Quá Trình Chọc Ối Diễn Ra Thế Nào? Tư Vấn Từ A-Z
Phương pháp chọc ối được đánh giá phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với các phương pháp sàng lọc không xâm lấn khác. Trong quá trình sàng lọc, các bác sĩ cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh gây ảnh hưởng cho thai nhi. Để mẹ bầu có thể nắm rõ hơn về cách chọc ối được thực hiện như thế nào thì mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
Quá trình chọc ối được diễn ra như thế nào?
Quy trình chọc ối thường diễn ra trong khoảng 20-30 phút và được đánh giá là phương pháp sàng lọc nhiều công đoạn và mất khá nhiều thời gian so với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác. Dưới đây là chi tiết những bước mà mẹ bầu sàng lọc chọc ối sẽ trải qua:
- Bước 1: Mẹ bầu được đưa vào phòng xét nghiệm và năm lên bàn phẫu thuật với tư thế được các bác sĩ chỉ định sao cho thuận tiện cho việc siêu âm sau đó.
- Bước 2: Bác sĩ sử dụng máy siêu âm để dò khu vực túi ối trong bụng mẹ. Khi đã dò được túi ối bác sĩ sẽ đo khoảng cách thai nhi với túi ối để xác định vị trí chọc ối cách xa thai nhi đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Bước 3: Bác sĩ lấy nước khử trùng xung quanh vùng bụng mẹ, đặc biệt là khu vực chọc dò lấy nước ối để đảm bảo cơ thể mẹ và thai nhi không bị nhiễm trùng.
- Bước 4: Bác sĩ tiêm cho mẹ thuốc tê tại khu vực chọc ối để mẹ không bị đau trong quá trình sàng lọc.
- Bước 5: Bác sĩ sử dụng một ống kim dài, sắc nhọn chọc vào vị trí đã được xác định.
- Bước 6: Khi mũi kim đã chọc đến túi ối, vị trí sẽ lấy nước ối thì bác sĩ sẽ hút một lượng nước ối vừa đủ khoảng 15ml để đảm bảo không bị hao hụt quá nhiều nước ối, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Bước 7: Nước ối được lấy ra từ bụng mẹ sẽ được đựng vào một ống nghiệm sau đó mang trực tiếp đến phòng xét nghiệm.
- Bước 8: Bác sĩ sẽ tiến hành tách ADN của thai nhi từ nước ối của mẹ để đưa vào máy xét nghiệm.
- Bước 9: Mẹ bầu được y tá chăm sóc và theo dõi sau khi chọc ối xem có xảy ra vấn đề bất thường nào không.
- Bước 10: Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ phân tích và đưa ra chẩn đoán về hội chứng mà thai nhi mắc phải.
- Bước 11: Bác sĩ đưa ra kết quả chính xác sau quá trình sàng lọc
- Bước 12: Kiểm tra được kiểm định lại một lần nữa
- Bước 13: Sau 2-3 tuần thì mẹ bầu nhận được kết quả chính thức, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu những phương án phù hợp nhất tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm của mẹ.
Nhiều mẹ thắc mắc tại sao quá trình chọc ối lại lâu đến như vậy, mất nhiều công đoạn như vậy trong khi những phương pháp khác chỉ mất một chút thời gian. Theo các chuyên gia, bản thân chọc ối đã là phương pháp xâm lấn, có thể tác động đến thai nhi bất cứ lúc nào nếu như có sơ suất. Nếu như làm qua loa thì nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tình mạng sau khi chọc ối rất là cao. Vì vậy, các bác sĩ phải tiến hành quá trình chọc ối cẩn thận từng khâu một.
Trước khi chọc ối, mẹ bầu sẽ được siêu âm để nắm bắt tình trạng sức khỏe của thai nhi, kiểm tra những giải phẫu cơ bản, đo lượng nước ối của mẹ và quan trọng nhất là xác định vị trí đặt kim để chọc ối. Thời gian bác sĩ chọc để hút nước ối chỉ mất 20-30 giây nhưng quá trình trước và sau khi xét nghiệm cần tốn khá nhiều thời gian của mẹ bầu. Nếu như mẹ bầu càng theo dõi sau sàng lọc thời gian càng lâu thì mức độ an toàn của mẹ và bé sẽ được đảm bảo hơn rất nhiều. Nếu như mẹ xảy ra trường hợp gì có thể cấp cứu kịp thời để xử lý.
Trước khi chọc ối cần chuẩn bị những gì?
Một số mẹ bầu thắc mắc không biết trước khi chọc ối có cần làm xét nghiệm gì hay kiêng ăn gì không. Để giải đáp vấn đề này, một số chuyên gia có cho ý kiến như sau. Chọc ối là một thủ thuật sàng lọc có xâm lấn nên việc mẹ cẩn thận trước khi sàng lọc là không sai. Tuy nhiên mẹ không cần phải quá lo lắng trước khi chọc ối. Sự lo lắng, hồi hộp, tâm trạng bất ổn của mẹ sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi ở trong bụng.
Trước khi chọc ối nếu mẹ cẩn thận thì có thể đi xét nghiệm máu để đảm bảo không xảy ra vấn đề gì trong quá trình chọc ối. Một số loại xét nghiệm mà mẹ nên làm trước khi chọc ối có thể kể đến viêm gan B, HIV, HPV, viêm gan C,…và một số bệnh lây nhiễm khác để bác sĩ nắm rõ được tình trạng hiện tại của mẹ.
Mẹ không cần phải kiêng ăn gì trước khi chọc ối hoặc một số phương pháp sàng lọc trước sinh khác như xét nghiệm NIPT, Double Test, Triple Test,…. thay vào đó mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để thai nhi được phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng trong suốt thai kỳ. Mẹ nên tăng cường uống thật nhiều nước trước khi chọc ối để bù lại nước cho cơ thể, tránh để cho tình trạng nước ối bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của thai nhi ở trong bụng mẹ.
Sau khi chọc ối mẹ bầu cần làm gì?
Sau khi chọc ối cũng được đánh giá là khoảng thời gian quan trọng mà mẹ cần đặc biệt lưu ý và theo dõi cơ thể để đảm bảo có thể cấp cứu kịp thời nếu như xảy ra vấn đề bất thường gì. Theo các chuyên gia, sau khi chọc ối mẹ cần nằm nghỉ ngơi từ 1 đến 2 ngày để vết thương kim chọc được lành lại. Mẹ cần tránh những công việc nặng nhọc và kiêng quan hệ tình dục sau khi chọc ối khoảng 2 tuần để tránh làm động thai. Khi này vết thương chọc ối vẫn chưa lành lại hẳn, túi ối và thai nhi rất nhạy cảm nên cần hạn chế những công việc tác động đến vùng bụng của mẹ, có thể vỡ túi ối, thai nhi cạn nước ối, ảnh hưởng đến tính mạng.
Mẹ cần tiếp tục bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và các dưỡng chất, vitamin sau khi chọc ối để tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và con. Nếu như thai nhi có hệ miễn dịch đảm bảo thì nguy cơ mắc phải dị tật cũng sẽ được giảm bớt. Bên cạnh đó mẹ cũng nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc để thai nhi được phát triển toàn diện. Đồng hồ sinh học của mẹ cũng đồng thời sẽ là đồng hồ sinh học của thai nhi trong bụng mẹ. Mẹ nên sống và làm việc trong những môi trường lành mạnh, không khói bụt, chất độc hại để tránh hít vào những khí đó, đi sâu vào bên trong cơ thể tiếp xúc với thai nhi.
Theo các chuyên gia, mẹ ăn uống không đủ chất, đồng hồ sinh học bất hợp lý và sống trong môi trường độc hại sẽ là yếu tố lớn góp phần thúc đẩy khiến dị tật thai nhi nghiêm trọng hơn. Nếu như sau khi sàng lọc mẹ nhận được kết quả bất thường thì cũng không nên quá buồn bã. Mẹ cần giữ một tinh thần vững chắc để chọn lựa hướng giải quyết phù hợp và an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Trên đây là những chia sẻ về cách chọc ối để những mẹ bầu nào chưa biết có thể nắm rõ hơn. Hy vọng khi đã nắm vững được quy trình chọc ối cũng như những kiến thức xoay quanh chọc ối thì mẹ sẽ lựa chọn được phương pháp sàng lọc trước sinh phù hợp với nhu cầu của mẹ. Chúc mẹ và bé sẽ luôn thật khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!