Vì Sao Xét Nghiệm HPV Âm Tính Nhưng Vẫn Bị Sùi Mào Gà?

Hiện nay, có một số trường hợp gặp phải tình trạng bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm hpv âm tính. Đây là một vấn đề khiến cho nhiều người lo ngại vì không biết thực sự bản thân gặp phải vấn đề gì. Giải đáp cho vấn đề đó, có thể do một vài yếu tố dẫn tới tình trạng sai kết quả xét nghiệm. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đó, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Tại sao bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm hpv âm tính?

Tình trạng bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm hpv âm tính là do rất nhiều yếu tố gây nên như: xác định nhầm bệnh sùi mào gà, lượng virus chưa đủ để phát hiện, quá trình xét nghiệm chưa chính xác,..

Sùi mào gà là loại bệnh do virus HPV gây nên, ban đầu sẽ xuất hiện những mụn nhỏ li ti, sau phát triển lớn hơn thành những cục mụn to, dạng thịt thừa trên bề mặt da, nổi thành mảng,…Triệu chứng của bệnh cũng khá giống với những loại bệnh khác nổi khi nổi mụn như có cục thịt thừa tại vùng kín. Vì vậy, có một vài người nhầm lẫn bản thân mắc phải bệnh sùi mào gà. Còn một trường hợp nữa là các virus có khả năng gây bệnh sùi mào gà sau khi gây bệnh đã được đào thải ra khỏi cơ thể, không còn trú ngụ nên không thể phát hiện ra.

hpv âm tính nhưng vẫn bị sùi mào gà
Triệu chứng sùi mào gà giống một số triệu chứng khác

Ngoài 2 lý do trên, một số người xác định rõ được bản thân bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm hpv âm tính là do một số yếu  tố sau:

  • Lượng virus chưa đủ để xét nghiệm: Sau khi virus xâm nhập vào trông cơ thể, cần có một thời gian để thích nghi, phát triển sau đó mới ủ bệnh, phát bệnh. Thời gian phát bệnh của virus còn phụ thuộc vào sức đề kháng của từng người. Trong thời gian thích nghi với cơ thể, virus thường sống ẩn sâu bên trong các tế bào, vì vậy trong quá trình lấy mẫu bệnh phẩm khá khó khăn trong việc xác định chính xác. Nếu như lấy mẫu tế bào vào thời điểm virus chưa phát triển mạnh thì tình trạng bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm hpv âm tính là không thể tránh khỏi.
  • Vị trí lấy mẫu bệnh phẩm: Với những trường hợp khi đã phát bệnh mới tiến hành xét nghiệm, mặc dù nguy hiểm hơn nhưng lại đảm bảo được độ chính xác cao hơn. Đặc biệt với những khu vực tại bộ phận sinh dục, cổ tử cung thường là nơi trú ẩn của nhiều virus HPV nên đây cũng là nơi lấy mẫu bệnh phẩm kiểm tra được mức độ chính xác. Có thể một số bác sĩ đã lấy mẫu xét nghiệm tại các khu vực khác nên không phát hiện ra được lượng virus có trong cơ thể.
  • Cở sở xét nghiệm virus HPV: Đối với những cơ sở y tế uy tín, đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất sẽ đảm bảo được tỉ lệ chính xác là cao hơn và thời gian xét nghiệm nhanh hơn. Những dụng cụ đựng mẫu cũng vô cùng quan trọng, trong quá trình dựng mẫu đưa tới phòng xét nghiệm, dụng cụ có vấn đề cũng ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm virus HPV, dẫn tới bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm hpv âm tính.
hpv âm tính nhưng vẫn bị sùi mào gà
Bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm hpv âm tính có thể do sai sót trong kỹ thuật

Sau khi xét nghiệm HPV âm tính vẫn bị sùi mào gà cần phải làm gì?

Một số trường hợp xác định được bản thân bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm hpv âm tính không còn xa lạ hiện nay. Vấn đề này gây nên một số tranh cải cho rằng việc xét nghiệm HPV là không chính xác và cảm thấy hoang mang, lo lắng cho sức khỏe bản thân.

Nếu như bản thân bạn cũng là một trong những trường hợp gặp phải kết quả âm tính giả mà chưa biết làm gì sau khi nhận được kết quả âm tính, có thể tham khảo một số điều sau để nắm rõ được tình trạng sức khỏe bản thân.

hpv âm tính nhưng vẫn bị sùi mào gà
Sau khi bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm hpv âm tính cần quan sát tình hình sức khỏe
  • Kiểm tra thực thể: Nếu như phương pháp xét nghiệm ra âm tính, không kết luận được cơ thể bạn đã nhiễm virus HPV hay nhiễm bệnh truyền nhiễm nào thì có thể tiến hành khám thực thể. Khi đó, các bác sĩ chuyên phụ khoa sẽ kiểm tra lại tổng thể các triệu chứng của bệnh sùi mào gà như nổi mụn cóc, u nhú, mụn theo tảng,…để tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc của bệnh.
  • Test nhanh sùi mào gà: Để kiểm tra có thực sự bạn mắc phải sùi mào gà hay không có thể thực hiện biện pháp test nhanh bằng cách sử dụng dung dịch acid axetic 3-5 % lên nốt mụn nổi trên bề mặt da. Nếu như nốt mụn đó đang từ màu đỏ chuyển sang màu trắng, tức là chính xác bạn đã mắc sùi mào gà. Ngược lại nếu như nốt mụn không đổi màu hoặc chuyển sang màu vàng thì có thể bạn đang nhầm lẫn, bản thân không mắc sùi mào gà.
  • Đổi hình thức xét nghiệm: Theo nghiên cứu xét nghiệm HPV chỉ kiểm tra được hơn 40 chủng loại virus HPV mặc dù nhóm HPV có hơn 100 chủng khác nhau. Có thể bạn mắc phải chủng virus hiếm gặp, xét nghiệm HPV thông thường sẽ không nhận biết được. Khi này bạn cần làm các loại xét nghiệm khác có khả năng chuẩn đoán được nhiều chủng virus hơn như xét nghiệm type HPV.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe: Việc kết quả xét nghiệm âm tính giả là tình trạng được đáng giá là nguy hiểm. Đối với những người chủ quan, sẽ không theo dõi sức khỏe sau khi nhận được kết quả âm tính. Tuy nhiên, có thể kết quả là nhầm lẫn hoặc lượng virus chưa đủ để xác định trong cơ thể. Nếu thấy bản thân có dấu hiệu bất thường cần tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
  • Khám định kỳ: Thông thường, theo tâm lý chúng ta khi có triệu chứng mới tiến hành xét nghiệm kiểm tra, tuy nhiên có một số bệnh không có triệu chứng. Vì vậy, để đảm bảo cần đi khám phụ khoa định kỳ 1-2 lần/năm để yên tâm hơn về tình trạng sức khỏe. Nếu như phát hiện chỉ số khác thường, có thể tầm soát ung thư kịp thời.

Một số lưu ý để tiến hành xét nghiệm HPV chính xác.

HPV là một loại virus được đánh giá là nguy hiểm so với các loại virus khác. Mặc dù chỉ có 2 chủng loại gây ra ung thư cổ tử cung và các loại ung thư khác nhưng nó cũng gây nên một số bệnh lây nhiễm nguy hiểm khác như sùi mào gà.

Một số người đã tiến hành làm xét nghiệm khi thấy bản thân có một số dấu hiệu bất thường, tuy nhiên khi nhận về kết quả là âm tính nhưng khi về nhà một số bệnh do virus HPV gây nên vẫn âm thầm phát triển rồi bùng phát. Vấn đề đó xảy ra là do quá trình xét nghiệm không được đảm bảo mức độ chính xác.

hpv âm tính nhưng vẫn bị sùi mào gà
Cần lưu ý một số vấn đề để xét nghiệm HPV chính xác hơn

Không thể đảm bảo 100% mức độ chính xác, tuy nhiên để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, tránh trường hợp phải mất tiền và tốn thời gian, nên lưu ý một số vấn đề sau để kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

  • Lựa chọn đội ngũ y bác sĩ giỏi: Với những bác sĩ được đào tạo bài bản và lĩnh vực xét nghiệm, khi tiến hành quy trình lấy mẫu sẽ chính xác hơn. Với những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ lựa chọn khu vực lấy mẫu, tỉ lệ mẫu cần lấy chuẩn xác hơn, giúp quá trình xét nghiệm thuận lợi hơn.
  • Phương pháp xét nghiệm: Cơ thể mỗi người có cấu trúc, hoạt động khác nhau nên sẽ phù hợp với từng loại xét nghiệm khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng của từng cơ thể. Mỗi người sẽ phù hợp tương ứng với những phương pháp xét nghiệm khác nhau. Với thể trạng từng người mà thực hiện phương pháp xét nghiệm máu, lấy mẫu bệnh phẩm, lấy dịch trong cổ tử cung, phết tế bào cổ tử cung,..để có được kết quả chính xác.
  • Xét nghiệm đúng mục đích: Xét nghiệm HPV chỉ là tên gọi chung của các loại xét nghiệm HPV. Thực chất có rất nhiều loại xét nghiệm liên quan tới HPV như xét nghiệm HPV-PCR, xét nghiệm HPV-DNA, xét nghiệm Pap,..Mỗi loại xét nghiệm đều có điểm chung là phát hiện virus HPV trong cơ thể, tuy nhiên có những mục đích phát hiện các bệnh khác nhau. Một số người vẫn nhầm lẫn các loại này với nhau nên có thể khi xét nghiệm dẫn tới kết quả nhầm lẫn.
  • Cơ sở y tế hiện đại: Các thiết bị máy móc được trang bị hiện đại cũng là yếu tố giúp kết quả xét nghiệm đạt độ chính xác cao. Trong quá trình xét nghiệm có thể do hỏng hóc bên trong máy xét nghiệm, các dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm dẫn tới sự kết quả không được chính xác.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề tại sao bị sùi mào gà nhưng xét nghiệm hpv âm tính. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ được giải đáp những thắc mắc của bản thân nói riêng và những người đã từng gặp tình trạng như vậy nói chúng. Nếu có bất kỳ ý kiến gì, mời bạn đóng góp ý kiến dưới bài viết để chúng tôi ghi nhận và cải thiện trong bài viết tiếp theo.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ung Thư Cổ Tử Cung Và Virus HPV: Quá Trình Gây Bệnh, Lây Lan

Virus HPV là loại virus nguy hiểm gây ra những bệnh nguy hiểm đối với người bệnh. Ung thư cổ tử cung được xác định...

Vaccine HPV là gì? Chi phí, 2 loại vacxin tốt nhất (cập nhật 2024)

Vaccine HPV là sản phẩm được nghiên cứu nhằm mục đích giúp con người phòng tránh các bệnh do virus HPV gây ra. Sản phẩm...

Xét Nghiệm HPV Âm Tính Là Gì? Có Âm Tính Giả Không?

Khi nhận được phiếu kết quả xét nghiệm HPV, nhận được kết quả âm tính khiến cho một số người cảm thấy khá hoang mang,...

Sau khi Tiêm HPV Cần Kiêng Ăn Gì? Lưu Ý Bạn Cần Biết

Việc tiêm HPV phòng chống ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng chống ung thư cổ tử cung hữu hiệu nhất hiện nay....

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email