Vì Sao Anh Em Ruột Có Cùng Nhóm Máu Hoặc Khác Nhóm Máu?

Anh chị em ruột trong một gia đình có thể có cùng hoặc khác nhóm máu. Nhóm máu của con được quy định dựa trên quy luật Mendel và do sự kết hợp giữa nhóm máu của bố và mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết xem liệu rằng anh em ruột có cùng nhóm máu không.

Vì sao anh em ruột có thể cùng hoặc khác nhóm máu?

Anh chị em trong cùng gia đình, có chung cả bố và mẹ nhưng có thể có nhóm máu khác nhau, được giải thích qua quy luật Mendel trong lĩnh vực di truyền học về hệ thống nhóm máu ABO.

Hệ thống ABO được chia làm 4 nhóm gồm có: Nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB và nhóm máu O. Trong đó, ký hiệu nhóm máu biểu thị sự có mặt của các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Theo quy luật Mendel, nhóm máu gồm 3 gen được quy định mang tính trạng trội là Alen, Alen lA, lB và một mang tính trạng lặn là Alen lo. Cụ thể:

  • Người nhóm máu A: mang kiểu gen lAlA hoặc lAlo;
  • Người nhóm máu B: mang kiểu gen lBlB hoặc lBlo;
  • Người có nhóm máu AB: mang kiểu gen lAlB;
  • Người nhóm máu O: mang kiểu gen lolo.

Theo quy tắc, nhóm máu của bố mẹ khi kết hợp để truyền cho con có thể tạo ra những nhóm máu khác nhau ở người con. Xác suất người con có chung nhóm máu với bố mẹ trong một số trường hợp chỉ ở mức 25% vì 2 nhóm máu khác nhau của bố mẹ kết hợp có thể cho ra 4 loại nhóm máu khác nhau ở đời con. Vì thế, trong nhiều trường hợp, cũng thật dễ hiểu tại sao con không cùng nhóm máu với bố mẹ.

Trong số các nhóm máu được tạo thành ở người con, cũng có những nhóm máu giống bố hoặc mẹ, hoặc có thể giống cả bố và mẹ. Cụ thể, quy luật di truyền nhóm máu được thể hiện qua bảng minh họa sau:

anh em ruột có cùng nhóm máu không
Dự đoán nhóm máu của con dựa vào nhóm máu của bố và mẹ.

Trường hợp anh em cùng nhóm máu

Mặc dù nhóm máu chỉ đưa ra manh mối về quan hệ huyết thống anh em ở mức tương đối chính xác, có một số trường hợp anh chị em chắc chắn có cùng nhóm máu

1. Cả bố và mẹ đều mang nhóm máu O

Nhóm máu do 3 alen A, B, O quy định và biểu hiện của nhóm máu lại phụ thuộc vào kiểu gen của mỗi người như sau:

Kiểu gen Nhóm máu
AO hoặc AA A
BO hoặc BB B
AB AB
OO O

Dựa vào bảng trên, ta thấy được rằng người có nhóm máu O chỉ có kiểu gen là OO. Điều này đồng nghĩa rằng, nếu cả bố và mẹ có mang nhóm máu O, trong khi theo quy luật di truyền, con nhận 1 alen từ bố và 1 alen từ mẹ, thì chắc chắn kiểu gen của con sẽ là OO và tất cả những người con sinh ra bởi cặp bố mẹ này sinh ra đều mang nhóm máu O.

anh em ruột có cùng nhóm máu không
Nếu cả bố và mẹ có cùng nhóm máu O thì anh chị em ruột có chung nhóm máu O giống bố mẹ.

2. Sinh đôi cùng trứng

Sinh đôi cùng trứng là trường hợp một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng tạo thành 1 hợp tử. Nhưng sau đó, trong quá trình hợp tử phát triển thì nó tách đôi thành 2 phôi thai. Do vật chất di truyền trong hai phôi thai này hoàn toàn giống nhau nên trường hợp sinh đôi cùng trứng sẽ tạo thành 2 đứa trẻ có nhóm máu và giới tính giống nhau.

anh em ruột có cùng nhóm máu không
Trường hợp 2 anh em trai hoặc 2 chị em gái sinh đôi cùng trứng sẽ có nhóm máu giống nhau.

3. Một số trường hợp khác

Trong trường hợp bố và mẹ có cùng nhóm máu A trong đó bố mang kiểu gen AA, mẹ mang kiểu gen AA hoặc AO thì con cái chắc chắn sẽ mang nhóm máu A. Nguyên nhân được giải thích rằng trong trường hợp này, người con sẽ nhận 1 alen của bố mẹ tạo thành kiểu gen AA hoặc AO. Và dù mang kiểu gen AA hay AO thì con vẫn mang nhóm máu A. Do đó, các con trong gia đình này đều có chung nhóm máu A với bố mẹ.

Điều này được suy ra tương tự đối với cặp bố mẹ có cùng nhóm máu B, trong đó bố mang kiểu gen BB, mẹ mang kiểu gen BB hoặc BO.

anh em ruột có cùng nhóm máu không
Một số kiểu gen của bố mẹ khi kết hợp chỉ có thể sinh con cái cùng một nhóm máu.

Mối quan hệ giữa nhóm máu và quan hệ huyết thống

Mặc dù trong những trường hợp nêu trên, nhóm máu của anh chị em giống nhau hoàn toàn với xác suất 100% nhưng nhóm máu không được công nhận như một căn cứ có giá trị pháp lý về quan hệ huyết thống bởi nhóm máu không phải độc nhất. Điều này được hiểu rằng những người không có quan hệ huyết thống vẫn có thể có cùng nhóm máu.

Ngoại trừ các trường hợp nêu trên, nhóm máu của anh chị em trong gia đình vẫn có thể giống hoặc khác nhau với xác suất khác nhau. Vì thế, dựa vào nhóm máu để xác định huyết thống là chưa đủ cơ sở khoa học và thiếu tính thuyết phục.

Vì thế, ngày nay, để chứng minh quan hệ huyết thống, các chuyên gia cần ứng dụng phương pháp xét nghiệm ADN với độ chính xác lên đến hơn 99,99%.

anh em ruột có cùng nhóm máu không
Xét nghiệm ADN là phương pháp chính xác nhất hiện nay để xác minh mối quan hệ huyết thống.

Bài viết trên đây là lời giải thích cho câu hỏi anh em ruột có cùng nhóm máu không. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn mối quan hệ về nhóm máu giữa các anh chị em trong gia đình. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên đánh giá 5 sao bạn nhé!

3.7/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

te-bao-nhan
Báo Giá Xét Nghiệm ADN Huyết Thống (cập nhật chi phí 2024)

Xét nghiệm ADN huyết thống bao nhiêu tiền và xác định bằng mẫu nào luôn là câu hỏi nhiều người có ý định xét nghiệm...

lay-mau-xet-nghiem-bang-mong-tay
Chi Phí Xét Nghiệm ADN Bằng Móng Tay, Độ Chính Xác Tuyệt Đối

Xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không? Theo các nghiên cứu hiện nay, xét nghiệm ADN bằng móng tay cho ra kết...

Xét nghiệm ADN Bằng Máu: Chi Phí, Độ Chính Xác Cập Nhật 2024

Khi nhắc đến việc nên lấy gì để thực hiện xét nghiệm ADN hầu hết tất cả mọi người đều sẽ trả lời là sẽ...

làm giấy xét nghiệm ADN giả
Tư Vấn: Giấy Xét Nghiệm ADN Làm Giả Được Không?

Làm giấy xét nghiệm ADN giả được không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra trong thời gian qua. Tuy nhiên, câu trả lời...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email