Xét Nghiệm ADN Thai Nhi Không Xâm Lấn: Chi Phí, Độ Chính Xác

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là một trong những xét nghiệm ADN huyết thống nhằm xác định mối quan hệ ruột thịt giữa thai nhi và người cha giả định mà không cần can thiệp trực tiếp vào bào thai. Chi phí xét nghiệm hết bao nhiêu, độ chính xác ra sao, tất cả đều nằm trong bài viết dưới đây.

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là gì?

Xét nghiệm ADN không xâm lấn là phương pháp xét nghiệm ADN nhằm mục đích xác định mối quan hệ huyết thống cha – con từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ mà không cần can thiệp trực tiếp vào bào thai.

xét nghiệm ADN thai nh không xâm lấn
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn bằng mẫu máu thai phụ.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học, ngay từ những ngày đầu thụ thai ( khoảng 3 tuần ), ADN tự do của thai nhi (Cff DNA – Cell free fetal DNA) đã hòa lẫn trong máu của người mẹ. Sự tồn tại của các ADN tự do này chính là kết quả của quá trình các tế bào nhau thai già tự nhiên (tế bào chết) được giải phóng ADN vào máu của sản phụ.

Trong xét nghiệm này, dữ liệu ADN (SNP profile) của thai nhi được so sánh với dữ liệu ADN của người cha nghi vấn nhằm xác định có hay không mối quan hệ huyết thống bằng cách sử dụng phản ứng PCR khuếch đại đặc hiệu hàng trăm SNP với độ chính xác lên tới > 99,999 %.

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có an toàn không?

Do không cần tiếp xúc trực tiếp với bào thai khi thu mẫu, phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn rất an toàn, bạn không cần phải lo lắng liệu rằng xét nghiệm ADN thai nhi có nguy hiểm không. Sự phát triển về công nghệ đã khiến việc xét nghiệm ADN trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Trước đây việc xét nghiệm chủ yếu phụ thuộc vào nước ối của thai phụ, tuy nhiên phương pháp này tiềm tàng nhiều rủi ro. Giờ đây chúng ta hoàn toàn có thể biết được huyết thống của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ từ 7 tuần tuổi, hay nói cách khác là xét nghiệm ADN thai nhi 7 tuần.

Tuy nhiên việc xét nghiệm ADN thai nhi hết sức nhạy cảm, liên quan đến vấn đề đạo đức và sức khoẻ của mẹ và bé. Do đó, chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh chỉ xét nghiệm ADN thai nhi khi thật sự cần thiết và phải suy nghĩ kĩ lưỡng trước  khi đưa ra quyết định này.

xét nghiệm adn không xâm lấn
Xét nghiệm ADN thai nhi là vấn đề nhạy cảm, không được khuyến khích.

Xét nghiệm ADN không xâm lấn bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có chi phí thấp nhất từ 21 triệu đồng đối với 1 mẫu máu sản phụ và 1 mẫu sinh phẩm từ người cha giả định.

Thời gian Chi phí Thêm 1 mẫu
7 – 10 ngày 21.999.000đ 8.000.000đ
3 – 5 ngày 25.999.000đ 8.000.000đ

Lưu ý: Bảng giá trên mang tính chất tham khảo. Chi tiết vui lòng liên hệ trung tâm xét nghiệm để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

>>>>Có thể bạn quan tâm: Xét Nghiệm ADN Bao Nhiêu Tiền? Cập Nhật Bảng Giá Năm 2024

xét nghiệm ADN không xâm lấn
Chi phí xét nghiệm ADN không xâm lấn thường cao hơn xét nghiệm ADN thông thường.

Xét nghiệm ADN không xâm lấn có chính xác không?

Xét nghiệm ADN không xâm lấn có kết quả chính xác gần như tuyệt đối, độ chính xác lên đến hơn 99,99999%. Điều này được lý giải bởi cơ sở khoa học và các nghiên cứu của các chuyên gia.

Theo các nghiên cứu, cff-ADN (ADN thai nhi tự do) chiếm khoảng 11% – 13,4% ADN tự do có trong máu mẹ. Từ tuần thứ 7 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu phóng thích ADN tự do vào trong máu mẹ, và tăng dần trong quá trình mang thai. Sau đó ADN thai nhi tự do giảm nhanh trong máu mẹ trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

xét nghiệm adn không xâm lấn
Từ tuần thứ 7, thai nhi bắt đầu phóng thích ADN tự do vào máu mẹ.

Để tiến hành xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn, các chuyên gia vận dụng kỹ thuật NIPT (Non-Invasive Prenatal Test) được dùng để tách chiết và phân tích các ADN tự do. Vì ADN thai nhi tự do chiếm một lượng lớn trong máu thai phụ nên quá trình phân tích, so sánh diễn ra được thuận lợi và cho kết quả với độ chính xác cao.

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn cho ra kết quả thế nào?

Sau khi phân tích giám định ADN, kết quả trả về sẽ có 2 loại:

  • Được loại trừ: Người cha giả định được loại trừ. Nghĩa là người cha nghi vấn không phải là cha sinh học (cha đẻ) của thai nhi. Kết quả này khẳng định khả năng về mối quan hệ huyết thống cha – con của những người tham gia xét nghiệm là < 0,001 %.
  • Không loại trừ: Người cha giả định không được loại trừ. Có nghĩa là người cha nghi vấn là cha sinh học (bố đẻ) của người con với xác suất > 99.999% .
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn cho ra kết quả thế nào?
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn có thể trả về hai loại kết quả khác nhau

Tất cả các mẫu xét nghiệm ADN huyết thống tại các trung tâm uy tín đều được bảo quản cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu cũng như tránh trường hợp nhầm lẫn trước khi gửi về trung tâm xét nghiệm.

Sau đó, thực hiện đúng quy trình nghiêm ngặt chuẩn Quốc tế để phân tích giám định và đưa ra kết quả chính xác cao nhất cho khách hàng.

Mẫu sinh phẩm được dùng trong xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn

  • Mẫu ADN thai nhi được lấy từ mẹ: mẫu sinh phẩm là 7ml đến 10ml mẫu máu ngoại vi của thai phụ. Người mẹ mang thai có thể thực hiện xét nghiệm bất cứ khi nào kể từ tuần thai thứ 7 hoặc khi có tim thai cho đến hết thai kỳ.
  • Với mẫu người cha nghi vấn: Người cha có thể sử dụng mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng là hai mẫu thông dụng nhất. Một số mẫu sinh phẩm khác như tóc có chân yêu cầu từ 10 sợi trở lên, móng tay, móng chân yêu cầu từ 7 – 8 móng trở lên. Số lượng yêu cầu nhiều hơn xét nghiệm thông thường một chút…
Mẫu sinh phẩm được dùng trong xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Mẫu sinh phẩm là móng tay, móng chân yêu cầu từ 7 – 8 móng trở lên

Đối tượng nào không nên thực hiện xét nghiệm ADN không xâm lấn?

Một số đối tượng sau đây nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện xét nghiệm vì có thể cho ra kết quả không chính xác:

  • Trường hợp mang thai hộ, người mẹ nhận trứng hiến tặng.
  • Thai phụ thiếu máu trong thời kỳ mang thai, truyền máu ( trong vòng 1 năm ), đã thực hiện ghép tủy xương hoặc ghép tạng, sử dụng liệu pháp tế bào gốc
  • Phụ nữ mang thai sinh đôi hoặc mang thai nhờ cấy phôi IVF >= 2 phôi nên cân nhắc.

Vì trong mẫu máu của người mẹ mang thai đôi sẽ tồn tại cả ADN tự do của hai em bé. Công nghệ hiện tại chưa thể phân tách riêng từng loại ADN của các thai nhi song sinh ở giai đoạn trong bụng mẹ.

Đối tượng nào không nên thực hiện xét nghiệm ADN không xâm lấn?
Một số đối tượng trê nên cân nhắc kỹ trước khi xét nghiệm vì có thể cho ra kết quả không chính xác

Ưu và nhược điểm của xét nghiệm ADN không xâm lấn

Dưới đây là so sánh giữa ưu và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm ADN không xâm lấn:

Ưu điểm Nhược điểm
  • An toàn tuyệt đối cho mẹ và bé.
  • Thực hiện từ tuần thứ 7 của thai kỳ.
  • Công nghệ hiện đại tiên tiến, chính xác hơn 99,99%.
  • Mẫu ADN của con (thai nhi) tách từ mẫu máu của mẹ (thai phụ)
  • Kết quả có sau 03 – 10 ngày làm việc.
  • Mẫu của cha có thể là mẫu niêm mạc miệng, máu khô, chân tóc, móng tay (chân),…
  • Chi phí đắt đỏ
  • Thời gian xét nghiệm lâu
xét nghiệm adn không xâm lấn
Xét nghiệm ADN không xâm lấn có thể được thực hiện từ tuần thứ 7 của thai kỳ.

Cách thu mẫu xét nghiệm ADN không xâm lấn

Một xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn để xác định mối quan hệ huyết thống cha con được tiến hành tốt nhất nếu cung cấp đầy đủ cả 3 mẫu tế bào:

  • Mẫu của bào thai
  • Mẫu của người bố giả định
  • Mẫu của người mẹ

Để tiến hành thu mẫu xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp không xâm lấn, nhân viên thu mẫu của sẽ tiến hành lấy khoảng 7 – 10 ml máu tĩnh mạch của người mẹ để tách chiết ADN tự do của trẻ trong máu người mẹ.

Đối với mẫu sinh phẩm của người cha giả định, có thể dùng các loại mẫu máu, tóc, móng chân, móng tay để xét nghiệm ADN.

xét nghiệm adn không xâm lấn
Có thể dùng mẫu tóc của cha giả định để phân tích so sánh với ADN trong máu sản phụ.

Lưu ý khi xét nghiệm ADN không xâm lấn

Để quá trình xét nghiệm ADN được thuận lợi hơn, có một số lưu ý dành cho bạn:

  • Từ tuần thứ 7 của thai kỳ, ADN tự do trong máu của người mẹ đã có hoà trộn 10% ADN của bé và sẽ tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên số lượng này không cố định mà sẽ thay đổi tuỳ vào người mẹ.
  • Vì có thể biết được sớm hơn phương pháp xâm lấn chọc ối nên chi phí cao hơn. Tuy nếu có nguồn chi phí không dư giả bạn có thể tham khảo xét nghiệm ADN xâm lấn thực hiện từ tuần 15 – 23 của thai kỳ để tiết kiệm chi phí.
  • Uống nhiều nước và không sử dụng các chất kích thích trước khi lấy máu.
  • Trước khi xét nghiệm ADN thai nhi phải có kết quả siêu âm.
  • Mẹ bầu không cần nhịn ăn hay lựa chọn thời điểm buổi sáng để thu mẫu vì xét nghiệm này có thể thực hiện vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày vì lượng thức ăn mẹ bầu nạp vào cơ thể không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

>>>Tham khảo thêm: Xét Nghiệm ADN Có Cần Nhịn Ăn Không?

xét nghiệm adn không xâm lấn
Cần phải siêu âm trước khi xét nghiệm ADN thai nhi.

Các thông tin xét nghiệm ADN thai nhi hoàn toàn có thể được chấp nhận để làm các thủ tục pháp lý có liên quan tùy mức độ. Để đảm bảo được Nhà nước, các cơ quan hành pháp chấp nhận như một văn bản chính thống và có cơ sở khoa học để giải quyết các thủ tục, hãy liên hệ trước để hỏi lộ trình thủ tục.

Mong rằng với những thông tin được cung cấp trong bài viết, bạn đọc có thể nắm rõ hơn về xét nghiệm ADN không xâm lấn, chi phí và độ chính xác. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại trong phần bình luận bên dưới nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tế bào niêm mạc miệng
Tế Bào Niêm Mạc Miệng Là Gì, Cách Thu Mẫu Sinh Phẩm Tại Nhà

Tế bào niêm mạc miệng là một loại tế bào biểu bì bao phủ trong khoang miệng. Niêm mạc miệng được cấu tạo từ 3...

xét nghiệm adn có chính xác không
Xét Nghiệm ADN Có Khi Nào Sai Không? Chính Xác Bao Nhiêu Phần Trăm?

Xét nghiệm ADN cho kết quả chính xác gần như tuyệt đối. Vậy xét nghiệm ADN có khi nào sai không? Câu trả lời là...

so sánh adn và arn
So Sánh ADN Và ARN: Giống Và Khác Nhau Ở Điểm Nào?

Nhiều người còn nhầm lẫn giữa ADN và ARN vì chúng có khá nhiều điểm chung. Tuy nhiên, ADN và ARN là 2 loại phân...

xet-nghiem-adn-phap-ly
Xét nghiệm ADN Sử Dụng Làm Hồ Sơ Pháp Lý

Xét nghiệm ADN pháp lý là gì? Xét nghiệm ADN pháp lý hay xét nghiệm ADN hành chính là quá trình giám định ADN để...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email