Giải Thích 9 Nguyên Nhân Gây Ra Dị Tật Thai Nhi, Từ Chuyên Gia

Dị tật thai nhi có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do yếu tố di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng của mẹ, yếu tố kinh tế, mẹ bị bệnh truyền nhiễm… Có những trường hợp thai nhi được phát hiện trước sinh nhờ các phương pháp xét nghiệm hiện đại, nhưng cũng có những trường hợp em bé sau khi sinh mới phát hiện ra. Xác định nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi sẽ giúp mẹ bầu biết được phải tiến hành sàng lọc trước sinh ra sao.

nguyên nhân gây dị tật thai nhi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị tật thai nhi

 9 nguyên nhân gây dị tật thai nhi thường gặp

Nghiên cứu của các chuyên gia đã chứng minh có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến là:

1. Do yếu tố di truyền

Gen giữ vai trò hết sức quan trọng, đột biến gen trong di truyền có thể gây ra nhiều dị tật thai nhi. Nếu cha hoặc mẹ mang gen bệnh được biểu hiện ra bên ngoài hoặc vẫn khoẻ mạnh bình thường, người thân có tiền sử bị bệnh thì con sẽ có khả năng cao bị di truyền gen bệnh.

Các bất thường xung quanh yếu tố di truyền có thể khiến thai nhi bị chết lưu, mẹ bị sảy thai, trẻ sinh non hay khi trẻ ra đời sẽ dễ mắc các dị tật thai nhi thường gặp.

Ngoài ra, tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh do di truyền được phát hiện cao gấp đôi ở những cặp vợ chồng có quan hệ cận huyết, gia tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và cả trẻ nhỏ,  trẻ bị thiểu năng cùng nhiều bất thường khác.

 9 nguyên nhân gây dị tật thai nhi thường gặp
Dị tật thai nhi do yếu tố di truyền

2. Do mẹ hay bố tuổi tác đã cao

Do bố hay mẹ khi ở những độ tuổi cao thì trứng và tinh trùng không còn được đảm bảo khoẻ mạnh nữa. Ở quá trình phân chia nhiễm sắc thể có nguy cơ xảy ra lỗi cao hơn dẫn tới những bất thường ở yến tố di truyền. Các dị tật thai nhi thường gặp ở trẻ do nguyên nhân tuổi tác cao của bố mẹ như: Hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau

Theo số liệu thống kê mới nhất, phụ nữ mang thai trên 35 tuổi có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn những người trẻ tuổi khác với tỷ lệ khoảng 400 người thì gặp phải 1 trường hợp như vậy. Còn ở những người phụ nữ trên 40 tuổi thì tỷ lệ là 1:100 và báo động nhất với tỷ lệ 1:30 ở những phụ nữ mang thai trên 45 tuổi.

Ngoài ra, tuổi tác của cha cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đàn ông trên 50 tuổi dù vẫn còn khả năng sinh sản, tuy nhiên, tinh trùng ở độ tuổi này thường dễ bị lỗi, sản sinh bất thường, từ đó gây ra những bệnh di truyền khiến thai nhi phát triển không bình thường. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, người cha ở độ tuổi trên 40 sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cùng một số bệnh khác như thiểu năng, yếu não… Với tỷ lệ cao hơn gấp 6 lần so với những người cha ở độ tuổi trẻ hơn.

Do mẹ hay bố tuổi tác đã cao
Mẹ bầu tuổi tác cao khiến thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật

3. Do dinh dưỡng của mẹ

Khi mang bầu, nhất là thời kỳ đầu, đòi hỏi về nhu cầu dinh dưỡng của chị em nạp vào bên trong cơ thể phải cao hơn, thậm chí là gấp đôi bình thường. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó như ốm nghén, thói quen sống không tốt… khiến dinh dưỡng không được đáp ứng đủ gây ra tình trạng thiếu chất ở người mẹ.

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như canxi, axit folic, folate… Giúp hoàn thiện các tế bào của em bé trong bụng nhưng người mẹ không bổ sung đủ. Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết ở mẹ truyền sang con chính là một nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi.

Ngoài ra, cung cấp quá nhiều các chất dinh dưỡng cũng không tốt, có thể xảy ra những sự việc không mong muốn. Chẳng hạn như nếu người mẹ nạp vào cơ thể quá nhiều vitamin A, vượt cả hàm lượng cho phép sẽ gia tăng nguy cơ cao khiến phôi thai phát triển bất thường…

Do dinh dưỡng của mẹ
Mẹ bầu bị thiếu chất gây dị tật thai nhi

4. Do yếu tố môi trường

Môi trường sống ô nhiễm cũng là một nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi. Nếu người mẹ khi mang thai thường xuyên ở trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với các hoá chất độc hại như: Khói thuốc lá, thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ… dễ khiến thai nhi bị ảnh hưởng và gia tăng nguy cơ dị tật.

Vì vậy mà môi trường sống của thai phụ cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nếu như người mẹ phải làm việc hay sinh sống ở gần những khu vực có chất thải nguy hiểm, ở gần lò luyện kim, luyện gang, thép hay khu vực hầm, mỏ, hồ điện quang… cũng gia tăng nguy cơ cao, rủi ro khiến thai nhi bị dị tật.

Do yếu tố môi trường
Môi trường sống độc hại ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi

5. Do mẹ bầu bị bệnh truyền nhiễm

Người mẹ trong quá trình mang thai bị mắc một số bệnh truyền nhiễm như: Giang mai, rubella, herpes… Cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra dị tật thai nhi và thường gặp nhiều hơn ở các nước có thu nhập thấp hay trung bình.

Đặc biệt nếu mẹ bị bệnh truyền nhiễm ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến trẻ dễ bị dị tật hơn và thường gặp nhất là dị tật tim bẩm sinh. Ngoài ra, nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, lupus ban đỏ ở thời kỳ mang thai cũng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, gia tăng tỷ lệ dị tật thai nhi.

Do mẹ bầu bị bệnh truyền nhiễm
Mẹ bầu bị mắc bệnh truyền nhiễm khiến thai nhi phát triển bất thường

6. Do mẹ bầu dùng thuốc bừa bãi

Việc dùng thuốc trong quá trình mang thai của mẹ bầu hết sức nhạy cảm vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, nếu không may bị bệnh trong quá trình mang thai, bà bầu cần đi thăm khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, dùng thuốc đảm bảo an toàn không gây hại cho em bé trong bụng. Tuyệt đối không được tự xử lý y tế tại nhà, dùng thuốc bừa bãi sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Thời kỳ mang bầu, chị em thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc bổ để tăng cường các vitamin, dưỡng chất thiết yếu bổ sung cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh toàn diện.  Tuy vậy, nhiều mẹ bầu lại tự ý mua thuốc về bổ sung hay dùng thuốc bừa bãi dựa vào kinh nghiệm dân gian được truyền tai lại mà không hề có căn cứ khoa học.

Phụ nữ nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc để khắc phục bệnh tim mạch, chống lại ung thư hay thuốc hỗ trợ thần kinh… thì không nên thụ thai lúc này. Tác dụng phụ của thuốc dễ gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến chất lượng trứng cũng như quá trình rụng trứng. Thai nhi nguy cơ cao bị dị tật.

Mẹ bầu sử dụng thuốc bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai nhi bị dị tật.

Do mẹ bầu dùng thuốc bừa bãi
Mẹ bầu dùng thuốc bừa bãi gây ảnh hưởng rất lớn đến em bé trong bụng

7. Do mẹ bầu chụp X-quang

Các chuyên gia đã khuyến cáo, tia X là nguyên nhân gây dị tật thai nhi nghiêm trọng. Tất cả các phòng chụp X-quang đều có khuyến cáo rõ ràng , phụ nữ mang thai tuyệt đối không được vào phòng chụp X-quang. Mẹ bầu cần lưu ý, không được đến gần khu vực chụp X-quang.

Có những trường hợp chị em mang thai ở thời kỳ đầu chưa phát hiện ra, vô tình đi thăm khám, chụp X-quang. Tia X có nguồn bức xạ rất cao, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ và thai nhi.

Do mẹ bầu chụp X-quang
Vô tình chụp X-quang khi mang thai rất nguy hiểm cho sức khoẻ thai nhi

8. Do mẹ bầu bị stress, căng thẳng thần kinh

Các chuyên gia đã nhận định, tâm trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của thai nhi cả ở thể chất lẫn tinh thần. Thường tâm trạng của chúng ta được điều chỉnh bởi hệ thần kinh trung ương cùng hệ thống nội tiết. Tuyến thượng thận của chúng ta chính là hệ thống nội tiết ảnh hưởng tới sự thay đổi tâm trạng của mỗi người trong cuộc sống.

Nếu mẹ bầu thường xuyên ở trong tâm trạng lo âu, căng thẳng, stress, các hormone được sản sinh từ tuyến thượng thận trong cơ thể sẽ gây ra sự cản trở vai trò hoà hợp trong lớp tế bào phôi mô của bào thai. Đặc biệt, nếu mẹ bầu tâm trạng bất ổn, stress ở 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ cao gây ra một số dị tật ở thai nhi như: Hở hàm ếch, sứt môi…

Ngoài ra, ở những thai phụ mới sinh non, sảy thai và lại tiếp tục mang thai khi chưa được 6 tháng cũng có nguy cơ cao gây hại cho thai nhi. Bởi cơ thể của thai phụ lục này chưa được hồi phục hoàn toàn, lo âu, căng thẳng trong tâm trạng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Và người mẹ khi này cũng không thể đáp ứng được điều kiện về sức khoẻ, thể lực để nuôi dưỡng tốt giúp em bé trong bụng phát triển khoẻ mạnh.

Do mẹ bầu bị stress, căng thẳng thần kinh
Lo lắng, suy nghĩ nhiều khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại

9. Do điều kiện sống thấp

Thu nhập thấp là một nguyên nhân gián tiếp gây ra các bất thường ở thai nhi. Theo thống kê, tỷ lệ dị tật thai nhi thường cao hơn ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, bị hạn chế nhiều về tài nguyên. Các nước này chiếm đến 94% những bất thường bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi.

Với mức thu nhập thấp ở từng gia đình sẽ khiến cho phụ nữ khi mang thai ít được tiếp cận với những thực phẩm đủ dinh dưỡng, Từ đó dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cung cấp đến thai nhi. Đồng thời gia tăng nguy cơ bà bầu phải sống trong môi trường độc hại, tiếp xúc với các tác nhân hay hoá chất độc hại gây dị tật thai nhi.

Ngoài ra, với mức sống thấp, chị em phụ nữ khi mang thai cũng ít được tiếp cận với các xét nghiệm, siêu âm, sàng lọc trước sinh.

Do điều kiện sống thấp
Điều kiện sống thấp là nguyên nhân gián tiếp gây dị tật thai nhi

Ở nước ta, tỷ lệ dị tật thai nhi ở các vùng nông thôn thường cao hơn so với thành thị. Nguyên nhân chủ yếu được lý giải cũng do điều kiện sống. Ở thành thị, các cơ sở vật chất hiện đại hơn, nguồn dinh dưỡng phong phú, nguồn nước uống cũng được xử lý kỹ lưỡng hơn ở các vùng nông thôn.

Và ở thành thị, chị em khi mang bầu với điều kiện sống tốt hơn sẽ chú ý thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh sớm. Phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi sẽ giúp các bác sĩ chỉ định can thiệp kịp thời, phù hợp với từng trường hợp dị tật.

Cần làm gì để tránh mắc phải nguyên nhân gây dị tật thai nhi?

Khi nắm được các nguyên nhân gây dị tật thai nhi sẽ giúp chị em có cách phòng ngừa tốt hơn, bảo vệ tốt cho bé yêu ở trong bụng. Các chuyên gia thường khuyên phụ nữ nên áp dụng các phương pháp phòng ngừa dị tật ở thai nhi trong các giai đoạn khác nhau ngay trước khi mang thai và trong cả thời kỳ mang thai, Cụ thể như sau:

  • Khám tổng quát: Đi khám sức khoẻ tổng quát ở giai đoạn tiền hôn nhân hoặc trước khi có ý định mang thai để đảm bảo khoẻ mạnh cũng như phát hiện những yếu tố bất thường có thể liên quan đến di truyền.
  • Thiết lập môi trường sống an toàn: Đảm bảo môi trường sống trong lành, không gây hại cho sức khoẻ của mẹ bầu, tránh xa những tác nhân độc hại gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo đủ chất, đề kháng khoẻ mạnh ngay từ trước khi mang thai. Đảm bảo cho cả quá trình mang thai an toàn, khoẻ mạnh. Đồng thời mẹ bầu cần tránh xa những chất kích thích không tốt, thực phẩm cay nóng, nhiều đường, không rõ nguồn gốc… không tốt cho cơ thể và sự phát triển của em bé trong bụng.
  • Tâm trạng thoải mái: Bà bầu cần duy trì tâm trạng thoải mái, lạc quan, nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ. Hạn chế căng thẳng, lo âu không tốt cho em bé.
  • Không tự ý dùng thuốc: Nếu không may mắc bệnh trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, dùng thuốc đúng cách. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho thai nhi.
  • Thực hiện đầy đủ các sàng lọc trước sinh: Mẹ bầu cần đi khám thai và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh đầy đủ cho cả thai kỳ. Thông qua đó để nắm được tình trạng sức khoẻ của thai nhi để có hướng chăm sóc phù hợp ở từng thời kỳ. Hiện nay, xét nghiệm nipt cho phụ nữ mang thai đang là phương pháp được tin dùng nhiều nhất vì độ an toàn và cho kết quả chính xác lên đến 99,99 %.
  • Khắc phục dị tật sớm: Nhiều dị tật, bất thường trong cấu trúc của thai nhi có thể được sửa chữa, khắc phục hiệu quả bằng những phẫu thuật nhi khoa. Việc phát hiện dị tật thai nhi sớm để bác sĩ có thể tư vấn, đưa ra lời khuyên, cách khắc phục phù hợp để gia đình và mẹ bầu có định hướng chăm sóc cho em bé trong bụng tốt nhất.
cách phòng ngừa dị tật thai nhi
Mẹ bầu phải luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, thiết lập môi trường sống lành mạnh

Tóm lại, trên đây là 9 nguyên nhân phổ biến gây dị tật thai nhi. Nắm được những nguyên nhân này sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh tốt hơn các nguy cơ tiềm ẩn, chuẩn bị thật tốt cho một thai kỳ khoẻ mạnh. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!

4.7/5 - (3 votes)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

xét nghiệm panorama
Giá Xét Nghiệm Panorama, Đối Tượng Và Phạm Vi Sàng Lọc

Xét nghiệm Panorama là một loại của sàng lọc trước sinh NIPT, hiện là phương pháp duy nhất có thể giúp phân biệt rõ kiểu...

Giá xét nghiệm Triple test ở Từ Dũ
Xét Nghiệm Triple Test Ở Bệnh Viện Từ Dũ Giá Bao Nhiêu?

Giá xét nghiệm Triple test ở bệnh viện Từ Dũ là 450.000 đồng. Thai phụ đang có ý định xét nghiệm Triple test ở Từ...

Triple test nguy cơ dị tật ống thần kinh cao
Triple Test Phát Hiện Nguy Cơ Cao Mắc Dị Tật Ống Thần Kinh

Xét nghiệm Triple test có thể giúp phát hiện nguy cơ dị tật ống thần kinh cao ở thai nhi thông qua định lượng nồng...

âm tính
Kết quả xét nghiệm âm tính là gì? Tìm hiểu thông tin từ A đến Z

Kết quả xét nghiệm âm tính có nghĩa là người thực hiện xét nghiệm không bị bệnh hoặc hiện tại không có mầm bệnh trong...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email