Các chất kích thích vào bên trong cơ thể có thể gây hại cho thai nhi.
Mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết sau khi chọc ối
Sau khi chọc ối mẹ nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều nước và các khoáng chất để nhanh chóng cân bằng lại lượng nước ối mới mất.

Biểu hiện thông thường mẹ bầu sẽ gặp khi vừa chọc ối xong

Với một số mẹ sau khi chọc ối thật sự rất đáng sợ, nhưng có mẹ sau khi chọc ối không có cảm giác gì, vẫn có thể hoạt động như bình thường. Có thể khẳng định sau khi chọc ối mẹ có đau hay khó chịu không sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ và tay nghề chọc ối của từng bác sĩ. Sau khi chọc ối mẹ có thể gặp một số tình trạng sau:

  • Mẹ bị chuột rút tại các cơ
  • Vùng âm đạo của mẹ có thể rỉ máu
  • Nếu như mẹ không sử dụng thuốc tê khi chọc ối thì trong quá trình và sau khi chọc ối mẹ sẽ cảm thấy đau nhói tại vùng chọc ối.
  • Vùng bụng của mẹ bị tức, khó chịu.

Đây là những triệu chứng mẹ thường gặp sau khi chọc ối vì thế sau khi chọc ối, nếu mẹ xuất hiện những dấu hiệu này trong vòng 1-2 ngày thì mẹ không cần phải quá lo lắng vì đây đều là những biểu hiện thông thường.

Biểu hiện thông thường mẹ bầu sẽ gặp khi vừa chọc ối xong
Sau khi chọc ối vùng âm đạo của mẹ có thể bị ra máu

Nếu như mẹ bầu sốt nhiều, rỉ nước ối qua âm đạo hoặc các biểu hiện trên diễn ra trong thời gian dài thì mẹ cần phải lập tức đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và cấp cứu kịp thời vì đây có thể là dấu hiệu thai nhi dọa sảy.

Trên đây là những kinh nghiệm chọc ối được tổng hợp lại từ các mẹ bầu để truyền lại cho những mẹ bầu chưa hiểu biết sâu về chọc ối và mới tìm hiểu về chọc ối. Hy vọng với những kinh nghiệm trên, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức rút kinh nghiệm cho bản thân để trải qua quá trình chọc ối thật an toàn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

5/5 - (1 vote)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

review xét nghiệm NIPT
Review Xét Nghiệm NIPT Cho Mẹ Bầu Từ A-Z

Review về xét nghiệm NIPT dành cho chị em đang băn khoăn không biết sàng lọc trước sinh này có cần thiết không, có cho...

xét nghiệm NIPT bao lâu thì có kết quả?
Xét Nghiệm NIPT Bao Lâu Có Kết Quả? Cần Làm Gì Tiếp Theo?

Băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu không biết xét nghiệm NIPT bao lâu thì có kết quả, thông thường, kết quả sẽ được trả...

Chọc Ối Có Đau Không? Chuyên Gia Tư Vấn Từ A-Z Cho Mẹ Bầu

Khi tìm hiểu về chọc ối, có rất nhiều mẹ lo sợ phương pháp này sẽ gây đau cho mẹ bầu vì là phương pháp...

cách phòng tránh dị tật thai nhi
Tổng Hợp 9 Cách Phòng Tránh Dị Tật Thai Nhi Cho Mẹ Bầu

Tỷ lệ dị tật thai nhi ở nước ta hiện nay có xu hướng ngày càng tăng cao và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email