Thai Nhi Dễ Bị Mắc Dị Tật Trong Giai Đoạn Nào? Tư vấn A-Z
Thai nhi dễ bị dị tật nhất ở giai đoạn đầu của thai kỳ là câu trả lời từ chuyên gia khi giải đáp thắc mắc của nhiều người về giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật. Giai đoạn phát triển ban đầu của thai nhi trong bụng được tính từ tuần đầu tiên đến tuần 14 của thai kỳ. Đây thường là thời kỳ nhạy cảm nhất nếu mẹ chủ quan, không cẩn thận rất dễ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Thai nhi dễ bị dị tật ở giai đoạn nào?
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, giai đoạn mang thai 3 tháng đầu chính là thời kỳ nhạy cảm, thai nhi dễ bị dị tật nhất. Nghiên cứu của các chuyên gia đã cho thấy đa phần các dị tật thai nhi nặng đều xuất hiện từ tuần đầu đến tuần 14 của thai kỳ. Trong đó tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 của thai kỳ là thời điểm phôi thai dễ gặp bất thường nhất.
Tại thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên này, khi tinh trùng thụ tinh với trứng, phôi thai ở giai đoạn hình thành và phát triển sơ khai nhất, các bộ phận, cơ quan trong cơ thể dần hình thành, phát triển nhanh ở 2 tháng đầu. Chỉ cần một tác động nhỏ, bất lợi từ bên ngoài cũng có thể khiến em bé trong bụng bị ảnh hưởng, thương tổn.
Ở thời kỳ phôi thai này, các bộ phận của thai nhi được hình thành kể từ ngày thứ 14 đến ngày 60 của thai kỳ. Mỗi cơ quan sẽ có 1 thời kỳ nhạy cảm, dễ thương tổn nhất. Cụ thể:
- Từ tuần thứ 3: Não bộ của thai nhi bắt đầu hình thành. Đây là thời điểm mà các tế bào trong phôi thai bắt đầu phân chia liên tục, hình thành lên các phôi thần kinh. Giai đoạn quan trọng này đòi hỏi mẹ bầu phải cung cấp đủ chất, giữ gìn sức khỏe, tuy nhiên nhiều chị em lúc này vẫn chưa biết mình đang mang thai.
- Từ tuần thứ 4: Tim, võng mạc và thính giác của thai nhi bắt đầu hình thành, phát triển
- Từ tuần thứ 6: Phôi thai phân chia, hình thành các bộ phận đầu, mình, tay chân.
- Tuần 10: Các cơ quan khác dần hình thành, phát triển.
- Tuần 12: Hình thành các cơ quan sinh sản bên ngoài của em bé.
- Tuần 13: Thời điểm này gan và thận của thai nhi dần hoàn thiện và có thể bắt đầu hoạt động được rồi.
Thai nhi ở tháng thứ 3 của thai kỳ, các cơ quan, bộ phận về cơ bản đã hoàn thiện. Các chuyên gia đã nhận định, nếu vượt qua được quá trình phân chia và biệt hóa các tế bào ở giai đoạn phôi thai này thuận lợi, an toàn thì thai nhi về cơ bản cũng sẽ được an toàn. Tuy vậy, dị tật thai nhi cũng có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong suốt quá trình mang thai của người mẹ nếu không may gặp phải tác nhân gây hại.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên này, rất nhiều yếu tố có thể tác động gây ảnh hưởng đến thai nhi đang trong quá trình phân chia tế bào. Nếu cơ thể mẹ thiếu chất, ăn uống không đảm bảo, tiếp xúc môi trường độc hại nhiều, vô tình mắc bệnh hay dùng thuốc bừa bãi trong thời kỳ này… đều có thể trở thành nguyên nhân gây dị tật thai nhi.
Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, một số yếu tố phổ biến nhất có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của từng cơ quan đang trong giai đoạn hình thành như:
- Bức xạ: Nếu mẹ bầu thường xuyên ở trong môi trường bức xạ, sóng điện từ lớn có thể khiến hệ thần kinh trung ương và mắt của thai nhi gặp bất thường trong quá trình phát triển. Bức xạ có mối liên quan đặc biệt đến việc chậm phát triển trí tuệ của trẻ.
- Virus: Nếu không may trong 12 tuần đầu thai kỳ, mẹ bầu bị nhiễm một số loại virus, điển hình như virus rubella có thể khiến thai nhi gặp bất thường ở mắt, gây bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, bất thường trong cấu trúc ở tai khiến bé sinh ra bị điếc, tiềm ẩn nhiều dị tật bẩm sinh khác.
- Thiếu chất: Acid folic là một loại vitamin đặc biệt quan trọng với sự hình thành và phát triển các bộ phận của thai nhi. Trong khoảng từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 7 của thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm với hệ thần kinh của bé. Thời điểm này ống thần kinh sẽ tự động đóng lại, mẹ bổ sung thiếu acid folic có thể gây ra dị tật bẩm sinh liên quan đến tủy sống, sọ gây nứt đốt sống, thai vô sọ…
- Hormone androgen: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đặc biệt ở khoảng giữa tuần 5 đến tuần 8 là thời điểm các cơ quan sinh dục của bé đang hình thành, nếu các hormone androgen vô tình bị truyền vào người mẹ sẽ sản sinh một số hormone giống đực hay gọi là nội tiết tố nam vào phôi thai nữ.
- Thuốc: Nhiều mẹ bầu thời kỳ đầu chưa biết mình đang mang thai, vô tình sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc cúm, thuốc chuyên dụng khắc phục các bệnh lý toàn thân… đều tiềm ẩn nguy cơ cao khiến thai nhi bị dị tật.
Nếu bào thai an toàn vượt qua được giai đoạn 2 tuần đầu tiên là thời kỳ thụ thai. Tiếp theo đến tuần thứ 8 là thời kỳ phôi thai thì đến thời kỳ bào thai tính từ tuần thứ 9 trở đi thường sẽ không có những thay đổi nghiêm trọng nào xảy ra nữa.
Có thể phòng ngừa dị tật thai nhi không?
Các chuyên gia đã nhận định, không có cách phòng tránh dị tật thai nhi nào mang lại hiệu quả 100% cả. Tuy nhiên nếu chị em phụ nữ có một chuẩn bị thật tốt ngay từ đầu, có thể giúp phòng ngừa rất tốt, hạn chế tối đa dị tật thai nhi. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong việc phòng ngừa dị tật thai nhi:
- Bổ sung acid folic: Loại vitamin nhóm B này cực kỳ quan trọng với mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Các chuyên gia thường khuyến cáo chị em nên bổ sung acid folic từ 3 tháng trước khi chuẩn bị mang thai giúp phòng ngừa dị tật thai nhi như dị tật ống thần kinh nghiêm trọng. Liều lượng được khuyến cáo mỗi ngày ít nhất là 400mcg acid folic.
- Tiêm phòng đầy đủ: Trước khi xác định mang thai, chi em phụ nữ nên đi tiêm phòng một số bệnh lý do virus có thể gây hại cho thai nhi như: Cúm, rubella, thủy đậu… Nếu vô tình trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu bị nhiễm những virus này, khả năng cao thai nhi sẽ bị phát triển bất thường.
- Tránh môi trường độc hại: Phụ nữ mang thai cần tránh xa các phòng chụp X-quang, CT, môi trường độc hại, ô nhiễm không khí. Đồng thời hạn chế tiếp xúc gần với một số vật dụng có bức xạ cao như: TV, lò vi sóng, điện thoại, laptop, máy sấy… bức xạ từ những vật dụng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến em bé trong bụng.
- Tránh xa các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá… là những chất kích thích gây hại bà bầu cần phải tránh xa. Trong thành phần của chúng đều chứa độc tố có thể khiến thai nhi bị dị tật.
- Sàng lọc trước sinh: Mẹ bầu nên khám thai định kỳ và thực hiện sàng lọc trước sinh đầy đủ để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi cũng như tầm soát sớm các dị tật để có biện pháp can thiệp kịp thời. Hiện nay cùng với siêu âm thai, xét nghiệm nipt là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn vì an toàn và cho kết quả chính xác lên đến 99%.
Giai đoạn đầu tiên cũng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, tuy nhiên đa số các mẹ bầu sau vài tuần thụ thai mới biết mình đang mang bầu. Vì vậy cần chuẩn bị thật tốt, lên kế hoạch đầy đủ cho quá trình trước và khi mang thai chính là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa hiệu quả dị tật thai nhi.
Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật? Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu chính là thời kỳ nhạy cảm nhất, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!