Xét Nghiệm Double Test: Chi Phí, Tầm Quan Trọng, Độ Chính Xác

Xét nghiệm Double test là một trong 4 dịch vụ sàng lọc dị tật thai nhi tốt nhất hiện nay tại nước ta. Trong số đó, dịch vụ xét nghiệm Double test có mức chi phí rẻ nhất, khả năng tầm soát dị tật tốt và quy trình xét nghiệm an toàn nên được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn. Dưới đây là các thông tin chi tiết giúp các mẹ hiểu rõ hơn về dịch vụ xét nghiệm này.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi chuyên gia hàng đầu của Trung tâm xét nghiệm Genplus.

Sàng lọc Double test
Sàng lọc Double test là một xét nghiệm trước sinh mẹ bầu nên thực hiện

Chi phí xét nghiệm Double test hết bao nhiêu?

Chi phí xét nghiệm Double test sẽ dao động từ 400.000đ đến 1.000.000đ. Mức chênh lệch này sẽ còn tùy thuộc vào cơ sở xét nghiệm và gói dịch vụ mà gia đình lựa chọn.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chạy theo các gói xét nghiệm “siêu rẻ” vì với dịch vụ này thì độ chính xác của kết quả và lời tư vấn từ nhà chuyên môn mới là điều quan trọng nhất. Hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cơ sở thu mẫu xét nghiệm uy tín nhất nhé!

>>>>Tham khảo chi tiết: Double test bao nhiêu tiền? Được hưởng bảo hiểm y tế không?

Xét nghiệm Double test hết bao nhiêu tiền?
Chi phí Double test không quá cao, giúp chị em dễ dàng cân nhắc, lựa chọn

Tìm hiểu về sàng lọc Double test

Xét nghiệm Double test là phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi được thực hiện vào tuần 11 đến tuần 13 thai kỳ.

Double test là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm hóa sinh và siêu âm đo độ mờ da gáy để đánh giá chỉ số nguy cơ mắc hội chứng Down, Edwards, Patau.

Double Test là gì?
Double Test nhằm mục đích phát hiện ra những bất thường liên quan đến lệch bội nhiễm sắc thể

Độ chính xác của Double test

Độ chính xác của sàng lọc Double test lên tới 80 – 90% và quá trình thu mẫu, xét nghiệm đều đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé.

Kết quả xét nghiệm Double test sẽ được tính toán các chỉ số dựa trên những yếu tố sau:

  1. Kiểm tra và định lượng β-hCG tự do và PAPP-A có trong máu mẹ bầu.
  2. Kết quả siêu âm độ mờ da gáy, chiều dài đầu – mông của thai nhi.
  3. Độ tuổi thai phụ và tuổi thai nhi, cùng một số thông tin khác về sức khỏe.

Kết quả xét nghiệm sẽ được trả sau khoảng vài giờ cho đến 3 ngày (kể từ thời điểm thu mẫu).

Đánh giá về sàng lọc Double test
Double test rất an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi

Lưu ý: Xét nghiệm Double test là loại xét nghiệm sinh hóa máu và chưa phải là xét nghiệm chẩn đoán bệnh, hội chứng. Có một số trường hợp sau khi xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính giả. Ngoài ra nếu thực hiện sàng lọc cho thai đôi sẽ làm giảm độ chính xác của kết quả.

Vì vậy nếu mẹ bầu nằm trong trường hợp có kết quả xét nghiệm Double test nguy cơ cao thì cũng không nên quá lo lắng. Hãy lựa chọn phương pháp xét nghiệm Triple test hoặc NIPT để khẳng định lại tình trạng sức khỏe thai nhi.

Ý nghĩa và tầm quan trọng

Bất kỳ chỉ số bất thường nào trong bội nhiễm sắc thể cũng có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng về sức khỏe, quá trình phát triển của thai nhi và thậm chí những ảnh hưởng này sẽ kéo dài suốt cả cuộc đời khi đứa trẻ được sinh ra.

Việc thực hiện sàng lọc Double test giúp phát hiện ra các chỉ số bất thường trong bội nhiễm sắc thể (nguy cơ gây dị tật thai nhi). Vì vậy, bất kỳ phụ nữ nào đang mang thai cũng nên chuẩn bị thật kỹ hành trang kiến thức và lựa chọn thêm các phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh để nắm rõ sức khỏe thai nhi trong từng giai đoạn phát triển.

Ý nghĩa và tầm quan trọng
Thực hiện sàng lọc Double test giúp phát hiện ra các chỉ số bất thường trong bội nhiễm sắc thể

Những đối tượng có nguy cơ cao cần sàng lọc Double test

Theo Bộ y tế khuyến cáo, mọi bà bầu cần tìm hiểu và thực hiện sàng lọc trước sinh để theo dõi sức khỏe thai nhi. Nếu mẹ bầu nằm ở 1 trong số những trường hợp dưới đây thì việc xét nghiệm Double test hay NIPT là rất cần thiết:

  1. Phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi.
  2. Thai phụ có tiền sử thai lưu, sảy thai trước đó.
  3. Bố mẹ hoặc người thân của thai nhi từng mắc dị tật bẩm sinh.
  4. Kết quả siêu âm phát hiện độ mờ da gáy cao bất thường.
  5. Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm, vi rút trong quá trình mang thai.
  6. Sử dụng sai thuốc trong thời kỳ mang thai.
  7. Tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ độc hại.
  8. Sống hoặc làm việc trong môi trường đặc thù, độc hại.
Đối tượng nào nên thực hiện sàng lọc Double test?
Mẹ bầu trên 35 tuổi nên thực hiện sàng lọc Double test?

Quá trình sàng lọc Double test diễn ra thế nào?

Xét nghiệm Double test được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của mẹ bầu. Mẫu máu sẽ được kiểm tra các định lượng β-hCG tự do và PAPP-A (đây là hai chỉ số hóa sinh do nhau thai tiết ra và chúng có trong máu của phụ nữ trong thời kỳ mang thai, được biến đổi trong quá trình mang thai).

Kết quả xét nghiệm Double test sẽ được tính toán cùng với kết quả đo độ mờ da gáy (NT), chiều dài đầu mông (CRL) của thai nhi và những loại thông số khác bằng phần mềm chuyên dụng để ra hệ số Corr.MOM và nguy cơ của thai nhi với bệnh.

Cùng với đó, các chuyên gia sẽ so sánh với giá trị nhưỡng để đánh giá nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh của thai nhi.

Quy trình thực hiện Double test
Quy trình thực hiện Double test khá đơn giản vì đây là một xét nghiệm không xâm lấn

Sau khi trả kết quả xét nghiệm, nếu các chỉ số có nguy cơ, chuyên gia sẽ tư vấn mẹ bầu các loại xét nghiệm cần thực hiện tiếp theo để khẳng định lại tình trạng sức khỏe thai nhi.

Không làm xét nghiệm Double test có sao không?

Nếu mẹ bầu không muốn thực hiện Double test thì có thể lựa chọn là không thực hiện. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định này.

Vì việc sàng lọc trước sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho thai nhi và gia đình. Nếu nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe thai nhi, gia đình có thể dự phòng trước tâm lý, kinh tế và có phương án can thiệp sớm cho con.

Nếu không thực hiện xét nghiệm này, mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm NIPT để đảm bảo độ chính xác cao, khả năng tầm soát được nhiều loại bệnh và hội chứng khác nhau. Nhưng chi phí xét nghiệm NIPT sẽ cao hơn nhiều so với Double test.

Không làm xét nghiệm Double test có sao không?
Mẹ bầu nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có thực hiện xét nghiệm Double test hay không

Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi lựa chọn xét nghiệm Double test

Xét nghiệm Double test là 1 trong 4 phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhưng chưa phải là phương pháp sàng lọc chính xác và tốt nhất.

Bởi độ chính xác chỉ lên tới 80 – 90% và chỉ tầm soát được một số bất thường liên quan tới rối loạn nhiễm sắc thể. Ngoài ra còn có những bất thường khác về lệch bội nhiễm sắc thể hoặc rối loạn nhiễm sắc thể giới tính,…. sẽ nằm ngoài phạm vi sàng lọc của Double test.

Vì thế, khi lựa chọn gói sàng lọc trước sinh mẹ bầu nên ưu tiên lắng nghe tư vấn của bác sĩ. Đặc biệt là các thai phụ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì nên làm các gói xét nghiệm có khả năng tầm soát dị tật thai nhi tốt hơn và có độ chính xác cao hơn như NIPT hoặc chọc ối.

Hướng dẫn mẹ bầu đọc kết quả Double test
Kết quả Double test không thể giúp mẹ bầu khẳng định 100% thai nhi hoàn toàn khoẻ mạnh

Nếu mẹ bầu không nằm trong nhóm nguy cơ và được chuyên gia tư vấn có thể làm xét nghiệm Double test thì cũng nên an tâm sử dụng vì độ chính xác của xét nghiệm này cũng tương đối cao. Nếu kết quả trả về có chỉ số bất thường có thể làm thêm sàng lọc Triple test để khẳng định lại kết quả.

Nếu kết quả Double có nguy cơ cao mẹ bầu cần làm gì?
Nếu kết quả Double có nguy cơ cao mẹ bầu nên thực hiện thêm các xét nghiệm khác như NIPT

Cùng với khám thai định kỳ, sàng lọc dị tật thai nhi như Double test là việc rất quan trọng nên mẹ bầu cần đặc biệt chú ý các mốc thời gian quan trọng để thực hiện đầy đủ. Và hơn nữa, nắm rõ được mục đích cùng với ý nghĩa của các xét nghiệm này sẽ giúp mẹ bầu an tâm hơn cho một thai kỳ khỏe mạnh, đặc biệt nếu không may nằm trong trường hợp cảnh báo nguy cơ dị tật thai nhi cao.

Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu tìm hiểu chi tiết về những vấn đề liên quan đến sàng lọc Double test. Đây là một xét nghiệm rất quan trọng với mọi thai phụ nên cần được thực hiện đầy đủ. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn, hỗ trợ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

xét nghiệm nipt
Xét Nghiệm NIPT Là Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền? (cập nhật 2024)

Xét nghiệm NIPT là phương pháp an toàn, không xâm lấn giúp phát hiện nguy cơ mắc các bệnh lý về di truyền. Đây là...

xét nghiệm panorama
Giá Xét Nghiệm Panorama, Đối Tượng Và Phạm Vi Sàng Lọc

Xét nghiệm Panorama là một loại của sàng lọc trước sinh NIPT, hiện là phương pháp duy nhất có thể giúp phân biệt rõ kiểu...

mẹ bầu ăn gì để tránh dị tật thai nhi
Tổng Hợp 10 Thực Phẩm Chống Dị Tật Thai Nhi Mẹ Bầu Nên Ăn

Các loại rau xanh, quả mọng, trứng, sữa, thịt đỏ… chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu là những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung...

Double test Triple test và NIPT
Double Test, Triple Test Và NIPT Nên Chọn Xét Nghiệm Nào Tốt?

Double test, Triple test và NIPT là ba sàng lọc trước sinh quan trọng được khuyến cáo thực hiện cho các mẹ bầu hiện nay....

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email