Bị Thủy Đậu Khi Đang Mang Thai Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Bị thủy đậu khi đang mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu không có biện pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời. Bệnh truyền nhiễm này có thể trở thành mối nguy hiểm lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, biến chứng dễ gặp nhất là viêm phổi.

Bị thủy đậu khi đang mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bị thủy đậu khi đang mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được khắc phục kịp thời

Bị thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không?

Bị thủy đậu khi mang thai là tình trạng nguy hiểm với cả mẹ bầu và thai nhi. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ cùng sự phát triển của em bé. Biến chứng nặng, thường gặp nhất là viêm phổi.

Bị thủy đậu khi mang thai, nhất là không may mẹ bầu bị thủy đậu ba tháng đầu thai kỳ, virus gây bệnh có thể gây ra tình trạng sẩy thai. Bên cạnh đó, thủy đậu có thể khiến cho em bé sau khi chào đời phải đối diện với một số dị tật bẩm sinh nguy hiểm như: Bại não, chân tay bị co gồng, đầu nhỏ hơn bình thường…

Nếu thai phụ bị thủy đậu trong những ngày sắp sinh hay những ngày đầu sau sinh, nguy cơ cao em bé sẽ bị lây bệnh thủy đậu của mẹ, bệnh tình dễ diễn biến nặng để lại nhiều hậu quả nguy hiểm khác nhau.

Làm thế nào để nhận biết thủy đậu khi đang trong thời kỳ mang thai?
Sau tuần 20 của thai kỳ nếu mẹ bầu bị thủy đậu, đa phần không còn gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi

Bị thủy đậu khi mang thai có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, bệnh có thể gây biến chứng nặng nề, đặc biệt là tình trạng viêm phổi, viêm não, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn, thậm chí là tử vong . Thai phụ bị thủy đậu thường diễn tiến bệnh lý nặng hơn so với những người bình thường không mang thai.

Thường gặp nhất trong số các biến chứng trên là tình trạng viêm phổi do thủy đậu. Biến chứng này thường phát triển mạnh trong vòng một tuần sau khi phát ban.

Nguy cơ thai nhi có thể gặp phải nếu mẹ bầu bị thủy đậu

Bị thủy đậu khi đang mang thai nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Hậu quả sau cùng có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại một số dị tật thai nhi tùy vào giai đoạn thai kỳ mẹ bầu bị nhiễm bệnh. Cụ thể:

  • Hội chứng thủy đậu bẩm sinh: Em bé sinh ra có biểu hiện rõ nhất là những bóng nước để lại sẹo trên da. Nếu mẹ bầu bị bệnh ở tuần 8 đến 12 của thai kỳ, thai nhi đối diện với nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh với tỷ lệ 0,4%. Nếu bị thủy đậu từ tuần 13 đến 20, nguy cơ lên đến 2%. Có 30% trẻ bị tử vong trong những tháng đầu đời do gặp phải hội chứng này, 15% trẻ có nguy cơ bị Zona trong khoảng 4 năm đầu đời.
  • Phát triển bất thường ở hệ thần kinh: Những biến chứng nặng nề của thủy đậu ở mẹ bầu có thể gây ra những bất thường về hệ thần kinh ở thai nhi. Em bé sinh ra phải đối diện với nguy cơ thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển, tật đầu nhỏ, não úng thủy… cùng nhiều dấu hiệu thai nhi bị dị tật nghiêm trọng khác.
  • Các bệnh lý ở mắt: Trẻ có thể bị mất đi chức năng thị giác, teo thị thần kinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, viêm võng mạc, rung giật nhãn cầu… là những di chứng nặng nề có thể để lại ở mắt em bé sơ sinh do bệnh thủy đậu ở mẹ bầu trong thời kỳ mang thai.
  • Bất thường ở chi: Chi ngắn, teo chi, liệt tứ chi là những biến chứng có thể xảy ra ở thai nhi nếu mẹ bầu chủ quan trong việc trị bệnh thủy đậu ở thời kỳ mang thai.
  • Các bệnh lý ở đường tiêu hóa: Mẹ bầu bị thủy đậu trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về đường tiêu hóa của bé. Trẻ sinh dễ đối diện với nguy cơ trào ngược dạ dày, tắc ruột…
Bị thủy đậu khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bị thủy đậu khi mang thai có có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường

Sau tuần 20 của thai kỳ nếu mẹ bầu bị thủy đậu, đa phần không còn gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, nguy cơ dị tật thai nhi 3 tháng cuối thường thấp hơn so với giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng giữa .

Tuy nhiên nếu mẹ bị bệnh vào 5 ngày trước khi sinh hay 2 ngày sau sinh, em bé sinh ra dễ bị lây nhiễm thủy đậu của mẹ. Vì trong khoảng thời gian này mẹ bầu sẽ không có đủ thời gian để tạo kháng thể chống lại bệnh cho thai nhi. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị thủy đậu có thể gây tử vong lên đến 25 – 30%.

Mặt khác, thủy đậu còn có thể gây ra một số biến chứng nặng cho mẹ bầu như: Viêm phổi, thương tổn hệ thần kinh, hậu quả sau cùng là gây sảy thai và tử vong ở bà bầu. Và đây đều là những cảnh báo từ chuyên gia, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận, đến ngay bệnh viện khi phát hiện các triệu chứng của thủy đậu để được điều trị kịp thời.

Thủy đậu tuy là một bệnh ngoài da nhưng lại rất nguy hiểm cho các trẻ nhỏ và nhất là các mẹ bầu cơ địa vốn yếu hơn bình thường. Diễn biến bệnh lý này ở bà bầu thường có chiều hướng nặng hơn, nguy hiểm hơn so với những người bình thường không mang thai.

Khi đang mang thai bị thủy đậu phải xử lý như nào?

Nếu không may bị thủy đậu khi đang mang thai, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế được kiểm tra và xử lý kịp thời, đúng cách. Theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên, tình trạng sản khoa, khắc phục ngay khi có biến chứng để không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thời gian này mẹ bầu cần chú ý:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Uống nhiều nước.
  • Ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Tránh tuyệt đối việc làm vỡ các nốt mụn nước vì nó có thể tiềm ẩn nguy cơ bội nhiễm.
  • Nếu mẹ bầu bị sốt, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc hạ sốt paracetamol.
Khi đang mang thai bị thủy đậu phải xử lý như nào?
Mẹ bầu bị thủy đậu khi đang mang thai cần suy nghĩ tích cực để giảm stress

Trong trường hợp thai phụ bị thủy đậu diễn biến nặng hơn, phức tạp, có nguy cơ biến chứng viêm phổi, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm thiểu nguy cơ gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của virus nên từ đó sẽ giúp ức chế sự phát triển của virus thủy đậu, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra cho thai nhi và bà bầu. Ngoài ra, mẹ bầu có thể được chỉ định kết hợp sử dụng thuốc bôi thêm ở ngoài da giúp giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Làm thế nào để nhận biết thủy đậu khi đang trong thời kỳ mang thai?
Mẹ bầu bị thủy đậu thường đi kèm biểu hiện sốt, ,mệt mỏi trong người.

Nói chung mọi chỉ định dùng thuốc ở mẹ bầu để khắc phục các triệu chứng của bệnh lý thủy đậu đề cần sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự xử lý y tế tại nhà, mẹ bầu dùng sai thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cùng sự phát triển của thai nhi.

Bị thủy đậu khi đang mang thai đã chữa khỏi rồi liệu có sao không?

Mẹ bầu bị thủy đậu đã chữa khỏi bệnh rồi thì không cần lo lắng quá. Tuy thủy đậu là một căn bệnh ngoài da dễ lây lan thành dịch và có thể để lại nhiều biến chứng, hậu quả nặng nề nếu người bệnh lơ là chủ quan nhưng mẹ bầu đã tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ rồi thì hãy yên tâm.

Nếu trong giai đoạn thủy đậu đang phát mà mẹ bầu lại chủ quan, tự xử lý y tế tại nhà sai cách thì mối nguy hại đến thai nhi và sức khỏe là điều khó tránh khỏi. Nếu mẹ bầu tuân thủ chỉ định của bác sĩ, trị dứt điểm, kiểm soát tốt tình trạng thì vấn đề bị thủy đậu khi mang thai không còn đáng lo ngại nữa. Tỷ lệ để lại biến chứng chỉ còn khoảng 1%.

Để yên tâm hơn, sau khi bị thủy đậu, mẹ bầu nên khám thai định kỳ thường xuyên, thực hiện các sàng lọc trước sinh để nắm được tình hình, sức khỏe của thai nhi trong bụng. Một số xét nghiệm trước sinh phổ biến hiện nay như:

Bị thủy đậu khi đang mang thai đã chữa khỏi rồi liệu có sao không?
Mẹ bầu nên cân nhắc và lựa chọn đầy đủ các sàng lọc trước sinh

Mẹ bầu nên cân nhắc và lựa chọn đầy đủ các sàng lọc trước sinh để theo dõi tình hình sức khỏe của bé yêu, tầm soát sớm các bất thường để có cách xử trí kịp thời cũng như để chấn an tâm lý, bớt lo sợ sau khi bệnh.

Nếu không may bị thủy đậu trong thai kỳ, việc lo lắng cho em bé trong bụng là điều đương nhiên. Tuy vậy, mẹ bầu cũng đừng quên mất việc lắng nghe bản thân mình giúp giữ một tinh thần tốt, chăm sóc thật tốt cho sức khỏe để đón con yêu bình an, khỏe mạnh chào đời.

Tóm lại, trên đây là những thông tin quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ để giữ cho mình một sức khỏe tốt giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xét Nghiệm Triple Test Là Gì? Chỉ Định, Công Dụng, Chi Phí

Xét nghiệm Triple Test giúp tầm soát các vấn đề liên quan tới di truyền ở thai nhi và kiểm soát tốt tình hình sức...

Chọc Nước Ối Xét Nghiệm Bệnh Down: Thời điểm, Độ chính xác

Hội chứng Down là một trong những hội chứng mà nhiều thai nhi mắc phải, hiện nay có rất nhiều phương pháp sàng lọc dị...

Chọc Ối Có Được Thanh Toán Bảo Hiểm Không? Thanh toán bao nhiêu

Theo Bảo hiểm xã hội, mẹ bầu bắt buộc cần phải chọc ối sẽ được thanh toán toàn bộ chi phí nếu như có thẻ...

Kết quả Triple test thế nào là bình thường
Kết Quả Triple Test Thế Nào Là Bình Thường? Có An Tâm Không?

Kết quả Triple test là bình thường khi có kết luận thai nhi có "nguy cơ thấp" mắc các dị tật bẩm sinh. Ngưỡng an...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email