Tư Vấn: Quy Trình Làm Xét Nghiệm Double Test Chi Tiết Cho Mẹ Bầu

Quy trình xét nghiệm Double test bao gồm 4 bước cơ bản, mẫu phân tích chỉ là một lượng nhỏ máu của mẹ bầu nên rất dễ thực hiện. Vậy chi tiết quy trình thực hiện ra sao và cần lưu ý gì trước cả sau khi xét nghiệm không? Cùng giải đáp các thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé!

Quy trình xét nghiệm Double test
Double test là một trong những xét nghiệm giúp sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng

Quy trình xét nghiệm Double test diễn ra như nào?

Xét nghiệm Double test được các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu thực hiện vào thời điểm từ 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày. Đây là khoảng thời gian các chất được định lượng trong máu của thai phụ ổn định, cho kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Double test là một xét nghiệm xét nghiệm không xâm lấn, mẫu bệnh phẩm chỉ là một lượng nhỏ máu của thai phụ nên rất an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Quy trình thực hiện xét nghiệm vì thế cũng đơn giản và nhanh chóng. Thông thường mẹ bầu sẽ được siêu âm chẩn đoán hình ảnh trước, sau đó sẽ tiến hành sàng lọc Double test.

Quy trình xét nghiệm Double test cụ thể gồm các bước sau đây:

Bước 1: Tư vấn xét nghiệm

Sau khi thăm khám, siêu âm thai, các bác sĩ theo dõi thai sẽ tư vấn chi tiết, đầy đủ thông tin cho mẹ bầu về xét nghiệm Double test. Ý nghĩa của sàng lọc trước sinh này đối với thai phụ cùng quy trình thực hiện ra sao. Để mẹ bầu hiểu được tầm quan trọng của phương pháp này.

Đây là một xét nghiệm tự nguyện nên có thực hiện hay không là quyết định của mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước các quyết định của mình.

Quy trình xét nghiệm Double test diễn ra như nào?
Bác sĩ theo dõi thai tư vấn chi tiết, đầy đủ thông tin cho mẹ bầu về xét nghiệm Double test

Bước 2: Làm thủ tục đăng ký xét nghiệm

Nếu mẹ bầu đồng ý tiến hành xét nghiệm sẽ được phát một bản đăng ký xét nghiệm theo mẫu có sẵn tại trung tâm hoặc bệnh viện nơi thực hiện sàng lọc. Mẹ cần điền chi tiết, đầy đủ và chính xác. Một số thông tin quan trọng như: Thông tin cá nhân, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng trước khi thụ thai, tuổi thai, chiều dài đầu, mông, độ mờ da gáy của thai nhi…

Làm thủ tục đăng ký xét nghiệm
Nếu mẹ đồng ý làm xét nghiệm Double sẽ được tiến hành làm thủ tục đăng ký xét nghiệm

Bước 3: Lấy mẫu xét nghiệm

Sau khi hoàn tất thủ tục, mẹ bầu sẽ được y tá lấy máu xét nghiệm. Kim tiêm thu mẫu được chọc vào tĩnh mạch ở tay của mẹ bầu rút ra một lượng máu khoảng 3 – 5ml. Mẫu xét nghiệm sẽ được đựng trong một ống đựng mới đã được tiệt trùng đầy đủ. Sau đó được đem đi phân tích, sàng lọc.

Lấy mẫu xét nghiệm
Sau khi hoàn tất thủ tục, mẹ bầu sẽ được y tá lấy máu xét nghiệm

Bước 4: Trả kết quả, tư vấn

Thường mẹ bầu sẽ nhận được kết quả xét nghiệm Double test sau một ngày làm việc kể từ thời điểm lấy máu. Căn cứ vào kết quả, bác sĩ theo dõi thai sẽ có những tư vấn phù hợp cho mẹ đối với từng tình trạng thai nhi có các chỉ số bình thường hay cho kết quả cảnh báo nguy cơ bất thường cao.

Với những trường hợp thai nhi có các chỉ số bình thường, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ bầu về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý và hẹn lịch xét nghiệm, siêu âm theo dõi thai ở giai đoạn tiếp theo.

Với những trường hợp thai nhi phát hiện các chỉ số bất thường, cảnh báo nguy cơ cao, mẹ bầu sẽ được tư vấn thực hiện thêm các biện pháp xét nghiệm trước sinh khác như: Xét nghiệm NIPT hoặc chọc ối. Đây là những phương pháp có tỷ lệ chính xác cao hơn, giúp mẹ chắc chắn về tình hình sức khoẻ thai nhi.

Trả kết quả, tư vấn
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm Double test bác sĩ sẽ có những tư vấn phù hợp với mẹ bầu

Lưu ý về quy trình xét nghiệm Double test mẹ bầu cần biết

Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh rất quan trọng với mẹ bầu, tất cả chị em phụ nữ khi mang thai đều nên thực hiện đầy đủ. Trong đó, Double test là xét nghiệm được khuyến cáo thực hiện ở thời điểm vàng đầu tiên của thai kỳ.

Trước khi tiến hành xét nghiệm Double, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để quá trình diễn ra thuận lợi cũng như giúp kết quả đạt được chính xác cao nhất:

  • Không cần nhịn ăn: Khác với các xét nghiệm máu truyền thống, với Double test mẹ bầu không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Các chất được phân tích trong máu mẹ bầu không bị ảnh hưởng bởi lượng thức ăn mẹ nạp vào. Vì vậy, với thắc mắc Double test có cần nhịn ăn không, câu trả lời là không cần. Bạn hãy ăn uống đầy đủ trước khi lấy máu xét nghiệm để hạn chế tối đa nguy cơ tụt huyết áp sau khi xét nghiệm nhé!.
  • Xét nghiệm vào thời điểm nào cũng được: Mẹ có thể tiến hành xét nghiệm double test vào bất cứ thời điểm nào trong ngày khi sắp xếp được công việc. Không nhất thiết phải thực hiện vào buổi sáng vì kết quả double test không bị phụ thuộc vào thời điểm lấy mẫu.
  • Thông báo với bác sĩ về tiền sử dùng thuốc: Nếu mẹ bầu đang sử dụng bất cứ một loại thuốc nào đều cần phải thông báo đầy đủ với bác sĩ. Bởi có một số thuốc mẹ bầu cần tạm dừng, ít nhất cho đến khi quá trình xét nghiệm được hoàn tất.
  • Cần siêu âm thai: Cùng với xét nghiệm Double test, mẹ bầu được khuyến cáo siêu âm thai trước hoặc sau xét nghiệm. Siêu âm chẩn đoán hình ảnh giúp đo chỉ số khoảng sáng sau gáy cùng chiều dài đầu mông của thai nhi. Vì kết quả xét nghiệm Double test sau cùng sẽ được tính toán dựa cả trên các chỉ số siêu âm thai.
  • Không nên thực hiện với thai đôi: Xét nghiệm Double test nếu thực hiện cho mẹ bầu mang song thai sẽ làm giảm đi độ chính xác của kết quả. Vì vậy với những trường hợp thai đôi, mẹ nên lắng nghe tư vấn của bác sĩ và đổi sang phương pháp sàng lọc trước sinh khác như NIPT để đạt kết quả chính xác cao hơn.
Lưu ý về quy trình xét nghiệm Double test mẹ bầu cần biết
Mẹ bầu không cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm Double test

Và sau cùng, Double test hiện nay cho kết quả chính xác nhất chỉ lên đến 90%, như vậy tỷ lệ dương tính giả sẽ khá cao. và quan trọng đây chỉ là một phương pháp mang tính chất sàng lọc, cảnh báo nguy cơ chứ không phải là một xét nghiệm giúp chẩn đoán.

Vì vậy, nếu mẹ bầu nhận về kết quả dương tính hãy bình tĩnh, không cần lo lắng quá. Hãy lắng nghe thật kỹ tư vấn từ chuyên gia để thực hiện thêm các xét nghiệm có độ chính xác cao hơn như NIPT hoặc chọc ối, giúp mẹ chắc chắn về sức khoẻ của thai nhi trong bụng.

Tóm lại, trên đây là toàn bộ chi tiết về quy trình xét nghiệm Double test, sàng lọc trước sinh quan trọng với mẹ bầu. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu cần được tư vấn, giải đáp nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải Đáp: Xét Nghiệm NIPT Có Biết Bé Trai Hay Bé Gái Không?

Xét nghiệm NIPT là phương pháp xét nghiệm sàng lọc những dấu hiệu bất thường trong nhiễm sắc thể dẫn tới dị tật, trong đó...

hoi-chung-di-tat-thai-nhi
Tổng hợp 10 dị tật thường gặp, tìm hiểu từ A-Z dị tật bẩm sinh

Theo thống kê, hiện nay có hơn 10 loại dị tật thai nhi thường gặp. Trong đó, bệnh tim bẩm sinh có tỷ lệ 1/125...

có cần làm triple test không
Có Cần Xét Nghiệm Triple Test Không? Mẹ Bầu Nào Nên Làm Nhất

Triple test là sàng lọc trước sinh quan trọng được chuyên gia khuyến cáo các mẹ bầu thực hiện đầy đủ. Xét nghiệm Triple test...

độ mờ da gáy bất thường
Độ mờ da gáy ở khoảng bất thường: Nguyên nhân, điều cần làm

Theo các chuyên gia, độ mờ da gáy là bất thường khi có kích thước lớn hơn 3.5mm. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ,...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email