Làm Xét Nghiệm NIPT Có Cần Xét Nghiệm Triple Test Không?

Một số mẹ bầu có chung thắc mắc đã xét nghiệm nipt có cần xét nghiệm triple test không. Để giải đáp thắc mắc trên, các bác sĩ cho rằng nếu đã xét nghiệm Nipt thì không cần thiết xét nghiệm lại Triple Test. Để hiểu rõ hơn về câu trả lời giải đáp của các bác sĩ, mời bạn theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây. 

xét nghiệm nipt
Xét nghiệm Nipt và Triple Test là hai phương pháp sàng lọc phổ biến hiện nay

Đã xét nghiệm Nipt có cần xét nghiệm Triple Test nữa hay không?

Theo các chuyên gia tư vấn, sau khi xét nghiệm Nipt thì không cần xét nghiệm Triple Test và Double Test nữa. Khác với quy trình xét nghiệm Triple Test và Double Test thì xét nghiệm Nipt đã có thể chẩn đoán các hội chứng với mức độ chính xác gần như tuyệt đối. Vì vậy, sau khi xét nghiệm Nipt mà mẹ tiến hành xét nghiệm Triple Test thì cũng không có kết quả gì vì thực tế mức độ chính xác của Triple Test thấp hơn so với Nipt.

Mặc dù cùng là những phương pháp sàng lọc trước sinh, phát hiện những bất thường của nhiễm sắc thể và các dị tật mà thai nhi có nguy cơ mắc phải nhưng hai phương pháp lại khác nhau hoàn toàn về các yếu tố khác, không thể đi song hành cùng nhau để kiểm tra lại mức độ chính xác.

Đã xét nghiệm Nipt có cần xét nghiệm Triple Test nữa hay không?
Đã xét nghiệm Nipt không cần xét nghiệm Triple Test nữa

Có thể nhận ra sự khác nhau về

Khả năng sàng lọc

So với các hội chứng thông thường của xét nghiệm Double Test thì xét nghiệm Nipt có thể sàng lọc được nhiều hội chứng hơn gấp nhiều lần. Với những hội chứng thông thường như Down, Edwards và dị tật ống thần kinh thì xét nghiệm Nipt có thể sàng lọc được thêm những hội chứng Patau, Turner, XXX, XXY, XYY, toàn bộ nhiễm sắc thể tư 1 đến

Thời điểm sàng lọc

Nếu như xét nghiệm Triple Test quy định xét nghiệm từ tuần thứ 15, khoảng thời gian được đánh giá là thai nhi đã khá lớn và khó có thể giải quyết thì phương pháp Nipt đã rút ngắn thời hạn có thể xét nghiệm là ngoài tuần thứ 10.

Thời điểm sàng lọc
Xét nghiệm Nipt và xét nghiệm Triple Test có những ưu nhược điểm riêng

Một số mẹ cho rằng thai nhi tuần thứ 10 đã lớn, khó thể giải quyết. Tại sao không giải quyết vào thời điểm sớm hơn? Tuy nhiên thời gian xét nghiệm đã được các bác sĩ nghiên cứu mới đưa ra quy định. Khi thai nhi ngoài 10 tuần tuổi, tỷ lệ DNA có trong cơ thể mẹ sẽ đạt đến mức đủ để xét nghiệm là 4%. Nếu xét nghiệm trước có thể không đủ DNA để xét nghiệm, tỷ lệ lớn dẫn đến sai số.

Tỷ lệ chính xác

Xét nghiệm Nipt được các chuyên gia hàng đầu thế giới kiểm chứng và đánh giá là phương pháp xét nghiệm có mức độ chính xác cao nhất hiện nay, lên tới 99,99%, tỷ lệ xảy ra sai xót là rất thấp. Trong khi đó mức độ chính xác của xét nghiệm Triple Test thấp hơn Nipt khá nhiều. Tỷ lệ chính xác chỉ lên tới 70% nên có thể xảy ra âm tính giả, dương tính giả.

Có thể thấy xét nghiệm Nipt có ưu điểm hơn hẳn so với Triple Test về khả năng sàng lọc, thời điểm xét nghiệm và tỷ lệ chính xác nên khi đã xét nghiệm Nipt nếu như xét nghiệm thêm Triple Test sau đó không có tác dụng gì.

Xét nghiệm Nipt chỉ có hạn chế so với Triple Test là có chi phí cao, chỉ có thể xét nghiệm tại các bệnh viện lớn. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên cả hai đều là những phương pháp xét nghiệm quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng người có thể sẽ lựa chọn một trong hai phương pháp để xét nghiệm, không cần kết hợp cả hai phương pháp lại tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.

Cần làm gì ngay sau khi xét nghiệm Nipt?

Sau khi xét nghiệm Nipt xong các mẹ bầu không cần phải xét nghiệm thêm một phương pháp sàng lọc trước sinh nào khác vì xét nghiệm Nipt đã được đánh giá là tốt nhất hiện nay. Vậy sau khi xét nghiệm Nipt xong cần làm gì? Tuỳ thuộc vào kết quả xét nghiệm, mẹ bầu nên thực hiện những việc sau để bảo vệ sức khoẻ cho mẹ và đảm bảo sự phát triển cho em bé.

Cần làm gì ngay sau khi xét nghiệm Nipt?
Sau khi xét nghiệm Nipt xong cần lưu ý một số vấn đề

Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc không có dấu hiệu bất thường

Sau khi xét nghiệm Nipt, nếu như mẹ bầu nhận được kết quả xét nghiệm không xuất hiện dấu hiệu bất thường gì của thai nhi, có nghĩa em bé của mẹ hoàn toàn bình thường, khoẻ mạnh. Khi này các mẹ không nên chủ quan mà nên đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con bằng việc

Siêu âm định kỳ

Thai nhi không gặp vấn đề bất thường là điều may mắn nhưng không được chủ quan. Em bé trong bụng mẹ rất dễ bị tác động và gặp phải các vấn đề bất thường. Vì vậy mẹ vẫn cần phải theo dõi thai nhi hàng ngày. Ngoài ra siêu âm mặc dù là phương pháp sàng lọc đơn giản nhưng có thể phát hiện được hình thái dị tật. Vì vậy mẹ nên siêu âm định kỳ khoảng 1 tháng một lần không chỉ phát hiện dị tật thai nhi mà còn nắm bắt được tình trạng sức khoẻ của thai nhi về chiều dài, cân nặng, nhịp tim,…

Siêu âm định kỳ
Nên siêu âm định kỳ để nắm bắt tình trạng sức khoẻ của em bé

Xây dựng lối sống khoa học

Xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học là một trong những điều mẹ bầu cần thiết được các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện ngay từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ.

Một số mẹ bầu thường xuyên thức khuya, lo lắng, stress nên tiết ra hormone không có lợi cho thai nhi. Điều này cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến nhiễm sắc thể của thai nhi bị biến đổi bất thường, có thể khiến thai nhi mắc phải một số bệnh về tiêu hoá, tim mạch khi chào đời.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Phụ nữ mang thai chính là mang thêm một sinh mạng trong cơ thể, vì vậy chế độ dinh dưỡng cũng cần cung cấp gấp đôi cho cả mẹ và con. Thai nhi trong bụng mẹ từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi chào đời cần tiêu thụ rất nhiều vitamin để phát triển cơ thể và hoàn thiện các cơ quan.

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cả mẹ và bé chống lại các loại vi khuẩn, virus. Nếu như không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, thai nhi có nguy cơ mắc phải các hội chứng dị tật về hình thái do thiếu chất, các cơ quan không được hoàn thiện đầy đủ.

Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc có dấu hiệu bất thường

Sau khi xét nghiệm, nếu như gặp phải kết quả bất thường thì việc đầu tiên mẹ bầu cần làm là giữ bình tĩnh, không nên kích động lo sợ, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Nếu kết quả xét nghiệm Nipt xác định có dị tật thì có thể bác sĩ sẽ tiến hành thêm một số kỹ thuật chuẩn đoán riêng với hội chứng mà xét nghiệm Nipt nghi ngờ để có thể khẳng định kết quả chính xác.

Cân nhắc kỹ thuật chuẩn đoán

Nếu như các bác sĩ khuyên mẹ kết hợp kỹ thuật để kiểm chứng kết quả thì mẹ nên suy nghĩ thật kỹ vì những kỹ thuật chuẩn đoán đó hầu hết đều là những kỹ thuật xâm lấn, ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển của thai nhi. Các kỹ thuật này không bắt buộc cần thực hiện sau xét nghiệm nên mẹ cần cân nhắc thật kỹ trước quyết định kết hợp thêm kỹ thuật chẩn đoán và lựa chọn phương pháp ít ảnh hưởng nhất đến thai nhi.

Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc có dấu hiệu bất thường
Nếu kết quả xét nghiệm Nipt bất thường cần bình tĩnh và nghe bác sĩ tư vấn

Bình tĩnh, suy nghĩ thật kỹ

Mặc dù vấn đề thai nhi mắc dị tật là vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng ít nhiều tới thai nhi, tuy nhiên không phải dị tật nào cũng nguy hiểm và để lại biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi. Một số dị tật có thể phục hồi chức năng được vì vậy mẹ cần bình tĩnh lắng nghe sự tư vấn tù các bác sĩ chuyên môn về vấn đề này. Sau đó mới đưa ra quyết định cuối cùng.

Trên đây là những thông tin có thể giải đáp cho mẹ bầu thắc mắc xét nghiệm Nipt có cần xét nghiệm Triple Test không. Hy vọng với những nội dung có trong bài viết sẽ giúp mẹ bầu có được câu trả lời như mong muốn. Chúc mẹ và bé luôn khoẻ mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

review xét nghiệm NIPT
Review Xét Nghiệm NIPT Cho Mẹ Bầu Từ A-Z

Review về xét nghiệm NIPT dành cho chị em đang băn khoăn không biết sàng lọc trước sinh này có cần thiết không, có cho...

Xét Nghiệm NIPT Có Cần Thiết Không? Mẹ Bầu Nên Làm Không?

Xét nghiệm Nipt được các chuyên gia hàng đầu thế giới đánh giá là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh hiện đại, tiên...

kết quả Double test bình thường
Chỉ Số Kết Quả Xét Nghiệm Double Test Như Nào Là Bình Thường?

Kết quả Double test được đánh giá bình thường khi nồng độ của các chất sinh hoá β-hCG và PAPP-A trong máu của mẹ bầu...

So Sánh Chọc Ối Và NIPT: Nên Làm Xét Nghiệm Nào Tốt?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh được ra đời, trong đó có 2 phương pháp nổi bật là chọc ối...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email