Xét Nghiệm ADN Thai Nhi Có Nguy Hiểm Không?

Xét nghiệm ADN thai nhi có nguy hiểm không? Theo các nghiên cứu và thực tế cho thấy, xét nghiệm ADN thai nhi vẫn tồn tại những rủi ro nếu xét nghiệm bằng phương pháp xâm lấn, trong khi đó, xét nghiệm bằng phương pháp không xâm lấn gần như không đem lại rủi ro nào tới sức khoẻ của cả mẹ và bé. Mời bạn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

Xét nghiệm ADN thai nhi có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, xét nghiệm ADN thai nhi có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ mẹ và bé nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN xâm lấn.

Cụ thể mức độ nguy hiểm ra sao còn phụ thuộc vào phương pháp mà mẹ bầu lựa chọn. Tuy nhiên, thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì trước khi xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé để đưa ra phương án, cùng với lựa chọn phù hợp nhất cho mẹ bầu.

Xét nghiệm ADN huyết thống thai nhi bằng phương pháp xâm lấn là việc xét nghiệm ADN bằng thủ thuật chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.

xét nghiệm adn thai nhi có nguy hiểm không
Chọc ối là một phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn tồn tại những rủi ro nguy hiểm.

Nước ối là phần dung dịch tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của thi nhi trong bụng mẹ. Nước ối rất giàu dinh dưỡng bao bọc xung quanh thai nhi khi thai nằm trong tử cung của người mẹ giữ vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi.

Gai nhau là những mô nhỏ hình giống như những ngón tay ở trong nhau thai. Vật chất di truyền trong tế bào gai nhau giống với những tế bào trong cơ thể thai nhi. Khi thực hiện sinh thiết gai nhau, mẫu thử tế bào gai nhau được lấy để thực hiện xét nghiệm.

Từ tuần thứ 20 thai nhi bắt đầu nuốt nước ối, và tái hấp thu qua da, dây rốn hoặc màng ối. Vì vậy nên ADN được luân chuyển qua thai nhi và nước ối mẹ. Khi đó, có thể dùng nước ối để tách chiết, phân tích ADN xác định huyết thống hoặc chẩn đoán các bệnh liên quan đến di truyền.

Tương tự, do vật chất di truyền trong gai nhau tương đồng với các tế bào đang phát triển trong cơ thể thai nhi nên tiến hành sinh thiết gai nhau, mẫu tế bào gai nhau có thể dùng xét nghiệm ADN.

Tuy nhiên, phương pháp này đặc biệt nguy hiểm đối với thai nhi dưới 15 tuần. Do đó các bác sĩ phải tiến hành siêu âm trước khi xét nghiệm để xác định tuổi thai.

Rủi ro khi xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn

Khi sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn, sản phụ và thai nhi đều phải đối mặt với những rủi ro không mong muốn. Những mối nguy hiểm mà sản phụ và thai nhi phải đối mặt bao gồm:

Sảy thai

Sảy thai là rủi ro nghiêm trọng nhất khi xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn. Thực hiện xét nghiệm trong thời gian từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 18 có nguy cơ sảy thai nhẹ, khoảng 0,2%. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 500 người thực hiện chọc ối thì sẽ có 1 người bị sảy thai. Nguy cơ này tăng cao hơn khi thực hiện trước tuần thứ 15 của thai kỳ.

xét nghiệm adn thai nhi có nguy hiểm không
Rủi ro nghiêm trọng nhất khi xét nghiệm ADN thai nhi là xảy thai.

Rò rỉ nước ối

Rủi ro này hiếm khi xảy ra nhưng điều đó không có nghĩa là không thể gặp phải. Phần lớn các trường hợp lượng dịch ối mất đi ít sẽ được bù lại ngay sau đó theo cơ chế. Vì thế mà thai nhi vẫn tiếp tục phát triển như bình thường.

Nhiễm trùng

Theo các bác sĩ và các chuyên gia y tế, chọc ối làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung. Vì thế, không thể loại trừ nguy cơ bị nhiễm trùng khi xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp xâm lấn.

Chấn thương kim

Trong quá trình thực hiện chọc ối, thai nhi có thể cử động chân tay hoặc di chuyển gây ra các chấn thương. Tuy nhiên thì trường hợp chấn thương kim nghiêm trọng hiếm xảy ra khi chọc ối xét nghiệm ADN thai nhi.

Lây truyền nhiễm trùng

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh lý như HIV/AIDS, viêm gan B, C, nhiễm Toxoplasma,… thì khi thực hiện chọc ối sẽ làm tăng nguy cơ truyền bệnh sang thai nhi.

Lời khuyên xét nghiệm ADN thai nhi an toàn

Vậy, cần làm gì để tránh những rủi ro nguy hiểm khi xét nghiệm ADN thai nhi? Có cách nào để xét nghiệm ADN thai nhi được an toàn? Có một số lưu ý sau sẽ giúp mẹ bầu có thể xét nghiệm ADN an toàn hơn:

  • Sử dụng phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn.
  • Chỉ xét nghiệm ADN thai nhi trong khi thai nhi ở tuần tuổi an toàn cho xét nghiệm.
  • Lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm ADN huyết thống.
  • Lựa chọn xét nghiệm ADN thai nhi tại trung tâm xét nghiệm uy tín, được cấp phép.
  • Không nên lựa chọn những nơi cung cấp dịch vụ xét nghiệm ADN thai nhi giá rẻ một cách bất thường.
xét nghiệm adn thai nhi có nguy hiểm không
Nên xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp không xâm lấn sử dụng máu tĩnh mạch của thai phụ.

Dẫu sao xét nghiệm ADN thai nhi luôn là một vấn đề nhạy cảm và không được khuyến khích vì liên quan đến vấn đề đạo đức và sức khoẻ. Do đó, lời khuyên tốt nhất dành cho mẹ bầu là nên kiên nhẫn đợi đứa trẻ được sinh ra rồi tiến hành xét nghiệm vì đảm bảo hơn về sức khoẻ, đồng thời cũng giúp tiết kiệm được một khoản lớn chi phí cho một lần xét nghiệm ADN.

Như vậy, bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi xét nghiệm ADN thai nhi có nguy hiểm không. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, mời bạn để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được giải đáp sớm nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cơ Sở Khoa Học Của Xét Nghiệm ADN (cập nhật 2024)

Trước đây, các phương pháp xác định huyết thống đều có những hạn chế và tỉ lệ chính xác không cao, thiếu cơ sở khoa...

xét nghiệm ADN bằng mẫu bàn chải đánh răng
Xét Nghiệm ADN Bằng Mẫu Bàn Chải Đánh Răng Được Không?

Chuyên gia nhận định có thể sử dụng bàn chải đánh răng làm mẫu sinh phẩm để tiến hành xét nghiệm ADN. Vật dụng cá...

xet-nghiem-adn-chi-em-genplus-dna-test-sister
Xét Nghiệm ADN Chị Em, Chi Phí, Cách Làm, Độ Chính Xác

Sự phát triển của nền công nghệ sinh hóa đã cho phép xét nghiệm ADN xác nhận quan hệ chị em. Mỗi người đều được...

đẻ con gái thường giống bố hay mẹ
Đẻ Con Gái Thường Giống Bố Hay Mẹ? Thừa Hưởng Gì Từ Mẹ?

Thực tế theo quan sát bởi số đông, khi được hỏi rằng đẻ con gái thường giống bố hay mẹ thì phần đông chúng ta...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email