Dị tật thai nhi 3 tháng cuối: Cách xét nghiệm, chi phí, độ an toàn
Xét nghiệm dị tật thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm khá muộn so với khuyến cáo từ các chuyên gia y tế. Tuy nhiên dù muộn thì gia đình vẫn nên thực hiện để có thể chuẩn bị tốt nhất khi bé chào đời. Chi phí xét nghiệm có thể lên tới 17.000.000đ tuỳ thuộc vào gói xét nghiệm mà gia đình lựa chọn. Dưới đây là tổng hợp các thông tin mẹ bầu cần biết nếu muốn sàng lọc dị tật cuối thai kỳ.
Xét nghiệm dị tật thai nhi 3 tháng cuối bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm nhằm phát hiện dị tật thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ có mức giá dao động từ 200.000 nghìn đồng – 17.000.000 đồng cho một lần sàng lọc trước sinh.
Chi phí còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Loại xét nghiệm mà mẹ bầu lựa chọn, nguy cơ, tình trạng dị tật thai nhi, cơ sở y tế bạn lựa chọn thăm khám. loại dịch vụ, bác sĩ chỉ định…
Ba cách xét nghiệm phát hiện dị tật thai nhi 3 tháng cuối
Hiện tại có 3 cách xét nghiệm giúp phát hiện dị tật thai nhi 3 tháng cuối phổ biến nhất thường được các chuyên gia chỉ định, bao gồm:
1. Siêu âm thai
- Giá tham khảo: Khoảng từ 200.000 nghìn đồng – 600.000 nghìn đồng/lần siêu âm.
- Mức độ chính xác: Từ 70 – 85%.
- Độ an toàn: Đạt 100%
Siêu âm sàng lọc dị tật thai nhi là phương pháp không xâm lấn thường được áp dụng nhiều nhất giúp bác sĩ phát hiện dị tật thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đ
Siêu âm giúp theo dõi tình trạng phát triển của bào thai cũng như phát hiện những dị tật để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Thông thường siêu âm thai 3 tháng cuối sẽ sử dụng 1 đầu dò có tần số 3,5 MHz có độ đâm xuyên tương đối tốt. Tuy nhiên, hình ảnh cùng độ phân giải sẽ không thể bằng việc siêu âm đường âm đạo trong những tháng đầu của thai kỳ.
Siêu âm thai thông qua đường bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ chủ yếu để thăm dò, khảo sát sự phát triển của thai nhi thông quá các chỉ số: Đường kính lưỡng đỉnh, đường kính của vùng bụng, tính toán cân nặng của thai nhi, đo lượng nước ối, đo tử cung của người mẹ…
Đầu dò khảo sát trên vùng bụng của người mẹ giúp thu về hình ảnh trên màn hình máy tính. Bác sĩ sẽ căn cứ vào những hình ảnh về túi ối này để chẩn đoán, đánh giá một cách trung thực về cấu trúc, sự phát triển của những cơ quan quan trọng, các cấu trúc xương cùng não bộ của em bé trong bụng mẹ.
Việc siêu âm, chẩn đoán hình ảnh này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kinh nghiệm của chuyên gia cũng như hệ thống trang thiết bị máy móc. Kết quả thu được thường dừng ở mức tương đối. Nếu phát sinh nghi ngờ dị tật thai nhi thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để đưa ra kết luận sau cùng.
2. Xét nghiệm NIPT
- Giá tham khảo: Từ 6 triệu đồng – 17 triệu đồng.
- Mức độ chính xác: Lên đến 99,95%
- Độ an toàn: Đạt 100%
Xét nghiệm nipt cho phụ nữ mang thai là một phương pháp không xâm lấn, sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu của thai phụ nên không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.
NIPTthường được thực hiện vào tuần thứ 10 của thai kỳ hoặc bất cứ thời điểm nào trong 3 tháng cuối thai kỳ. Xét nghiệm chuyên sâu này được chỉ định bởi bác sĩ sản khoa khi có nghi ngờ thai nhi bị dị tật.
Xét nghiệm NIPT được coi là loại xét nghiệm toàn diện nhất, giúp mẹ bầu thực hiện sàng lọc trước sinh an toàn và hiệu quả.
Ngoài các dị tật thai nhi thường gặp, NIPT còn giúp phát hiện một số dị tật trong 3 tháng cuối thai kỳ như: Toàn bộ các đột biến lệch bội của 23 cặp nhiễm sắc thể của thai nhi. Trong đó có 1 số đột biến do mất đoạn nhiễm sắc thể để lại hội chứng chuyển hóa bẩm sinh như: Hội chứng digeorge, hội chứng mất đoạn 15q11…
3. Xét nghiệm chọc ối
- Giá tham khảo: Từ 2,5 triệu đồng – 10 triệu đồng.
- Mức độ chính xác: Lên đến 99,99%
- Độ an toàn: Xét nghiệm không an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến mẹ bầu sinh non, rỉ ối hay bị nhiễm trùng ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Thủ thuật chọc ối là một xét nghiệm xâm lấn thường không được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp. Phương pháp này thường được chỉ định sau cùng khi các xét nghiệm khác cho kết quả gợi ý thai nhi phát triển bất thường.
Mục đích sau cùng của thủ thuật chọc ối là xác định những bất thường của thai nhi về số lượng cũng như cấu trúc đại thể của 23 cặp nhiễm sắc thể, phát hiện những hội chứng dị tật thai nhi như: Down, Patau, Edwards… căn cứ vào nhiễm sắc thể đồ.
Xét nghiệm chọc ối trong 3 tháng cuối thai kỳ còn giúp các chuyên gia đánh giá về về độ trưởng thành của phổi, chất lượng của nước ối, nguy cơ nước ối bị bẩn, nhiễm trùng… Tuy cho kết quả chính xác cao nhất nhưng chọc ối là phương pháp xâm lấn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nên không được ưu tiên sử dụng.
Sàng lọc dị tật thai nhi 3 tháng cuối có an toàn không?
Mức độ an toàn khi xét nghiệm dị tật thai nhi 3 tháng cuối còn phụ thuộc vào các phương pháp mẹ bầu được bác sĩ sản khoa chỉ định thực hiện. Nếu là những biện pháp xét nghiệm không xâm lấn sẽ có độ an toàn cao, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Nếu phải thực hiện những xét nghiệm xâm lấn, mẹ bầu cần tham khảo kỹ tư vấn của chuyên gia, xác định trước những nguy cơ có thể xảy ra.
Đối với những trường hợp mẹ bầu chưa từng làm xét nghiệm dị tật thai nhi trước đó thì nên tiến hành siêu âm thai trước. Phương pháp đơn giản này giúp đánh giá các dị tật hình thái, phát hiện những bất thường đầu tiên. Nếu nghi ngờ dị tật, chuyên gia sẽ chỉ định tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu khác.
Xét nghiệm dị tật thai nhi 3 tháng cuối cần lưu ý gì?
Kết quả xét nghiệm cùng sự an toàn của các phương pháp sàng lọc phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của các chuyên viên cùng sự hiện đại của máy móc, thiết bị chuyên dụng. Vì vậy, mẹ bầu nên cân nhắc lựa chọn đơn vị sàng lọc trước sinh đạt chuẩn ISO về labo xét nghiệm cùng đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn sâu.
Hãy thông báo rõ với bác sĩ nếu từng có tiền sử mang thai, sinh con bị dị tật hoặc người thân trong gia đình đang bị dị tật. Việc khai báo này rất quan trọng, tiền sử của mẹ bầu giúp bác sĩ không bỏ sót chẩn đoán trong quá trình xét nghiệm dị tật thai nhi 3 tháng cuối.
Cân nhắc, lựa chọn loại xét nghiệm phù hợp sẽ giúp mẹ bầu rút ngắn thời gian đợi chờ và tiết kiệm tài chính. Chẳng hạn như, nếu mẹ chọn triple test hay double test để sàng lọc dị tật 3 tháng cuối sẽ chẳng có giá trị gì và tốn kém tiền bạc.
Nếu các kết quả xét nghiệm đều chẩn đoán thai nhi bị dị tật ở 3 tháng cuối, mẹ bầu cần hết sức bình tĩnh, lắng nghe và tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa. Tuy các xét nghiệm trên đây đều có mức độ chính xác cao nhưng vẫn có thể xảy ra sai số. Kết quả còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: Thể trạng của mẹ, tay nghề của chuyên gia, độ hiện đại của máy móc, mẫu lấy…
>>>> Có thể bạn quan tâm: Dị Tật Thai Nhi Có Chữa Được Không? Chi phí, hiệu quả ra sao?
Với những tiến bộ trong y khoa hiện nay, một số dị tật thai nhi có thể được khắc phục hiệu quả sau khi em bé ra đời. Khi đã nắm được tình trạng của em bé hiện tại, cân nhắc kỹ tư vấn của bác sĩ để mẹ bầu sẽ đưa ra những quyết định phù hợp nhất với bản thân và gia đình.
Tóm lại, dị tật thai nhi hoàn toàn có thể xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ vì vậy mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Sàng lọc, xét nghiệm trước sinh trong 3 tháng cuối giúp bà bầu theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi cũng như tầm soát sớm các dị tật để có biện pháp khắc phục kịp thời. Hãy chia sẻ bài viết rộng rãi với mọi người để cùng có thêm nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!