Mụn Cóc (Mụn Cơm) Là Gì? Có Mấy Loại, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân
Mụn cóc là một triệu chứng khá phổ biến đối với nhiều người hiện nay. Theo nghiên cứu, phần lớn mụn cóc hình thành do virus HPV gây ra. Tuy nhiên, không phải loại mụn cóc nào cũng liên quan đến HPV và để lại biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Để hiểu rõ hơn mụn cóc là gì, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mụn cóc (mụn cơm) là gì?
Mụn cóc được xác định là những khối u nhỏ, sần sùi thường mọc trên da bàn tay, chân, mặt. Mụn thường gặp ở tất cả các lứa tuổi. Mụn không để lại nguy hiểm gì cho người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và tính thẩm mỹ của người bệnh.
Với một số loại mụn cóc, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, vì vậy không nên chủ quan trước loại mụn này.
Các loại mụn cóc phổ biến hiện nay
Hiện nay theo các chuyên gia nghiên cứu, mụn cóc có tới 7 loại chính thường gặp. Các loại đều có đặc điểm nhận dạng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn về 7 loại mụn này, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
1. Mụn cóc thông thường
Đây là loại mụn cóc phổ biến nhất trên cơ thể người. Chúng thường bé như hạt cơm, sùi lên thô ráp. Trên đầy mụn chứa các chấm nhỏ đen, đó được xác định là các cục máu nhỏ. Mụn có màu hồng sẫm hơn so với da thường, xuất hiện chủ yếu tại những vùng da từng gặp phải các thương tổn.
2. Mụn cóc phẳng
Dạng mụn cóc phẳng được xác định do virus HPV 3, HPV 10, HPV 28 và HPV 49 gây ra. Chúng thường sinh sống nhỏ, lẻ phát triển với số lượng lớn trên khắp cơ thể người, đặc biệt là các khu vực mặt, cổ, ngực,…
Thông thường mụn cóc phẳng có kích thước từ 1-5 mm và mịn hơn so với các loại mụn cóc còn lại. Chúng có thể mọc từ 20 đến hơn 200 nốt mụn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Mụn không gây đau, rát, ngứa và không có ảnh hưởng gì lớn tới người bệnh.
3. Mụn cóc dạng sợi
Loại mụn này còn có tên gọi khác là mụn cóc Filiform có cấu trúc dạng sợi, gai giống như một chiếc bàn chải nhỏ. Mụn có xu hướng xuất hiện nhiều tại các bộ phận trên mặt của người bệnh như mắt, mũi, miệng. Mặc dù không có biểu hiện đau, ngứa nhưng mụn ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt và tính thẩm mỹ trên khuôn mặt.
4. Mụn cóc ở chân
Mụn cóc ở chân thường do virus HPV 1 gây ra. Khác với các loại mụn cóc khác thì mụn cóc ở chân nằm ẩn bên dưới, lõm vào như lòng chảo. Những nốt mụn này chạm vào hay di chuyển nhiều sẽ có cảm giác vướng víu, đau nhức.
5. Mụn cóc ở tay
Mụn cóc ở tay được xác định chủ yếu là do virus HPV 24, HPV 27 và HPV 29 gây ra. Thông thường, mụn sẽ hình thành những nốt nhỏ nổi lên trên bề mặt da. Tại chân mụn có xu hướng thô, cứng, sần sùi. Mụn cóc thường mọc ở mu bàn tay và giữa các ngón tay nên gây khó khăn cho người bệnh trong việc cầm, nắm.
6. Mụn cóc sinh dục
Cùng với mụn cóc thông thường thì mụn cóc sinh dục cũng được xếp vào những loại mụn cóc thường xuyên xuất hiện trên cơ thể người. Thường mụn cóc sẽ mọc tại các bộ phận sinh dục, nhiều người gọi chúng với tên gọi khác là sùi mào gà. Đây cũng được đánh giá là một trong những tác nhân nguy hiểm dẫn tới các bệnh ung thư.
7. Mụn cóc quanh móng
Mụn cóc quanh móng có lẽ là loại mụn ít người biết tới nhất vì trên thực tế, tỷ lệ xuất hiện của loại mụn này là khá thấp. Mụn thường xuất hiện xung quanh móng tay hoặc móng chân của người bệnh. Mụn không gây đau hay ngứa nhưng có thể sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển móng.
Nguyên nhân hình thành mụn cóc
Theo một số chuyên gia cho rằng, mụn cóc xuất hiện do nguyên nhân chính là do cơ thể nhiễm phải virus HPV lây nhiễm qua đường tình dục. Mặc dù không phải tất cả các chủng virus khi xâm nhập vào trong cơ thể con người sẽ xuất hiện triệu chứng mụn cóc nhưng đây là biểu hiện thường thấy nhất.
Một số người không quan hệ tình dục nhưng vẫn mắc mụn cóc có thể là do dùng chung các vật dụng cá nhân. Ngoài lây nhiễm virus thì mụn cóc cũng có tốc độ lây lan nhanh chóng từ người sang người.
Tuy nhiên, không phải ai khi nhiễm virus HPV cũng đều xuất hiện triệu chứng mụn cóc. Tùy thuộc vào chủng virus và cơ địa của từng người sẽ xuất hiện những biểu hiện của cơ thể khác nhau.
Một số trường hợp được xác định là dễ lây nhiễm và là nguyên nhân nhiễm bệnh cho những người xung quanh là:
- Quan hệ tình dục bừa bãi, không đảm bảo quy tắc quan hệ tình dục đề ra
- Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp phòng tránh, bảo vệ
- Mụn cơm được xác định thường xảy ra ở lứa tuổi thanh niên và thiếu niên
- Những người có hệ miễn dịch yếu, kém
- Người từng bị tổn thương da sau các vết trầy, xước, vết thương hở.
Dấu hiệu của mụn cóc
Thông thường mụn cóc có nhiều dạng khác nhau nên biểu hiện của mụn cóc cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, ở một số loại có những biểu hiện cơ bản chung dễ dàng có thể nhận biết được. Sau đây là một số dấu hiệu mụn cóc mà bạn có thể theo dõi:
- Xuất hiện cục u sần sùi, nhỏ có cùi dày
- U nhú có màu hồng, trắng hoặc xám
- Mụn cóc có xu hướng nhám, thô
- Mụn nhỏ, nằm rải rác tại các vị trí khác nhau
Với một số trường hợp mụn cóc biến chứng nguy hiểm, dưới đây là một số biến chứng có thể gặp, nếu thấy các triệu chứng sau, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám:
- Đau nhiều tại vùng mụn
- Mụn thay đổi màu sắc
- Mặc dù đã được chữa nhưng mụn không hết, diễn ra trong thời gian dài, lây lan ra các khu vực khác
- Mụn có mủ, mủ mụn bị vỡ ra
Biến chứng nguy hiểm của mụn cóc
Hầu hết mụn cóc được các chuyên gia đánh giá là mụn lành, không gây hại hay nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nếu như được chữa trị trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp.
Tuy nhiên, với một số trường hợp cơ thể nhiễm phải chủng virus HPV nguy hiểm, gây ra triệu chứng là mụn cóc thì khi này, mụn cóc vô cùng nguy hiểm và có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng trực tiếp tới sức khỏe.
Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp khi mắc phải bệnh mụn cóc:
- Biến dạng: Đối với một số người có hệ miễn dịch yếu, kém thì đây là môi trường thuận lợi cho virus phát triển, các nốt mụn cóc xuất hiện nhiều hơn trên tay, chân, và các bộ phận khác trên cơ thể dẫn tới biến dạng.
- Nhiễm trùng: Những người khi xuất hiện mụn cóc, có thể một số mụn xuất hiện mủ đỏ, dễ bị nhiễm trùng nếu như không được vệ sinh đúng cách. Khi nhiễm trùng không xử lý luôn có thể hoại tử bộ phận đang mọc mụn.
- Lo lắng, trầm cảm: Theo tâm lý của một số người khi xuất hiện mụn cóc là vô cùng sợ hãi lo lắng bản thân sẽ gặp phải nguy hiểm. Mặc dù đã biết không phải loại mụn cóc nào cũng để lại biến chứng nghiêm trọng nhưng một số người vẫn cảm thấy bất an, dần dẫn đến stress, trầm cảm.
- Sinh sản: Với một số mẹ đang mang thai, nếu như mắc phải bệnh mụn cóc, ít nhiều mụn cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình mang thai của mẹ. Nếu như không được điều trị sớm, mụn sẽ phát triển lớn mạnh, đặc biệt ở các bộ phận sinh dục, gây khó khăn trong quá trình tiểu tiện, đại tiện.
- Ung thư: Ung thư là biến chứng nghiêm trọng nhất do virus HPV gây ra. Mụn cóc cũng là một trong những triệu chứng thường thấy đối với những người mắc các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hầu họng,…Mặc dù việc mắc ung thư không chiếm tỉ lệ cao trong số những người mắc bệnh mụn cóc nhưng đây vẫn là một vấn đề nguy hiểm cần đề phòng.
Một số câu hỏi liên quan đến mụn cóc thường gặp
Mụn cóc là vấn đề không còn xa lạ đối với nhiều người, hiện nay tỉ lệ số người mắc phải mụn cóc ngày càng nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại mụn này.
Dưới đây là tổng hợp những thắc mắc chung của không ít người về bệnh mụn cóc.
Mụn cóc có lây không?
Mụn cóc HPV có lây không là thắc mắc chung của không ít người. Mụn cóc được xác định là có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc da kề da. Nếu như bạn vô tình chạm vào mụn cóc của người khác hay chạm vào vết thương hở của những người đang mắc bệnh mụn cóc thì có nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc phải căn bệnh này.
Một số người cho rằng không tiếp xúc với người bị mụn cóc nhưng tại sao vẫn xuất hiện mụn cóc mới mọc? Điều này vô cùng dễ hiểu, vì ngoài cơ chế lây nhiễm khi tiếp xúc giữa người với người thì mụn cóc còn có thể tự lây nhiễm từ chính cơ thể người bệnh. Từ những nốt mụn mọc đầu tiên, sau một thời gian chúng có thể mọc tiếp tại các khu vực khác mặc dù đã hạn chế để chúng tiếp xúc với nhau.
Ngoài ra, nếu như bạn sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, dao cạo, bàn chải đánh răng, quần áo, bấm móng tay,…với người bị bệnh thì virus từ người bệnh cũng có thể lây sang và xâm nhập vào cơ thể bạn. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng chung và tiếp xúc với những người đang bị bệnh mụn cóc để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Mụn cóc có tự hết được không?
Theo như các chuyên gia, 70% mụn cóc có thể tự mất đi sau vài tháng, vài năm hình thành. Tuy nhiên, đó là một quá trình dài vì sau khi mụn cóc phát triển, lây lan khắp cơ thể mới có thể mất đi được. Việc mụn cóc tự mất đi còn phụ thuộc vào cơ thể của từng cá nhân, không phải cơ thể nào cũng có thể tự đào thải virus, loại bỏ mụn cóc.
Với những trường hợp mụn cóc biến mất nhưng chúng vẫn có thể quay trở lại xuất hiện ở các vị trí khác, cho tới nay khi áp dụng các biện pháp điều trị mụn cóc, vẫn ít có phương pháp nào điều trị dứt điểm được căn bệnh này.
Mụn cóc có đau không?
Thông thường, một số người từng mắc mụn cóc cho rằng loại mụn này không gây đau, ngứa gì nên không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp mụn cóc ở các vị trí cử động nhiều như lòng bàn tay, lòng bàn chân khi di chuyển nhiều sẽ gây đau cho người bệnh.
Sau một thời gian kéo dài, mụn sẽ chai cứng lại, dần mất cảm giác tại khu vực mọc mụn. Cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ nếu không muốn ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Làm thế nào để chữa mụn cóc?
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc chính thức được cấp phép bởi Bộ Y tế đặc trị dành riêng cho mụn cóc, điều trị HPV. Vì vậy, một số biện pháp chữa trị chỉ mang tính chất tạm thời, không thể điều trị vĩnh viễn.
Mụn cóc là một triệu chứng không quá nguy hiểm nên người bệnh có thể lựa chọn tự chữa trị tại nhà hoặc tìm đến các cơ sở y tế uy tín để chữa. Với những trường hợp lựa chọn chữa trị tại nhà chỉ nên áp dụng các biện pháp đơn giản, tránh sử dụng các loại thuốc dân gian khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, có thể dẫn tới nhiễm trùng mủ mụn.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị mụn cóc phù hợp riêng với từng đối tượng. Với mỗi cá nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị riêng nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất.
Căn cứ vào thời gian mắc bệnh, số lượng mụn, mức độ lây lan của mụn mà các phương pháp điều trị được ra đời. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả, an toàn được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa:
- Bôi thuốc trị mụn: Bôi thuốc là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất hiện nay vì tính tiện lợi của nó. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh bôi. Cần thực hiện đúng chỉ định của đơn để đạt được hiệu quả. Tránh bôi lây lan ra những vùng da không mọc mụn, có thể gây tổn thương da vì da không điều chỉnh được lượng acid hợp lý.
- Áp lạnh: Đây là phương pháp áp dụng kỹ thuật được nhiều người áp dụng. Các sợi nitơ lỏng có nhiệt độ xuống tới -196 độ C sẽ được áp vào các nốt mụn, khiến cho các nốt đông lạnh, chết đi. Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả so với các biện pháp khác, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể gây rộp các vùng da xung quanh vì nhiệt độ quá thấp.
- Phẫu thuật: Với những trường hợp bất khả kháng, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng biện pháp phẫu thuật với người mắc mụn cóc. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ đi khối thịt mụn cóc sau đó khâu kín lại vết cắt. Biện pháp này có thể loại bỏ mụn nhanh chóng, tuy nhiên nếu không vệ sinh sạch sẽ sau phẫu thuật có thể bị nhiễm trùng.
- Laser: Laser là biện pháp được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay vì mức độ tiện lợi, nhanh chóng của nó. So với áp lạnh và phẫu thuật thì laser ít để lại ít rủi ro hơn. Sau khi chiếu laser xong nên được chăm sóc cẩn thận vết thương để tránh gặp phải các biến chứng về sau.
Các biện pháp phòng ngừa mụn cóc
Mặc dù không ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe người bệnh nhưng với những người mắc mụn cóc ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoat. Vì vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải bệnh lý này, bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng tránh dưới đây:
- Tiêm phòng vaccine HPV càng sớm càng tốt
- Tuyệt đối không chạm vào nốt mụn cóc của người bệnh
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác (đặc biệt là những người đang nhiễm virus)
- Nếu có xuất hiện mụn cóc ở tay hoặc chân thì không gãi, cậy tránh tình trạng mụn lây lan sang các khu vực khác
- Không tiếp xúc tay không, chân không tại các khu vực công cộng
- Không cắn móng tay (đặc biệt có mụn cóc mọc gần đó)
- Quan hệ tình dục sử dụng bao cao su
- Không quan hệ bừa bãi với nhiều người
Trên đây là những giải đáp chi tiết về bệnh mụn cóc cho những ai có thắc mắc về loại bệnh này. Mặc dù là một bệnh lý an toàn nhưng một số loại mụn cóc có thể gây ra những biến chứng bất thường. Do đó, khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám bạn nhé. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và gia đình trong vấn đề bảo vệ sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!