Chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không? Tư vấn từ bác sĩ

Phương pháp chọc ối xét nghiệm ADN là phương pháp phổ biến trong xét nghiệm ADN thai nhi. Vậy chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không? Câu trả lời là không nguy hiểm nếu như bạn có hiểu biết và thực hiện đúng chỉ dẫn. Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên chọc ối trong vòng tuần thai thứ 15 – 23 của thai kỳ để đảm bảo an toàn. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ lý do vì sao.

Chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không?

Chọc ối xét nghiệm ADN có những rủi ro nguy hiểm, nhưng nhìn chung phương pháp này an toàn nếu như bạn có hiểu biết và được thực hiện đúng cách.

Chọc dò ối là thủ thuật xâm lấn trực tiếp vào môi trường sống của thai nhi nên chọc ối mang những nguy cơ tiềm ẩn như:

  • Sảy thai
  • Nhiễm trùng ối
  • Bị rỉ ối
  • Chấn thương thai nhi
  • Nhạy cảm Rh-
  • Chuột rút và chảy máu âm đạo

Nếu không thật sự cần thiết, trong trường hợp không bắt buộc phải xét nghiệm ADN thai nhi hoặc có đủ điều kiện làm xét nghiệm ADN không xâm lấn thì bạn nên cân nhắc những rủi ro. Do đó trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm có xâm lấn nào, thai phụ và gia đình cần có sự tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia để cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không
Chọc ối xét nghiệm ADN có thể đem đến một số rủi ro

Chọc ối xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền?

Thông thường, chi phí xét nghiệm ADN xâm lấn bằng phương pháp chọc ối dao động từ 7.000.000 đến 8.000.000 đồng chưa bao gồm chi phí chọc ối.

Thời gian Chi phí Chi phí chọc ối
1 – 2 ngày 7.000.000đ 2.000.000đ
4 – 12 giờ 8.000.000đ 2.000.000đ

Lưu ý: Chi phí chọc ối ở mỗi địa phương sẽ có mức chênh lệch khác nhau. Chi phí cho 1 lần xét nghiệm ADN nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không
Chi phí chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi từ 7.000.000 đến 8.000.000 đồng.

Tại sao có thể chọc ối xét nghiệm ADN trẻ sơ sinh?

Vì nước ối là môi trường sống của thai nhi và có khả năng tái hấp thu nên trong nước ối cũng có các tế bào ADN của thai nhi. Điều này là nguyên nhân giúp cho việc xét nghiệm ADN huyết thống có thể được diễn ra bằng thủ thuật chọc ối.

Nước ối bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 12 của thai kỳ và có vai trò nuôi dưỡng thai nhi phát triển nhờ các chất sinh dưỡng trong đó. Nước ối có chứa da, màng ối, và dây rốn của thai nhi – những tế bào chứa ADN, và các chuyên gia hoàn toàn có thể tách chiết để tiến hành làm xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống với người cha, hoặc chẩn đoán các nguy cơ bệnh về di truyền thai nhi có khả năng mắc phải.

chọc ối xét nghiệm ADN
Có thể xét nghiệm ADN được vì nước ối có chứa da, màng ối, và dây rốn của thai nhi.

Khi thực hiện xét nghiệm ADN, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chọc dò và thu mẫu nước ối của thai phụ để phân tích ADN so sánh với mẫu xét nghiệm của người cha. Với phương pháp chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi, chuyên viên y tế sẽ phân tích mẫu dịch ối tiếp xúc trực tiếp với đứa bé và mẫu máu/tóc có chân tóc/móng tay của người cha.

Khi nào được thực hiện chọc ối xét nghiệm ADN an toàn?

Việc thực hiện chọc ối thường được diễn ra vào tuần thứ 15 đến tuần thứ 23 của thai kì, vì thời điểm này khả năng lấy nước ối thành công cao nhất, tỉ lệ gặp phải biến chứng cho cả mẹ và thai nhi là thấp nhất.

Do đó, các mẹ bầu được khuyên không nên chọc ối xét nghiệm ADN sớm hơn hay muộn hơi thời gian được khuyến nghị. Mặc dù trước khi chọc ối cần phải siêu âm để xác định tuần tuổi thai nhưng để đảm bảo an toàn cho cả thai phụ và thai nhi, mẹ bầu nên chủ động chú ý tuần tuổi thai để dễ dàng theo dõi và khám, xét nghiệm.

chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không
Cần tiến hành siêu âm trước khi chọc ối xét nghiệm ADN

Quy trình chọc dò lấy mẫu nước ối an toàn

  • Bước 1: Bác sĩ siêu âm nhằm xác định tuần thai và tình trạng nhau thai.
  • Bước 2: Bác sĩ xác định được vị trí chọc ối an toàn cho mẹ và bé thông qua hình ảnh siêu âm. Sau đó, bác sĩ vệ sinh phần bụng của người mẹ với chất khử trùng rồi bắt đầu tiêm thuốc tê tại chỗ qua da.
  • Bước 3: Bác sĩ sử dụng một đầu tiêm dài và mỏng để chọc vào vị trí đã khử trùng trước đó, rút khoảng 10 – 15ml nước ối trong vòng thời gian khoảng 30 giây. Dịch ối này sẽ được dùng làm mẫu xét nghiệm ADN thai nhi.
  • Bước 4: Nước ối sau khi thu xong được bảo quản trong ống chuyên dụng vô trùng và dụng cụ đựng dịch nước ối phải được đậy nắp thật chặt để không bị trào hoặc rò rỉ ra bên ngoài. Điều kiện nước ối đạt yêu cầu là có màu vàng nhạt. Sau đó, các bác sĩ đem mẫu nước ối này đi kiểm tra bằng các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết.
  • Bước 5: Sau khi lấy nước ối, mẹ nằm nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của thai nhi.
chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi
Chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không? Mô tả quá trình chọc ối.

Những lưu ý để tiến hành chọc ối xét nghiệm ADN an toàn

  • Mẫu dịch nước ối cần được thu tại bệnh viện hoặc phòng khám có uy tín, người thu mẫu phải có kinh nghiệm.
  • Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện chọc dò ối trong vòng tuần thai thứ 15 đến 23. Nếu thực hiện sớm hơn thời gian này thì túi ối còn bé, nếu thực hiện muộn hơn thì kích thước thai nhi đã lớn hơn, tăng khả năng làm tổn thương thai nhi và túi ối.
  • Thai phụ cần phải làm xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe, thai nhi cần được siêu âm để xác định tuần thai cũng như tình trạng trước khi thực hiện thủ thuật chọc dò ối.
  • Thai phụ được khuyến cáo uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm.
  • Mẹ bầu sau khi chọc ối xong có thể cần phải nằm lại bệnh viện khoảng 20 phút để bác sĩ theo dõi rồi mới được xuất viện.
  • Hầu hết các thai phụ đều cảm thấy chọc ối không gây nhiều đau đớn nhưng vẫn cần theo dõi sức khỏe trong một vài ngày.
  • Trong vòng 1 ngày sau khi chọc ối, thai phụ nên nghỉ ngơi, cần tránh mang vác đồ nặng, không quan hệ tình dục.
  • Thai phụ cần quay lại bệnh viện hoặc liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa nếu thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu như sốt, buồn nôn, đau ở vùng vai, đau bất thường ở bụng dưới, chảy máu âm đạo, chảy dịch ở âm đạo.
chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không
Nếu có dấu hiệu bất thường sau khi chọc dò ối, mẹ bầu phải liên hệ lại ngay bệnh viện

Chọc dò ối huyết thống bao lâu có kết quả?

Thường thì kết quả xét nghiệm ADN thai nhi bằng thủ thuật chọc dò ối được trả trong vòng 2 ngày sau khi thu mẫu. Kết quả xét này có thể được trả sớm nhất là trong vòng 4 giờ nhờ vào hệ thống máy móc tân tiến và chuyên môn cao của đội ngũ bác sĩ ngày nay. Tuy nhiên thời gian trả kết quả còn phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm và chất lượng mẫu nước ối.

Chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không
Kết quả xét nghiệm ADN bằng phương pháp chọc ối có thể trả sau 1 – 2 ngày.

Liệu có nên chọc ối xét nghiệm ADN?

Không thể kết luận rằng không nên dùng phương pháp này vì một số rủi ro như sảy thai bởi tỉ lệ sảy thai do chọc dò ối không cao. Tuy nhiên phương pháp này thường không được khuyến cáo, đặc biệt đối với sản phụ mang nhóm máu Rh- vì dễ có khả năng sảy thai. Khi tiến hành chọc ối xét nghiệm ADN, giữa thai nhi và thai phụ có hiện tượng xuất huyết.

Trong trường hợp cần tiết kiệm chi phí, nếu được bác sĩ chỉ định cần chọc nước ối để kiểm tra sàng lọc trước sinh hay cần làm xét nghiệm ADN huyết thống thì bạn cứ yên tâm vào các chuyên môn của các bác sĩ, máy móc cũng như độ an toàn của phương pháp này ở Việt Nam hiện nay. Nhưng nếu như có điều kiện về kinh tế, bạn nên chọn phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn bởi nó an toàn hơn đối với sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi.

Chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không
Thai phụ mang nhóm máu Rh- không nên chọc ối xét nghiệm ADN.

Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi chọc ối xét nghiệm ADN có nguy hiểm không và khi nào được thực hiện. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bên dưới phần bình luận để được chuyên trang giải đáp bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

xét nghiệm ADN ông cháu
Xét Nghiệm ADN Giữa Ông Và Cháu Có Chính Xác Không? Lưu ý gì?

Ngày nay, nhu cầu xét nghiệm ADN ông cháu cũng dần tăng cao nhưng còn nhiều người mơ hồ về khái niệm, độ chính xác...

so sánh adn và arn
So Sánh ADN Và ARN: Giống Và Khác Nhau Ở Điểm Nào?

Nhiều người còn nhầm lẫn giữa ADN và ARN vì chúng có khá nhiều điểm chung. Tuy nhiên, ADN và ARN là 2 loại phân...

xét nghiệm adn bằng nước bọt
Xét nghiệm ADN bằng nước bọt chính xác không? Ưu điểm là gì?

Xét nghiệm ADN bằng nước bọt là xét nghiệm ADN qua tế bào niêm mạc miệng và được ứng dụng rất phổ biến hiện nay....

cách kiểm tra huyết thống thời xưa
4 Cách Kiểm Tra Huyết Thống Thời Xưa, Độ Chính Xác Ra Sao?

Xưa kia, khi y học chưa được phát triển, các thế hệ tổ tiên đã nghĩ ra nhiều cách để kiểm tra quan hệ huyết...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email