Double Test nguy cơ thấp là bao nhiêu? Cần xét nghiệm gì thêm?

Để xem được Double Test nguy cơ thấp như thế nào, thai phụ cần quan tâm đến các chỉ số trong kết quả xét nghiệm. Dưới đây là hướng dẫn về cách đọc các chỉ số kết quả Double Test. Trong trường hợp Double Test nguy cơ thấp thì mẹ bầu vẫn nên theo dõi để biết được liệu rằng có cần phải thực hiện xét nghiệm nào nữa không. Mời bạn tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

double test nguy cơ thấp
Kết quả Double Test nguy cơ thấp có chỉ số là bao nhiêu?

Cách xem kết quả xét nghiệm Double Test nguy cơ thấp

Để biết thai nhi có nguy cơ dị tật thấp hay không thông qua xét nghiệm Double Test, mẹ bầu cần phải nhìn vào mẫu số của kết quả. Cụ thể:

Dựa vào ngưỡng an toàn của các nguy cơ dị tật thai nhi

Hội chứng, dị tật Ngưỡng an toàn Kết quả Double Test nguy cơ thấp
Hội chứng Down 1:250 Mẫu số >250
Hội chứng Patau và Edward 1:100 Mẫu số >100
Dị tật ống thần kinh 1:75 Mẫu số >75

Dựa vào độ mờ da gáy

Độ mờ da gáy cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi: Nếu thai nhi có độ mờ da gáy <3 mm thì nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh thấp.

Dựa vào thông số β-hCG tự do và PAPP-A

Ngoài ra, hai thông số ở Double Test là β-hCG tự do và PAPP-A. 2 thông số này có giá trị bình thường được hiệu chỉnh bằng 1 MoM. Giá trị ngưỡng này giúp đánh giá xem thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cao hay thấp, cụ thể:

  • PAPP-A < 0,4 MoM
  • b-hCG tự do < 0,4 hoặc > 2,5 MoM
double test nguy cơ thấp
Kết quả xét nghiệm Double Test dựa vào MoM hiệu chỉnh.

Lưu ý:

Trong Double Test, việc đo nồng độ 2 chất sinh hóa nhằm đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi đôi khi cũng có những sai số. Do vậy, tỉ lệ dương tính giả hoặc âm tính giả cũng không ít, dẫn đến việc dị tật thai nhi không được phát hiện hoặc phát hiện không chính xác.

Để đánh giá khách quan hơn thì các chuyên gia thường sẽ dùng bội số trung vị MoM. Cách tính bội số này được diễn ra bằng việc chia nồng độ 2 chất sinh hóa này với giá trị trung vị tương ứng với tuổi thai. Điều này giúp cho kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh chính xác hơn.

Dù sao, kết quả Double Test sẽ được các bác sĩ thông báo và giải thích sau khi thực hiện xong, nên mẹ bầu không cần phải lo lắng khi chưa thực sự rõ cách xem kết quả nguy cơ cao hay thấp.

double test nguy cơ thấp
Các bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kết quả xét nghiệm Double Test.

Double Test nguy cơ thấp cần làm gì tiếp theo không?

Sau khi có kết quả Double Test nguy cơ thấp, mẹ bầu có thể phần nào bớt lo lắng, nhưng vẫn cần phải theo dõi thêm về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe và ăn uống lành mạnh.

Thai phụ cũng cần lưu ý rằng tỉ lệ chính xác của Double Test thường ở mức 70 – 90%. Do đó, dù kết quả Double Test có nguy cơ thấp thì cũng không đồng nghĩa rằng thai nhi hoàn toàn không mắc phải dị tật thai nhi nào.

double test nguy cơ thấp
Mẹ bầu vẫn nên theo dõi và chăm sóc sức khỏe dù kết quả Double Test nguy cơ thấp.

Đối với những phụ nữ có tình trạng sức khỏe và thể chất hoàn toàn bình thường, mang thai ở độ tuổi được khuyến nghị, thì kết quả Double Test nguy cơ thấp này vẫn có độ tin cậy khá cao.

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu nằm trong trường hợp phụ nữ có nguy cơ cao mang thai mắc dị tật bẩm sinh thì nên xét nghiệm NIPT hoặc sàng lọc bằng phương pháp chọc ối hay sinh thiết gai nhau để có kết quả chính xác hơn. Để được lời khuyên hữu ích nhất trong trường hợp của mình, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định đi xét nghiệm với bất cứ hình thức nào.

Lưu ý khi Double Test nguy cơ thấp

Các chuyên gia không nên làm sớm hoặc muộn hơn. Bởi vì như vậy dễ dẫn đến sai lệch, khuyến cáo thai phụ nên thực hiện Double Test vào đúng tuần được quy định (tuần 11 đến tuần 13), kết quả xét nghiệm, mặc dù kết quả Double Test nguy cơ thấp nhưng thực tế lại không phải vậy. Điều này khiến bác sĩ không phát hiện ra được nguy cơ dị tật thai nhi.

double test nguy cơ thấp
Double Test phải được thực hiện đúng tuần quy định để tránh tình trạng kết quả bị sai.

Rất nhiều mẹ bầu thường nghe lời khuyên của nhau về việc có nên làm xét nghiệm Double Test hay không, hoặc phân vân không biết nên làm xét nghiệm Double Test hay xét nghiệm NIPT. Trên thực tế, xét nghệm NIPT cho kết quả có độ chính xác cao hơn. Song, không phải mẹ bầu nào cũng có đủ điều kiện kinh tế để xét nghiệm, và cũng có những thai phụ không có nhu cầu cao về xét nghiệm NIPT.

Ngoài công dụng xét nghiệm Double Test phát hiện dị tật thai nhi thì nhiều mẹ bầu còn thắc mắc xét nghiệm Double Test có biết được trai hay gái không? Giải đáp thắc mắc này, chuyên gia cho biết giới tính của con nằm ngoài phạm vi phân tích của xét nghiệm Double test..

Như vậy, để lựa chọn được phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh phù hợp nhất, mẹ bầu nên lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia y tế, các y bác sĩ phụ trách.

Đặc biệt, đối với phụ nữ thuộc nhóm có nguy cao thì càng phải cẩn trọng hơn khi chọn một phương pháp xét nghiệm, nếu xét nghiệm Double Test nguy cơ thấp thì cũng nên thực hiện thêm xét nghiệm NIPT hoặc Triple Test.

double test nguy cơ thấp
Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao mang thai mắc dị tật cần thực hiện thêm xét nghiệm Triple Test hoặc NIPT.

Như vậy, bài viết đã trả lời cho câu hỏi double test nguy cơ thấp là bao nhiêu cùng hướng dẫn cách đọc chỉ số xét nghiệm Double Test. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại để lại dưới phần bình luận để chúng tôi tiếp tục giải đáp nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xét Nghiệm NIPT Có Phát Hiện Bệnh Tim Bẩm Sinh Không?
Xét Nghiệm NIPT Có Phát Hiện Bệnh Tim Bẩm Sinh Không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết xét nghiệm NIPT có giúp phát hiện tim bẩm sinh không, câu trả lời là không thể. Tuy...

Làm Xét Nghiệm NIPT Có Cần Xét Nghiệm Triple Test Không?

Một số mẹ bầu có chung thắc mắc đã xét nghiệm nipt có cần xét nghiệm triple test không. Để giải đáp thắc mắc trên,...

xét nghiệm QF PCR
Xét nghiệm QF-PCR Chẩn Đoán Trước Sinh, Chi Phí Và Quy Trình

QF PCR là một xét nghiệm chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện dị tật thai nhi liên quan đến rối loạn NST với độ...

Xét Nghiệm NIPT Có Cần Thiết Không? Mẹ Bầu Nên Làm Không?

Xét nghiệm Nipt được các chuyên gia hàng đầu thế giới đánh giá là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh hiện đại, tiên...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email