Xét Nghiệm Harmony: Chi Phí, Độ Chính Xác, Phạm Vi Sàng Lọc

Xét nghiệm Harmony là một loại của sàng lọc trước sinh NIPT. Đây là một phương pháp hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội như đơn giản, chính xác cùng với giá thành hết sức hợp lý. Vậy xét nghiệm Harmony có chi phí bao nhiêu? Phạm vi sàng lọc như nào? Và đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Xét nghiệm Harmony là một loại của sàng lọc trước sinh NIPT
Xét nghiệm Harmony là một loại của sàng lọc trước sinh NIPT

Chi phí của xét nghiệm Harmony bao nhiêu?

Chi phí của xét nghiệm Harmony hiện nay dao động trong khoảng từ 3.000.000đ – 15.000.000 đ cho một lần sàng lọc. Có nhiều gói dịch vụ khác nhau từ cơ bản đến nâng cao để mẹ bầu dễ dàng chọn lựa phương pháp phù hợp với mình.

Chi phí của xét nghiệm Harmony bao nhiêu?
Không có mức giá chung quy định cho một lần xét nghiệm Harmony của mỗi mẹ bầu

Không có mức giá chung quy định cho một lần xét nghiệm Harmony của mỗi mẹ bầu. Chi phí bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Cơ sở thực hiện xét nghiệm, các gói dịch vụ mẹ bầu lựa chọn cùng thời gian nhận kết quả…

Mỗi trung tâm, bệnh viện khác nhau lại có hệ thống trang thiết bị phục vụ xét nghiệm được ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại khác nhau. Cũng như đội ngũ bác sĩ, chuyên gia với trình độ, chuyên môn khác nhau nên mức giá cho một lần xét nghiệm Harmony cũng không giống nhau.

Tìm hiểu về xét nghiệm Harmony

Harmony là một loại của xét nghiệm NIPT, phương pháp sàng lọc trước sinh chuyên sâu nhưng không xâm lấn được nhiều mẹ bầu tin tưởng sử dụng hiện nay. Harmony hiện nay có giá trị chẩn đoán hội chứng Down ở thai nhi bằng cách thực hiện ly trích các cell DNA tự do của thai nhi có trong máu thai phụ.

Xét nghiệm Harmony được khuyến cáo thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ.

Các kết quả của xét nghiệm Harmony giúp bác sĩ:

  • Sàng lọc hội chứng Down ở thai nhi.
  • Tầm soát nguy cơ Nhiễm sắc thể phát triển bất thường, xuất hiện các bản sao dư thừa, tam bội của NST 13, 18 và 21 gây ra 3 hội chứng thường gặp nhất ở thai nhi là: Down, Patau và Edwards…
Tìm hiểu về xét nghiệm Harmony
Xét nghiệm Harmony được khuyến cáo thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ

Độ an toàn và tính chính xác

Xét nghiệm Harmony là một phương pháp không xâm lấn, mẫu phân tích được sử dụng chỉ là 7 – 10ml máu của mẹ bầu. Việc này sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như không gây đau cho mẹ bầu nên được xác định an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé.

Hiện nay, Harmony đã ghi nhận kết quả sàng lọc với độ chính xác lên đến hơn 99%. Tỷ lệ dương tính giả dưới 0,1%. Với nhiều gói dịch vụ giá thành phải chăng nên phương pháp này hiện đang được nhiều mẹ bầu ưu tiên lựa chọn.

Lưu ý: Harmony chỉ là một xét nghiệm mang tính chất sàng lọc và chưa phải là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh hay hội chứng ở thai nhi. Vì vậy, nếu trong trường hợp kết quả dương tính, mẹ bầu vẫn cần tiến hành thêm các xét nghiệm xâm lấn khác giúp chắc chắn về tình trạng phát triển của thai nhi hiện tại.

Phạm vi sàng lọc

Thông qua việc đo lượng NST tự do của thai nhi có trong máu mẹ bầu Harmony giúp xác định nguy cơ bất thường số lượng, sự xuất hiện một bản sao dư thừa trong cấu trúc NST của thai nhi. Từ đó có thể giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ NST thể tam bội 13, 18 và 21.

Sự bất thường trong số lượng NST này chính là nguyên nhân gây ra 3 hội chứng phổ biến nhất ở thai nhi hiện nay là Down, Patau và Edwards.

Như vậy, phạm vi sàng lọc của xét nghiệm Harmony chỉ trong giới hạn bất thường của 3 cặp NST trên và không thể giúp loại trừ tất cả các bất thường trong bộ NST của thai nhi. So với một loại khác của NIPT là xét nghiệm Panorama thì Harmony có khả năng sàng lọc ít hơn hẳn những bất thường liên quan đến gen. Và vì vậy phương pháp này có thể bỏ sót các nguy cơ.

Phạm vi sàng lọc
Harmony giúp xác định nguy cơ bất thường số lượng, sự xuất hiện một bản sao dư thừa trong cấu trúc NST

Ai nên làm xét nghiệm Harmony test?

Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh đều rất quan trọng với mẹ bầu, chúng giúp phát hiện những chỉ số bất thường trong NST của thai nhi cấu thành nguy cơ gây dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy, các phương pháp khác nói chung và xét nghiệm Harmony test nói riêng luôn được chuyên gia khuyến cáo tất cả mẹ bầu ở tuần thứ 10 của thai kỳ nên thực hiện đầy đủ.

Đặc biệt, nếu bà bầu nằm trong số những đối tượng có nguy cơ cao sau đây thì việc xét nghiệm Harmony lại càng cần thiết:

  1. Bà bầu mang thai trên 35 tuổi.
  2. Mẹ bầu thực hiện các xét nghiệm sinh hoá khác ( Double test, Triple test) cho kết quả dương tính.
  3. Chị em từng có tiền sử sảy thai, thai lưu hoặc mang thai bị dị tật trước đó.
  4. Gia đình có người thân đã mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến di truyền.
  5. Thai phụ không may bị mắc bệnh truyền nhiễm do virus gây ra trong quá trình mang thai.
  6. Mẹ bầu vô tình dùng thuốc, chụp X-quang trong khi mang thai mà không biết.
  7. bà bầu thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, hoá chất, phóng xạ…
Ai nên thực hiện xét nghiệm Harmony test
Harmony test luôn được chuyên gia khuyến cáo tất cả mẹ bầu thực hiện ở tuần thứ 10 của thai kỳ

Sàng lọc Harmony được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm Harmony được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của thai phụ thông qua đường tĩnh mạch và đem đi phân tích. Mẫu máu này sẽ được phân tách và ứng dụng công nghệ phân tích tiên tiến của Harmony test.

Thông qua mẫu máu của thai phụ, Harmony test giúp phân tích hiệu quả có định hướng giúp phát hiện chính xác các nguy cơ bất thường, sự xuất hiện của NST thứ 3 dư thừa gây dị tật thai nhi.

Harmony giúp định hướng và cho hiệu quả cao chính xác cao hơn lên đến hơn 99%, đồng thời đưa độ dương tính giả xuống thấp nhất dưới 0,1%. Đặc biệt, hiện nay kết quả Harmony được ghi nhận giúp sàng lọc chính xác nhất hội chứng Down phổ biến hàng đầu ở thai nhi.

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm Harmony,  nếu bà bầu có kết quả dương tính, các chỉ số có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ thực hiện thêm các phương pháp khác giúp khẳng định lại tình trạng sức khoẻ của em bé trong bụng.

Sàng lọc Harmony được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm Harmony được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của thai phụ

Mặt hạn chế của xét nghiệm Harmony

Xét nghiệm Harmony chỉ là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh phổ biến được nhiều mẹ bầu lựa chọn hiện nay và nó không phải là một phương giúp tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi tốt nhất.

Bởi phương pháp này chỉ giúp tầm soát được một số bất thường liên quan đến rối loạn NST gây ra tam bội thể. Còn những bất thường khác liên quan đến rối loạn NST giới tính, vi lệch bội NST không nằm trong phạm vi phân tích của Harmony. Nói cách khác, xét nghiệm này không thể giúp mẹ bầu loại trừ tất cả các bất thường liên quan đến ADN của thai nhi.

Ngoài việc Harmony có thể bị bỏ sót một số nguy cơ, thì đây cũng chỉ là một xét nghiệm với tính chất sàng lọc dị tật, không thể thay thế cho xét nghiệm chẩn đoán. Trong trường hợp mẹ bầu có kết quả dương tính vẫn cần sử dụng đến các phương pháp xâm lấn như: Chọc ối hay sinh thiết gai nhau để chắc chắn về kết quả, tình trạng thai nhi.

Một hạn chế được xem là lớn nhất của Harmony là chi phí khá cao. So với các xét nghiệm sinh hoá truyền thống khác có chi phí vừa phải, mẹ bầu dễ dàng cân nhắc lựa chọn thì xét nghiệm Harmony test hiện nay lại có mức giá khá cao. Và muốn thực hiện phương pháp này mẹ phải đến các bệnh viện hoặc trung tâm xét nghiệm lớn. Vì ứng dụng công nghệ hiện đại nên Harmony chưa thực sự phổ biến ở nước ta.

Mặt hạn chế của xét nghiệm Harmony
Harmony có thể bị bỏ sót một số nguy cơ dị tật thai nhi liên quan đến bất thường NST

Trước khi lựa chọn bất cứ một xét nghiệm sàng lọc trước sinh nào mẹ bầu nên lắng nghe tư vấn của bác sĩ. Cân nhắc chọn lựa gói dịch vụ phù hợp với tình hình hiện tại của mẹ và bé cũng như phù hợp với tài chính của gia đình. Việc nắm rõ được mục đích cùng ý nghĩa của từng xét nghiệm giúp mẹ bầu an tâm hơn cho một thai kỳ khoẻ mạnh.

Tóm lại, trên đây là những thông tin chi tiết về xét nghiệm Harmony, một phương pháp sàng lọc trước sinh được nhiều mẹ bầu tin dùng hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ bình an, khoẻ mạnh. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi giải đáp nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dị Tật Thai Nhi: Nguồn Gốc, Độ Nguy Hiểm (Tư Vấn A-Z)

Dị tật bẩm sinh hiện nay đang là một trong những mối lo ngại lớn của các mẹ đang mang thai. Theo các bác sĩ,...

xét nghiệm NIPT ở phụ sản Hà Nội
Xét Nghiệm NIPT Ở Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội Giá Bao Nhiêu?

Xét nghiệm NIPT ở bệnh viện phụ sản Hà Nội hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các mẹ bầu. Các...

Xét Nghiệm NIPT Phát Hiện Thalassemia Ở Tuần Bao Nhiêu?

Xét nghiệm Nipt phát hiện Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là một trong những gói xét nghiệm Nipt được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm...

xét nghiệm double test có biết được trai hay gái
Xét Nghiệm Double Test Có Biết Được Trai Hay Gái Không?

Kết quả Double test không thể giúp bạn biết được giới tính của con là trai hay gái. Loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email