Tổng Hợp 10 Thực Phẩm Chống Dị Tật Thai Nhi Mẹ Bầu Nên Ăn
Các loại rau xanh, quả mọng, trứng, sữa, thịt đỏ… chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu là những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong thai kỳ giúp phòng chống dị tật thai nhi. Dinh dưỡng cho mẹ bầu rất quan trọng với sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi về cả thể chất và trí tuệ. Bài viết dưới đây là tổng hợp danh sách 10 loại thực phẩm tốt dành cho bà bầu và thai nhi.
10 thực phẩm giúp phòng chống dị tật thai nhi mẹ bầu nên ăn
Các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường, khỏe mạnh của thai nhi bao gồm: Acid folic, vitamin A, vitamin C, sắt, canxi, kẽm, chất xơ… Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, đẩy lui dị tật thai nhi.
1. Các loại rau có lá màu xanh đậm
Một số loại rau có lá màu xanh đậm rất tốt cho mẹ bầu như:
- Rau cải xanh.
- Súp lơ.
- Cải xoăn.
- Đậu xanh.
- Cải bó xôi.
- Cần tây.
- Đậu xanh.
- rau bina….
Trong thành phần của các loại rau này rất giàu dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và thai nhi như: Acid folic, các loại vitamin A, C, E, chất xơ… Bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn hàng ngày giúp mẹ bầu có thêm dinh dưỡng ngăn ngừa dị tật thai nhi đồng thời lại không sợ béo.
Khi chế biến rau xanh thành các món ăn, bà bầu nên ưu tiên có món hấp, luộc, nấu, hạn chế xào để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất. Và không nên ăn sống vì có thể tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại cho thai nhi.
2. Các loại quả mọng nước
Các loại quả mọng được các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu sử dụng thường xuyên trong thực đơn hàng ngày có thể kể tên như:
- Cam và các loại quả họ cam.
- Việt quất.
- Dâu tây.
- Dưa hấu, dưa vàng.
- Nho.
- Chery.
- kiwi…
Các chất dinh dưỡng dồi dào có trong các loại trái cây mọng nước này như: Acid folic, các loại vitamin, chất xơ, canxi… Mẹ bầu nên bổ sung thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường đề kháng, bổ sung dưỡng chất cần thiết cũng như phòng ngừa các phát triển bất thường của em bé trong bụng. Các loại trái cây chống dị tật thai nhi chính là thực phẩm tiếp theo nên được mẹ bầu thêm vào danh sách thực đơn hàng ngày.
3. Sữa và các chế phẩm từ sữa ít đường, không đường
Sữa và các chế phẩm từ sữa thường giúp bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như: Canxi, các loại vitamin A, D, B2, b12, kali… bà bầu nên bổ sung nhóm thực phẩm này thường xuyên giúp cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng nuôi dưỡng bào thai cũng như phòng ngừa dị tật thai nhi hiệu quả.
Tuy nhiên, trong sữa và các chế phẩm từ sữa lại thường chứa nhiều đường dễ gây tiểu đường thai kỳ cho bà bầu nếu lạm dụng quá nhiều. Vì vậy mẹ bầu nên ưu tiên các loại ít ít đường hoặc không đường hoặc bổ sung với liều lượng vừa phải như sau:
- Sữa: Mẹ bầu nên uống vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ giúp hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất. Ưu tiên các loại ít đường, tốt nhất nên dùng không đường. Liều lượng được khuyên dùng mỗi ngày cho bà bầu là từ 1 – 2 cốc , mỗi lần từ 150ml – 180ml.
- Sữa chua: Nên sử dụng vào buổi sáng sẽ rất tốt cho tiêu hóa của mẹ bầu, ngăn ngừa táo bón. Lượng ăn khuyên dùng là từ 2 – 3 hộp/ tuần.
- Phô mai: Chế phẩm từ sữa này mẹ bầu nên sử dụng 2 – 3 lần/ tuần và mỗi lần ăn không quá 20 – 30g. Hiện nay có rất nhiều loại phô mai được bán rộng rãi trên thị trường, mẹ bầu nên cân nhắc thật kỹ, lựa chọn sản phẩm uy tín, đã qua thanh trùng kỹ lưỡng để không tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn listeria dễ gây ngộ độc, đi ngoài cho mẹ bầu, ảnh hưởng đến thai nhi.
4. Bánh mì và các loại ngũ cốc
Trong thành phần của các loại bánh mì và ngũ cốc thường giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho thai nhi như: Carbohydrate, vitamin D, chất xơ, kẽm, sắt… Mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung trong thực đơn hàng ngày sẽ rất tốt cho sự phát triển của em bé trong bụng.
Mẹ nên ưu tiên ăn các loại bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, không chứa đường để giữ được dinh dưỡng tốt nhất cũng như phòng ngừa tiểu đường thai kỳ nguy hại cho cả mẹ bầu và thai nhi. Lượng ăn được khuyến cáo như sau:
- Với bánh mì: Mẹ nên bổ sung 2 -3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50 gam, tốt nhất nên ăn vào buổi sáng và có thể duy trì ăn trong suốt thai kỳ.
- Với ngũ cốc: Mẹ bầu có thể ăn 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 10 – 20g. Để giúp dinh dưỡng hấp thu tốt nhất nên ăn vào buổi sáng và có thể duy trì ăn tỏng suốt thai kỳ.
5. Các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ được khuyên dùng cho mẹ bầu như: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà… Trong thành phần của chúng thường dồi dào protein, sắt… là những dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Chúng có thể giúp ngăn ngừa quá trình chậm phát triển cùng những dị tật ở thai nhi có liên quan đến xương.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh nhu cầu protein ở phụ nữ mang thai thường cao hơn so với người bình thường từ 40 – 70g. Vì vậy mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
6. Ăn trứng giúp mẹ bầu chống dị tật thai nhi
Các loại trứng gà, vịt… thường rất giàu dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi như: Folate, vitamin B12, B2, protein… Đặc biệt trứng còn là một nguồn cung cấp hợp chất hữu cơ choline giữ vai trò quan trọng cho quá trình phát triển trí não và sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Thêm trứng vào danh sách thực đơn nên bổ sung cho mẹ bầu sẽ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, phòng ngừa các dị tật bẩm sinh. Trứng rất dễ ăn, mẹ có thể luộc, xào, nấu canh, hấp… đều rất tốt.
7. Măng tây
Măng tây là một trong những loại thực phẩm giàu acid folic nhất được chuyên gia khuyên dùng cho bà bầu. Theo nghiên cứu, cứ 180g măng tây sẽ chứa tới 268 mcg acid folic, cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu về dưỡng chất này ở mẹ bầu mỗi ngày.
Ngoài ra, trong thành phần của măng tây còn chứa nhiều vitamin C, A, K, B6, B12, cùng chất xơ… đều là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường, khỏe mạnh của thai nhi.
8. Củ cải đỏ
Trong thành phần của củ cải đỏ tìm thấy rất nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi như: Acid folic, vitamin C, chất xơ, magie… Bạn chỉ cần sử dụng 136g củ cải đỏ trong bữa ăn là đã có thể cung cấp đến 147 mcg acid folic. Số lượng này tương đương với khoảng 37% lượng acid bà bầu cần nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Mẹ có thể chế biến củ cải đỏ thành nhiều món ăn khác nhau và dễ dùng như: Xào củ cải với thịt, luộc của cải đỏ, hầm với xương…
9. Quả bơ giúp phòng ngừa dị tật thai nhi
Bơ vốn là một loại trái cây phổ biến ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ngoài tác dụng giúp làm đẹp cho da, bơ còn là loại trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Chỉ cần ăn 1/2 quả bơ đã có thể cung cấp tới 21% lượng acid folic bà bầu cần nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Ngoài ra, ăn bơ thường xuyên còn giúp bà bầu thuyên giảm tình trạng táo bón, đầy hơi, khó chịu. Bạn có thể chế biến bơ thành nhiều món ăn hấp dẫn mà vẫn giữ nguyên được dinh dưỡng như: Sinh tố bơ, bơ dầm sữa, bơ ăn liền…
10 Các loại hạt
Một số loại hạt họ nhà đậu như: Đậu tương, đậu xanh, lạc, vừng… và các loại hạt cứng như óc chó, hướng dương, hạnh nhân, hạt điều… mẹ bầu có thể thêm vào danh sách các bữa phụ hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển tuyệt vời của thai nhi.
Trong các loại hạt này thường chứa hàm lượng folate rất cao giúp mẹ bầu ngăn ngừa dị tật thai nhi. Những chế phẩm từ hạt này nên được sử dụng thường thường xuyên trong suốt thai kỳ sẽ rất tốt, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Vậy mẹ bầu ăn gì để phòng tránh dị tật thai nhi? Các loại hạt chính là câu trả lời tiếp theo bạn cần tìm!
Lưu ý về dinh dưỡng giúp mẹ bầu phòng chống dị tật thai nhi
Bên cạnh việc tìm hiểu về các thực phẩm tốt, mẹ bầu cũng cần nắm được danh sách những thực phẩm gây dị tật thai nhi để tránh xa. Một số lưu ý về dinh dưỡng sau đây mẹ bầu cần ghi nhớ giúp có một thai kỳ khỏe mạnh
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày: Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ và đều đặn các nhóm chất thiết yếu hàng ngày như acidfolic, protein, chất xơ, tinh bột… Không lạm dụng ăn cùng 1 loại thực phẩm quá nhiều, nên bổ sung đa dạng thức ăn, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày.
- Chú ý về lượng calo nạp vào cơ thể trong từng giai đoạn: Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai nhi còn bé nên lượng calo mẹ bầu cần nạp vào cơ thể không có sự thay đổi nhiều. Ở giai đoạn 3 tháng giữa, nhu cầu tăng lên đòi hỏi mẹ bầu phải nạp từ 2000 – 2500 calo mỗi ngày. và 3 tháng cuối thai kỳ, lượng calo cần thiết sẽ ít hơn một chút từ 2000 – 2300 calo mỗi ngày.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Nước giúp giải độc cơ thể rất tốt, nó chiếm tới 70% trong lượng cơ thể của chúng ta. Ngoài ra, nó còn giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, bà bầu nên duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày, nhất là vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ để phòng ngừa tình trạng cạn ối, đẻ non nguy hiểm.
- Ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc: Mẹ bầu cần thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, ăn đúng giờ giúp các dưỡng chất trong thức ăn hấp thụ tốt nhất vào cơ thể và thai nhi. Ngủ đúng giấc, nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh là tiền đề tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- Tránh xa các thực phẩm gây co bóp tử cung: Mẹ bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm có khả năng gây co bóp tử cung trong suốt thai kỳ như rau răm, đu đủ xanh, dứa… Để bảo vệ an toàn cho bé yêu trong bụng.
Cùng với việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày, mẹ bầu nên duy trì thói quen khám thai định kỳ và thực hiện đầy đủ các sàng lọc trước sinh để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi cũng như tầm soát sớm các dị tật thai nhi để có cách khắc phục kịp thời, phù hợp.
Tóm lại, trên đây là tổng hợp danh sách 10 thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng là câu trả lời đầy đủ cho thắc mắc mẹ bầu ăn gì để tránh dị tật thai nhi? Bạn nên bổ sung thường xuyên các thực phẩm trên trong thực đơn hàng ngày giúp em bé trong bụng phát triển khỏe mạnh cũng như phòng ngừa các dị tật thai nhi hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!