Sau khi Tiêm HPV Cần Kiêng Ăn Gì? Lưu Ý Bạn Cần Biết
Việc tiêm HPV phòng chống ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng chống ung thư cổ tử cung hữu hiệu nhất hiện nay. Một số người có thắc mắc chung là sau khi tiêm hpv cần kiêng ăn gì. Để biết rõ hơn về những vấn đề sau khi tiêm, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây.
Sau khi tiêm HPV xong, cần kiêng ăn gì?
Theo thông tin từ các chuyên gia nghiên cứu về vaccine HPV tính tới thời điểm hiện tại, sau khi tiêm HPV người bệnh không cần phải kiêng ăn bất cứ thực phẩm nào. Vì đây là một loại vaccine lành tính, không gây sốc phản vệ nên không cần kiêng ăn.
Sau khi tiêm HPV, nhân viên y tế tại cơ sở y tế mà bạn lựa chọn để tiêm phòng sẽ tư vấn riêng những điều cần kiêng cữ sau khi tiêm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người sẽ phải kiêng khác nhau. Vì vậy, không cần quá lo lắng vấn đề kiêng ăn sau khi tiêm phòng HPV đâu nhé.
Bên cạnh đó, sau khi tiêm bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vào bên trong cơ thể để tăng sức đề kháng của cơ thể hơn. Vì chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe, đối với một cơ thể luôn khỏe mạnh sẽ hạn chế được tình trạng gặp tác dụng phụ sau khi tiêm.
Những lưu ý sau khi tiêm HPV
Mặc dù không cần kiêng ăn tuy nhiên sau khi tiêm HPV, cần phải lưu ý khi tiêm HPV một số vấn đề để thuốc đạt được hiệu quả cao nhất và tránh gặp phải trường hợp sốc phản vệ, tác dụng phụ của thuốc để lại.
Không mang thai sau khi tiêm
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, sau khi tiêm HPV không nên mang thai, vì trong thời gian thuốc mới tiếp xúc với cơ thể khi mang thai sẽ khiến thai nhi hấp thụ phải vaccine này.
Mặc dù có tác dụng phòng tránh ung thư cổ tử cung nhưng trẻ từ 9 tuổi trở lên mới có thể tiêm vaccine, những trường hợp dưới 9 tuổi sẽ gây hại cho cơ thể các bé.
Với những trường hợp sau khi tiêm lỡ mang thai, cần tới ngay bệnh viện để tiến hành sàng lọc, làm xét nghiệm HPV theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp các em bé khi hấp thụ phải thuốc dẫn tới dị tật bẩm sinh.
Hạn chế quan hệ tình dục sau tiêm
Sau khi tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung, không nên quan hệ tình dụng ngay sau đó vì khi vừa tiêm xong, vaccine vẫn chưa tạo ra được kháng thể vững chắc bên trong cơ thể nên trường hợp lây nhiễm bệnh cho nhau là có thể xảy ra.
Theo các bác sĩ, nên hạn chế quan hệ tình dục nếu có thể thì hạn chế trong suốt quá trình diễn ra tiêm phòng ngừa, nếu không thì nên để cách thời gian bắt đầu tiêm khoảng 1 tháng.
Những biểu hiện có thể gặp sau khi tiêm
Mặc dù vaccine HPV là một loại vaccine lành tính, ít gây sốc phản vệ tuy nhiên sau khi tiêm, một số trường hợp có thể gặp những biểu hiện bất thường. Những đừng lo, đây chỉ là những tác dụng phụ của thuốc, không quá nguy hiểm tới tính mạng.
Sưng, tấy khu vực tiêm
Thông thường, sau khi tiêm các loại vaccine chỗ tiêm sẽ có dấu hiệu bị sưng đỏ, tấy, đau buốt cánh tay. Đây hoàn toàn là triệu chứng bình thường, không gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Để giảm sưng, tấy bạn có thể sử dụng đá lạnh chườm lên vết thương vừa tiêm để khắc phục tình trạng này. Thực hiện trong một thời gian ngắn khoảng 30p, khu vực tiêm sẽ giảm đau, sưng và trở lại trạng thái bình thường.
Nếu như cơn đau, nhức xuất hiện cùng với sốt cao diễn ra trong thời gian dài, bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và khám đề phòng.
Nhức đầu sau khi tiêm
Sau khi tiêm vaccine phòng chống HPV, có thể một số người sẽ có tình trạng choáng váng, nguyên nhân là do các kháng thể từ vaccine đi vào sâu bên trong cơ thể, hình thành bức tường thành vững chãi để chống lại sự xâm nhập của virus HPV.
Tùy thuộc vào thể trạng của từng người sẽ xảy ra tình trạng đau đầu này nên nếu bản thân có cảm thấy choáng váng, cũng không cần lo sợ vì đó là phản ánh thường gặp thôi bạn nhé.
Sau khi tiêm xong, bạn có thể nằm nghỉ để cơ thể được nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng sau vừa tiêm xong, sẽ khiến cơn đau đầu dữ dội hơn. Và cơn đau chỉ xuất hiện trong thời gian từ 1-2 tiếng, sau đó hoàn toàn biến mất.
Buồn nôn, tiêu chảy
Tùy thuộc vào thể trạng của từng người có sức đề kháng khác nhau, nên mức độ phòng vệ lại virus là khác nhau. Với những trường hợp có sức để kháng tốt, vaccine sẽ phản ánh mạnh hơn để có thể thích nghi được với sức đề kháng của cơ thể, chống lại virus.
Với những trường hợp như vậy, có thể dẫn tới tình trạng buồn nôn và tiêu chảy do mức độ phản ánh của vaccine quá mạnh chứ không có gì quá nguy hiểm.
Phản ứng này thông thường chỉ diễn ra trong vài tiếng đồng hồ, dài nhất là 1 ngày. Nếu như triệu chứng kéo dài nhiều ngày sau khi tiêm, cần tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Trên đây là những câu trả lời cho thắc mắc chung của không ít người sau khi tiêm HPV cần kiêng ăn gì. Bên cạnh đó là những lưu ý cần để tâm tới sau khi tiêm. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn sẽ có những kiến thức về tiêm HPV để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!