Kết quả xét nghiệm âm tính là gì? Tìm hiểu thông tin từ A đến Z
Kết quả xét nghiệm âm tính có nghĩa là người thực hiện xét nghiệm không bị bệnh hoặc hiện tại không có mầm bệnh trong người. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa kết quả này, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu về kết quả xét nghiệm âm tính
m tính(Nagative) là một thuật ngữ y khoa phổ biến thường được dùng để chỉ kết quả của các xét nghiệm y tế. Trong trường hợp người thực hiện xét nghiệm nhận kết quả có ghi âm tính hoặc Nagative hay (-) sẽ có ý nghĩa là người đó không mang mầm bệnh hoặc không bị bệnh ở thời điểm mà họ thực hiện xét nghiệm.
Cụ thể, âm tính được hiểu là không phát hiện ra các yếu tố gây ra bệnh lý, dấu hiệu bệnh lý cần tìm lúc này là không có hoặc thấp hơn dưới ngưỡng quy định. Trái ngược với kết quả xét nghiệm âm tính là kết quả dương tính.
Nhìn chung, khái niệm âm tính cũng chỉ mang ý nghĩa định tính. Ở một số ít các trường hợp, ý nghĩa của kết quả âm tính hay dương tính còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn đã thực hiện.
Một ví dụ điển hình là trong các trường hợp phụ nữ thực hiện xét nghiệm máu hay xét nghiệm nước tiểu để xem mình có đang mang thai hay không. Nếu như kết quả là dương tính có nghĩa là người đó đang mang thai, loại trừ một số trường hợp ngoài ý muốn.
Một số xét nghiệm thường gặp hiện nay có thể cho kết quả âm tính hoặc dương tính như:
- Xét nghiệm Covid.
- Xét nghiệm viêm gan B.
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh.
- Xét nghiệm máu.….
Kết quả xét nghiệm âm tính có chính xác không?
Tuy đa số các xét nghiệm đều cho ra kết quả chính xác, cao nhất lên đến 99% nhưng trong một số trường hợp, kết quả âm tính chỉ chính xác ở mức tương đối, còn gây nghi ngờ về âm tính giả. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định thực hiện thêm các phương pháp khác để khẳng định tính chính xác của kết quả.
Một số trường hợp kết quả âm tính giả thường gặp như:
- Nồng độ chất phân tích không đủ: Kết quả này mang ý nghĩa là khi các yếu tố gây bệnh có tồn tại trong cơ thể nhưng nồng độ của chúng không đạt đủ ngưỡng kích thích, phân tích khiến cho quá trình thực hiện xét nghiệm không phát hiện dấu vết gây bệnh.
- Yếu tố thời gian: Nếu thời gian thực hiện quá sớm, nồng độ các chất chưa đạt đủ để phân tích hoặc chưa vượt ngưỡng nên có thể cho ra kết quả âm tính
- Một số sai sót y tế: Tuy hiếm gặp, nhưng vẫn tồn tại một số ít trường hợp có sự sai sót y tế do lỗi của máy xét nghiệm hay do quy trình lấy mẫu không đúng hoặc những sai sót trong quá trình vận chuyển, bảo quản cũng như xử lý mẫu…
- Khả năng “tái kích hoạt” của mầm bệnh: Một số mầm bệnh tồn tại khả năng “tái kích hoạt” vi khuẩn, virus nên có những bệnh nhân sau một khoảng thời gian dài điều trị đã có kết quả xét nghiệm âm tính, cơ thể phục hồi và được xem là khỏe mạnh. Tuy nhiên, một thời gian sau đó khi thực hiện lại xét nghiệm lại cho ra kết quả dương tính.
Điển hình nhất là trong các trường hợp sàng lọc trước sinh cho phụ nữ có thai, kết quả xét nghiệm âm tính thường chỉ cho độ chính xác ở mức tương đối, tỷ lệ dương tính giả vẫn tồn tại và có thể lên đến 10% đến 20% ở một số xét nghiệm sinh hóa máu thường quy như Double test hay Triple test.
Trong các xét nghiệm trước sinh, độ chính xác của kết quả nhận được còn phụ thuộc nhiều vào nồng độ chất phân tích, yếu tố thời gian cũng như máy móc, tay nghề của người thực hiện.
Đến những sàng lọc trước sinh hiện đại nhất hiện nay là xét nghiệm NIPT được ứng dụng công nghệ giải trình tự gen hiện đại hàng đầu. Kết quả chính xác lên tới hơn 99%.Tuy nhiên, tỷ lệ dương tính giả vẫn còn tồn tại. Vì vậy, kết quả xét nghiệm âm tính phần lớn chỉ mang tính tương đối, định tính.
Lưu ý bạn cần biết khi nhận kết quả xét nghiệm âm tính
Khi nhận kết quả xét nghiệm âm tính sẽ giúp bạn yên tâm hơn về tình trạng của mình. Tuy nhiên không được chủ quan, lúc này cần giữ bình tĩnh, khi bác sĩ phân tích kết quả hãy đặt thêm những câu hỏi để được giải đáp rõ hơn các chỉ số trong kết quả xét nghiệm, nắm được tình trạng bản thân.
Những tư vấn chuyên môn giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe hoặc cân nhắc thêm các xét nghiệm khác hay thăm khám khác hay không. Bởi trong đa số các trường hợp, để giúp chẩn đoán chính xác tình trạng của người bệnh, bác sĩ thường căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau mới có thể đưa ra kết luận sau cùng chứ không chỉ dựa vào mỗi kết quả xét nghiệm.
Các yếu tố khác như: Quá trình dịch tễ, theo dõi, đánh giá các dấu hiệu, biểu hiện hoặc đánh giá khả năng phơi nhiễm của người thực hiện xét nghiệm với mầm bệnh. Cùng với đó là sự kết hợp thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác. Từ đó mới có được kết quả chính xác sau cùng, chắc chắn về tình trạng người bệnh.
Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về kết quả xét nghiệm âm tính. Hy vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Nếu bạn cần giải đáp thêm các thông tin khác, hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!