Xét Nghiệm Beta HCG, Mục Đích, Quy Trình, Khi Nào Thực Hiện

Xét nghiệm Beta HCG là một trong những loại xét nghiệm, đặc biệt là phụ nữ đang có dấu hiệu mang thai. Xét nghiệm không chỉ nhận biết bản thân bạn có mang thai hay không mà còn là một trong những xét nghiệm dị tật thai nhi. Để nắm bắt rõ hơn những thông tin về phương pháp xét nghiệm này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

me-bau-nen-xet-nghiem-beta-hcg-dung-cach
Phụ nữ nên xét nghiệm Beta HCG đúng cách, đúng thời điểm

Xét nghiệm Beta HCG là phương pháp gì?

Xét nghiệm Beta HCG là một phương pháp xét nghiệm có mục đích chính là kiểm tra nồng độ HCG có trong máu hoặc nước tiểu của nữ giới để chẩn đoán có mang thai không. Khi đã xác định phụ nữ mang thai, kết quả xét nghiệm còn cho biết được tình trạng sức khoẻ của thai nhi và nguy cơ dị tật thai nhi.

Trong quá trình phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone có tên là HCG. Hormone này có chức năng kích hoạt các tế bào của thai nhi phát triển. Bên cạnh chức năng chính đó thì HCG còn giúp thai nhi sản sinh ra các hormone sinh dục, là yếu tố quan trọng để hình thành giới tính cho thai nhi.

que-thu-thai-2-vach-bao-hieu-ban-co-thai
Que thử thai dựa trên cơ chế thay đổi Beta HCG trong cơ thể

Đối với những mẹ chưa biết thì HCG có tên gọi đầy đủ là Human Gonadotropin được tiết trực tiếp từ hợp bài nuôi của bánh nhau sau khi trứng bám vào thành tử cung. Sau khi trứng và tinh trùng giao hợp khoảng 7-11 ngày thì nồng độ HCG đã có thể kiểm tra nhanh bằng que thử thai. Tuy nhiên để kiểm tra chính xác rằng có mang bầu thật hay không, một số mẹ thường đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm Beta HCG.

Tuy nhiên, nồng độ HCG không chỉ phản ánh khi cơ thể mang thai mà một số vấn đề khác cảnh báo cũng có thể dựa vào chỉ số HCG, tuy nhiên không được áp dụng nhiều:

  • Thai trứng
  • Khối tăng sinh bất thường trong cổ tử cung nữ giới
  • Xác định ung thư cổ tử cung

Không chỉ có nữ giới mà nam giới cũng có thể dựa vào chỉ số HCG để xác định một số bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục.

Xét nghiệm Beta HCG để làm gì?

Xét nghiệm HCG có mục đích quan trọng nhất là xác định tình trạng mang thai của bản thân trong thời gian sớm nhất dựa vào chỉ số HCG. Ngoài ra xét nghiệm Beta HCG còn được sử dụng với những mục đích khác đối với phụ nữ đã mang thai và phụ nữ không mang thai.

xet-nghiem-mau-dinh-luong-beta-hcg
Xét nghiệm HCG nhằm mục đích kiểm tra cơ thể mang thai hay không

Xét nghiệm HCG còn xác định một số mục đích khác như:

  • Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung
  • Xác định số lượng thai nhi
  • Phát hiện nếu như thai nhi xảy ra như thai lưu
  • Chẩn đoán nguy cơ thai nhi mắc phải các hội chứng
  • Phát hiện các bệnh lý ở phụ nữ
  • Dự đoán tuổi và chiều dài của thai nhi
  • Sàng lọc trước sinh

Nên tiến hành xét nghiệm Beta HCG khi nào?

Xét nghiệm Beta HCG nên được thực hiện sau khi quan hệ tình dục 7-10 ngày nếu nghi ngờ bản thân mang thai hoặc không áp dụng các biện pháp tránh thai. Đây là khoảng thời gian vàng để xét nghiệm HCG. Nếu như tinh trùng gặp trứng và giao phối thành công thì chỉ số HCG trong cơ thể mẹ bầu rất cao.

me-bau-hay-yeu-thuong-con-minh-nhieu-hon
Các mẹ bầu nên xét nghiệm HCG sau khi quan hệ tình dục 7-10 ngày

Nếu như các mẹ không muốn phải xét nghiệm bằng máu quá nhiều lần vì không chắc bản thân mang thai thì có thể sử dụng que thử thai trước, nếu que hiện lên hai vạch tức là chỉ số HCG trong cơ thể cao.

Trong quá trình xét nghiệm HCG bằng máu nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường hiện qua chỉ số HCG thì các mẹ nên tiến hành các loại xét nghiệm khác và nên siêu âm thai nhi định kỳ để có những hướng giải quyết tốt nhất nếu thai nhi có vấn đề gì.

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm beta HCG

Một số người khi tiến hành xét nghiệm Beta HCG nhận được kết quả nhưng không biết cách đọc sao cho chính xác nhất. Tuỳ thuộc vào chỉ số của từng người sẽ được quy định những cách đọc kết quả khác nhau.

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm beta HCG
Tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ có quy định đọc kết quả xét nghiệm khác nhau

Đọc kết quả với trường hợp có chỉ số HCG cao

Với những trường hợp nữ giới có kết quả xét nghiệm HCG đạt chỉ số cao thì có thể là bạn đã mang thai, tuy nhiên cũng nên thận trọng vì chỉ số HCG cao cũng có thể là dấu hiệu thai trứng, hoặc thai nhi mắc phải dị tật. Nên làm một số xét nghiệm sàng lọc để chẩn đoán chính xác tình trạng của thai nhi. Một số trường hợp chỉ số HCG cao nhưng không mang thai thì có thể là có các khối u trong cơ thể như tế bào trứng, u buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư gan,…

Với trường hợp nam giới có chỉ số HCG cao chứng tỏ sức khoẻ của bạn đang gặp những dấu hiệu bất thường, có thể trong cơ thể đang chứa các khối u phổi, tinh trùng, tinh hoàn,…

Đọc kết quả với trường hợp có chỉ số HCG trung bình

  • Với những trường hợp nữ giới có nồng độ HCG < 5 mIU/ml thì là chỉ số bình thường, không mang thai
  • Với những trường hợp nam giới có nồng độ HCG < 5 mIU/ml thì là cơ thể nam giới không có dấu hiệu bất thường nào
  • Với những trường hợp nữ giới có nồng độ HCG 50 – 117,000 mIU/ml thì có thể đã mang thai và chỉ số HCG sẽ được thay đổi phụ thuộc vào tuần tuổi của thai nhi

Đọc kết quả với trường hợp có chỉ số HCG thấp

Với nữ giới và nam giới có nồng độ HCG thấp có thể cơ thể đang thiểu HCG và cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Với phụ nữ đang mang thai có chỉ số HCG có thể mẹ bầu đang mang thai ngoài tử cung hoặc nguy hiểm hơn là thai nhi chết lưu, sẩy thai.

Quy trình thực hiện xét nghiệm HCG như thế nào?

Xét nghiệm HCG là một trong những phương pháp xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn cơ thể bên trong của nữ giới mà vẫn đạt mức độ chính xác cao nên nhận được lòng tin của nhiều chị em. Phương pháp xét nghiệm này chủ yếu xét nghiệm dựa vào máu và nước tiểu để xác định nồng độ HCG.

Quy trình thực hiện xét nghiệm HCG như thế nào?
Quy trình xét nghiệm HCG phụ thuộc vào yếu tố xét nghiệm

Lấy máu

Quy trình mẫu máu để xét nghiệm HCG cũng như các hình thức xét nghiệm bằng máu khác, trải qua theo quy trình:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ lấy máu ở khu vực tĩnh mạch theo đúng quy trình đề ra.
  • Bước 2: Máu sẽ được bảo quản trong ống nghiệm chứa chất chống đông hoặc ống nghiệm không chứa chất chống đông, sẽ tuỳ thuộc vào máu của từng người.
  • Bước 3: Mã hoá thông tin mẫu máu
  • Bước 4: Bảo quản máu trong môi trường đạt tiêu chuẩn sau đó mang máu đến phòng xét nghiệm
  • Bước 5: Các chuyên gia sẽ ly tâm mẫu máu và tách rời phần huyết tương hoặc huyết thanh ra
  • Bước 6: Lấy mẫu máu tới các hệ thống xét nghiệm để xét nghiệm và phân tích
  • Bước 7: Mang kết quả xét nghiệm đi kiểm duyệt
  • Bước 8: Trả kết quả tới tay khách hàng
lay-mau-xet-nghiem
Quy trình lấy máu không tốn quá nhiều thời gian của mẹ bầu

Lấy nước tiểu

Đối với những mẹ không thể thực hiện lấy mẫu máu để xét nghiệm HCG thì có thể xét nghiệm bằng nước tiểu. Thực chất xét nghiệm bằng nước tiểu chính là hình thức thử thai bằng que thử thai. Với những người chưa biết sử dụng que thử thai như thế nào thì có thể thực hiện theo quy trình:

  • Bước 1: Lấy nước tiểu cho vào cốc đựng
  • Bước 2: Nhúng que thử vào cốc đựng nước tiểu
  • Bước 3: Nước tiểu sẽ được phân tích bằng kỹ thuật nhiễm sắc ký miễn dịch ở que thử thai
  • Bước 4: Chờ khoảng 5-10 phút để nhận kết quả hiện lên bên trên que thử
xet-nghiem-nuoc-tieu-thu-betahcg
Các chị em phụ nữ có thể xét nghiệm HCG bằng nước tiểu

Cả hai phương pháp lấy máu và lấy nước tiểu đều trả về kết quả cho các chị em phụ nữ là có mang thai hay không. Tuy nhiên thử thai bằng que thử vẫn có thể xảy ra sai số, nên kiểm tra lại bằng xét nghiệm máu để có được kết quả chính xác.

Những lưu ý khi xét nghiệm beta HCG

Một số mẹ khi xét nghiệm Beta HCG vẫn chưa hiểu rõ hết về phương pháp xét nghiệm này nên chưa nắm vững được những lưu ý cần biết của phương pháp này. Những lưu ý dưới đây cũng là những vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm đến.

xet-nghiem-beta-hcg-1
Khi xét nghiệm HCG cần lưu ý một số vấn đề

Xét nghiệm beta HCG có chính xác không?

Mức độ chính xác của xét nghiệm HCG còn phụ thuộc vào phương thức xét nghiệm là gì, tức là mẹ bầu sử dụng máu hay nước tiểu để xét nghiệm. Ngoài ra, mức độ chính xác của phương pháp này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: xét nghiệm có đúng quy trình không, thời điểm tiến hành xét nghiệm. Đối với từng phương thức sẽ có riêng những ưu và nhược điểm để mẹ bầu có thể lựa chọn.

  • Xét nghiệm bằng máu: Xét nghiệm HCG bằng máu được đánh giá cao về mức độ chính xác và được xem là phương pháp xét nghiệm cuối cùng để xác định chính xác là có mang thai hay không. Ngoài chẩn đoán mang thai thì xét nghiệm HCG còn có thể phát hiện được một số dấu hiệu bất thường về sức khoẻ qua chỉ số HCG với mức độ chính xác cao.
  • Xét nghiệm bằng nước tiểu: So với xét nghiệm bằng máu thì xét nghiệm bằng nước tiểu không được đánh giá cao về mức độ chính xác bằng xét nghiệm máu. Tuy nhiên, phương pháp này nhanh chóng và tiện lợi hơn xét nghiệm bằng máu. Nếu các chị em phụ nữ đang nghi ngờ bản thân mang thai thì có thể test nhanh bằng que thử thai sau đó kiểm chứng lại bằng hình thức xét nghiệm máu.

Nên làm gì trước khi xét nghiệm HCG

Đối với mỗi hình thức sẽ có những quy định chung trước khi xét nghiệm và xét nghiệm HCG cũng như vậy. Tuy nhiên, những quy định trước khi xét nghiệm HCG không yêu cầu gì quá nhiều và ảnh hưởng đến các chị em phụ nữ.

Nên làm gì trước khi xét nghiệm HCG
Trước khi xét nghiệm HCG các chị em phụ nữ nên lưu ý một số vấn đề

Nếu như bạn xác định xét nghiệm bằng máu thì trước khi xét nghiệm không nên sử dụng sữa, nước chè hoặc các loại nước uống có cồn sẽ làm chỉ số HCG trong máu thay đổi khiến chỉ số bị sai lệch. Tuy nhiên nên ăn nhẹ trước khi xét nghiệm để tránh choáng váng sau khi lấy máu.

Nếu như bạn xác định xét nghiệm bằng nước tiểu thì nên xét nghiệm vào buổi sáng vì đây là lúc nồng độ HCG trong cơ thể sẽ cao nhất.

Trên đây là những thông tin cần biết về xét nghiệm HCG nếu như các chị em phụ nữ có nhu cầu tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm này. Hy vọng với nội dung của bài viết sẽ giúp bạn biết được những vấn đề cần thiết của xét nghiệm HCG để áp dụng vào bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ba-bau-an-gi
Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh Có Cần Nhịn Ăn Không? Tư vấn A-Z

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh mẹ bầu không cần phải nhịn ăn hay nhịn uống. Chuyên gia nhận định, các chất được sử dụng...

Xét Nghiệm NIPT Phát Hiện Thalassemia Ở Tuần Bao Nhiêu?

Xét nghiệm Nipt phát hiện Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là một trong những gói xét nghiệm Nipt được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm...

Triple test nguy cơ cao
Kết Quả Triple Test Nguy Cơ Cao Có Chỉ Số Là Bao Nhiêu?

Kết quả Triple test nguy cơ cao khi nồng độ các chỉ số hóa sinh đồng thời tăng hoặc giảm bất thường, nằm ngoài ngưỡng...

Xét Nghiệm NIPT Giá Bao Nhiêu? Có Mấy Gói Dịch Vụ?

Chi phí xét nghiệm NIPT hiện nay vô cùng đa dạng với nhiều gói dịch vụ. Tùy thuộc vào nhu cầu của mẹ mà hiện...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email