Tại Sao Con Không Cùng Nhóm Máu Với Bố Mẹ?
Tại sao con không cùng nhóm máu với bố mẹ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Câu trả lời nằm ở quy luật di truyền quy định tính trội và lặn của các nhóm máu trong hệ thống nhóm máu ABO và yếu tố Rh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết, mời bạn tham khảo.
Tại sao con không cùng nhóm máu với bố mẹ?
Dựa vào quy luật di truyền, nhóm máu của con khác với nhóm máu bố mẹ là do tính trội và lặn của các nhóm máu trong hệ thống nhóm máu ABO và yếu tố Rh.
Trong máu có chứa các kháng nguyên và kháng thể. Hai yếu tố này chính là điểm làm nên sự khác biệt giữa máu người này với máu của người khác. Dựa vào sự kết hợp của kháng thể và kháng nguyên mà ta có thể xác định nhóm máu.
Có 2 hệ thống nhóm máu được sử dụng rộng rãi là hệ thống nhóm ABO và Rh+ hoặc Rh-. Sự kết hợp của 2 hệ thống này tạo nên 8 nhóm máu cơ bản là A+, A-, B+, B-, AB+, AB-, O+, O-.
Do đó, xác định huyết thống qua nhóm máu là thiếu tính khoa học, thiếu căn cứ. Thay vào đó, cần phải xét nghiệm ADN.
Mối quan hệ giữa nhóm máu cha mẹ và con cái
Gen di truyền từ bố mẹ sang con gồm có nhóm máu. Nhóm máu của cha mẹ di truyền cho con cái có mối quan hệ chặt chẽ, song không có nghĩa là nhóm máu con cái phải giống với nhóm máu cha mẹ. Dưới đây là mối quan hệ giữa nhóm máu cha mẹ và con cái quyết định sự giống hoặc khác nhau giữa nhóm máu của cha mẹ và con cái.
Nhóm máu di truyền theo hệ thống ABO
Theo quy luật của hệ thống nhóm máu ABO, ta có thể suy ra rằng người con có thể mang nhóm máu khác cha mẹ do sự kết hợp của các kháng thể và kháng nguyên khác nhau từ bố mẹ.
Cụ thể, sự kết hợp đó được quy định như sau:
Nhóm máu di truyền phụ thuộc yếu tố Rh
Yếu tố Rh cũng tạo nên sự khác biệt trong nhóm máu của con người. Rh là một loại protein di truyền và là một loại kháng nguyên được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu.
Nếu như Rh được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu thì hồng cầu được gọi là dương tính với yếu tố Rh (Rh+). Ngược lại, nếu trên hồng cầu không có kháng nguyên Rh, có nghĩa là âm tính với Rh (Rh-).
Khi di truyền nhóm máu từ bố mẹ sang con thì yếu tố Rh sẽ được quy định là Rh+ hay Rh- trước khi con được sinh ra, nhưng phần lớn, đứa trẻ thường mang Rh+.
Sự tương thích giữa nhóm máu của cha mẹ và thai nhi
Thông thưởng, thai nhi có Rh tương thích với thai phụ. Tuy nhiên, trong số ít trường hợp, thai phụ mang nhóm máu Rh- nhưng thai nhi mang nhóm máu Rh+, dẫn đến sự không tương thích nhóm máu.
Trong trường hợp bất đồng nhóm máu giữa mẹ bầu và thai nhi, cơ thể mẹ sẽ hình thành các kháng thể tấn công các tế bào hồng cầu có chứa Rh+ của em bé. Điều này cần được phát hiện sớm thông qua xét nghiệm sàng lọc nhóm máu để thai phụ có những theo dõi và chăm sóc đặc biệt trong suốt thai kỳ.
Tuy máu của thai phụ và thai nhi không trộn lẫn vào nhau trong thai kỳ nhưng có thể tiếp xúc với nhau khi sinh. Sự bất đồng nhóm máu này xảy ra gây nên sự không tương thích yếu tố Rh.
Tuy rằng em bé trong lần mang thai đầu tiên không chịu nhiều ảnh hưởng của sự bất đồng nhóm máu này nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn trong những lần mang thai tiếp theo. Với những lần mang thai tiếp theo, nếu em bé mang yếu tố Rh+ thì có thể phải đối mặt với rủi ro là những kháng thể của mẹ có thể phá hủy các tế bào hồng cầu của trẻ.
Hiện nay, trong trường hợp thai phụ và thai nhi không tương thích Rh, thai phụ được đề nghị sử dụng Globulin miễn dịch Rh theo chỉ định của bác sĩ để cơ thể người mẹ sẽ không phản ứng với Rh+ của con, đồng thời không sản sinh ra kháng thể Rh chống lại.
Bài viết trên đây đã giải thích cho câu hỏi tại sao con không cùng nhóm máu với bố mẹ. Mong rằng lời giải thích này hữu ích với bạn. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy để lại ở phần bình luận bên dưới bạn nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!