Xét Nghiệm Triple Test Khi Nào? Vì Sao Nên Làm Ở Tuần Thứ 16

Xét nghiệm Triple test thường được thực hiện ở tuần 15 đến 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, thời điểm khuyến cáo thực hiện tốt nhất là từ tuần thai 16 đến 18 để kết quả đạt được độ chính xác cao. Giai đoạn này, các chất sinh hóa được định lượng trong xét nghiệm Triple test đạt đủ nồng độ để phân tích. Cùng giải đáp vấn đề Triple test làm khi nào trong bài viết sau nhé!

Triple test làm khi nào?
Xét nghiệm Triple test thường được thực hiện ở tuần thứ 15 đến 20 của thai kỳ

Xét nghiệm Triple test nên làm khi nào?

Chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm Triple test khi thai nhi được 15 đến 20 tuần tuổi. Tuy nhiên, để đạt được kết quả chính xác nhất, thai phụ nên làm xét nghiệm vào tuần 16 đến 18 của thai kỳ.

Xét nghiệm Triple test nên làm ở tuần thai bao nhiêu?
Để đạt được kết quả chính xác nhất, thai phụ nên làm xét nghiệm vào tuần 16 đến 18 của thai kỳ

Tất cả phụ nữ khi mang thai đều được khuyến cáo thực hiện sàng lọc trước sinh này. Đặc biệt là những thai phụ thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao sau đây rất cần thực hiện xét nghiệm Triple test:

  • Thai phụ trên 35 tuổi.
  • Có kết quả xét nghiệm Double test nằm ở mức ranh giới hoặc nguy cơ cao.
  • Tiền sử gia đình có người thân bị dị tật bẩm sinh.
  • Mẹ bầu bị nhiễm virus, bệnh truyền nhiễm khi mang thai.
  • Có tiền sử bệnh mãn tính, đái tháo đường và có sử dụng insulin.
  • Sử dụng các chất tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thai nhi trong thai kỳ.
  • Thường xuyên tiếp xúc môi trường độc hại, hóa chất, phóng xạ liều lượng cao.
Xét nghiệm Triple test nên làm ở tuần thai bao nhiêu?
Tất cả phụ nữ khi mang thai đều được khuyến cáo thực hiện sàng lọc trước sinh đầy đủ

Vì sao mẹ bầu nên làm Triple test ở tuần thai 16 đến 18?

Tuần thai thứ 16 đến 18 được xem là “giai đoạn vàng” giúp cho kết quả sàng lọc Triple test đạt được chính xác cao nhất. Chuyên gia lý giải ở giai đoạn này sự thay đổi của nồng độ các chất sinh hóa AFP, β-hCG và uE3 có thể cho thấy rõ sự phát triển bất thường của thai nhi (nếu có).

Có hai trường hợp bất thường cảnh báo nguy cơ dị tật thai nhi ứng với nồng độ AFP tăng hoặc giảm bất thường, cụ thể:

  • Nếu nồng độ AFP tăng bất thường: Chỉ số này cảnh báo thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh như cột ống bị chẻ đôi hay thai vô sọ. Tuy nhiên, nồng độ AFP tăng có thể là do xác định không đúng tuổi thai. Vì vậy, việc xác định tuổi thai chính xác rất quan trọng.
  • Nếu nồng độ AFP, hCG, uE3 đồng thời giảm: Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thai nhi bị hội chứng Down, hội chứng Edwards hoặc một số bất thường khác ở nhiễm sắc thể.

Chú ý: Xét nghiệm Triple test không phải là phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe của thai nhi, sàng lọc này chỉ cảnh báo nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền hay không. Trường hợp nguy cơ cao, thai phụ cần thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác.

Vì sao mẹ bầu nên làm Triple test ở tuần thai 16 đến 18?
Tuần thai thứ 16 đến 18 được xem là “giai đoạn vàng” giúp cho kết quả sàng lọc Triple test

Để dự đoán chính xác nguy cơ dị tật thai nhi của xét nghiệm Triple test, cần đánh giá kết hợp nồng độ của ba chất kể trên cùng với nhiều yếu tố khác như: Kết quả siêu âm thai, tuổi của thai phụ, cân nặng, chiều cao, tiền sử bệnh lý toàn thân, kiểu thai (thai đơn hay thai đôi)…

Với trường hợp kết quả xét nghiệm Triple test cho thấy nguy cơ cao bị dị tật thai nhi, mẹ bầu sẽ được tư vấn thực hiện thêm một số phương pháp khác có độ chính xác cao hơn như xét nghiệm NIPT hoặc chọc ối, sinh thiết gai nhau để khẳng định lại tình trạng sức khỏe thai nhi.

Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành xét nghiệm Triple test

Xét nghiệm Triple test là một phương pháp không xâm lấn, mẫu xét nghiệm chỉ là một lượng nhỏ máu của thai phụ nên quy trình thực hiện cũng đơn giản, mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị một số thứ sau đây:

  •  Giấy tờ tùy thân: Mang đầy đủ giấy tờ tùy thân để xác định danh tính của mẹ bầu.
  • Kết quả khám, siêu âm thai ở lần gần nhất: Căn cứ vào kết quả này để bác sĩ nắm được tình trạng trước đó của thai nhi để đưa ra chẩn đoán tiếp theo trong giai đoạn này.
  • Ghi nhớ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh gần nhất: Tuổi của thai nhi dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh gần nhất. nếu mẹ bầu không nhớ rõ thì sẽ căn cứ vào dự kiến sinh được nhận định ở tuần thai 12. Trong trường hợp thực hiện IVF, tuổi thai sẽ được tính theo ngày chuyển phôi.
  • Ăn uống đầy đủ: Triple test là xét nghiệm sinh hóa máu nhưng các chất cần định lượng ở phương pháp này là chỉ số sinh hóa tự nhiên có sẵn không bị ảnh hưởng bởi lượng thực ăn mẹ bầu nạp vào cơ thế. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ trước khi thực hiện xét nghiệm, đề phòng trường hợp bị tụt huyết áp sau khi lấy máu.
  • Sắp xếp thời gian phù hợp: Kết quả xét nghiệm Triple test không bị ảnh hưởng bởi thời gian lấy máu xét nghiệm. Vì vậy, mẹ bầu có thể tiến hành thu mẫu bất cứ lúc nào khi đã sắp xếp được công việc.
Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành xét nghiệm Triple test
Kết quả xét nghiệm Triple test không bị ảnh hưởng bởi thời gian lấy máu xét nghiệm

Thai phụ thường nhận được kết quả xét nghiệm Triple test sau khoảng 3 đến 5 ngày làm việc tính từ thời điểm thu mẫu. Căn cứ vào kết quả nhận được, bác sĩ theo dõi thai sẽ có những tư vấn phù hợp cho mẹ bầu. Triple test có chính xác không? Kết quả xét nghiệm Triple test hiện nay có thể đạt được độ chính xác cao nhất là 90%.

Như vậy tỷ lệ dương tính giá của xét nghiệm này vẫn chiếm đến 10% nên Triple test chưa phải là sàng lọc trước sinh tốt nhất dành cho các mẹ bầu. Nên với những trường hợp mẹ bầu nhận kết quả dương tính cũng không nên lo lắng quá, bình tĩnh lắng nghe tư vấn từ chuyên gia để thực hiện sang xét nghiệm khác có tính chính xác cao hơn để khẳng định lại tình trạng sức khỏe bé yêu.

Thường xét nghiệm NIPT sẽ được ưu tiên thực hiện nếu kết quả Triple test cảnh báo nguy cơ cao. NIPT giúp tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi với độ chính xác lên đến hơn 99%. Sàng lọc trước sinh này không xâm lấn nên an toàn tuyệt đối cho thai phụ và thai nhi. Xét nghiệm NIPT giúp mẹ bầu hạn chế tối đa việc phải thực hiện sang các xét nghiệm xâm lấn nguy hiểm khác như: Chọc ối hay sinh thiết gai nhau.

Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành xét nghiệm Triple test
Thường xét nghiệm NIPT sẽ được ưu tiên thực hiện nếu kết quả Triple test cảnh báo nguy cơ cao

Tóm lại, với những thông tin cung cấp trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Triple test làm khi nào? Hy vọng sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin, kiến thức hữu ích. Nếu thấy bài viết ý nghĩa xin hãy đánh giá cho chuyên trang năm sao để tiếp thêm động lực cho chúng tôi ra tiếp những bài viết chất lượng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xét Nghiệm Dị Tật Thai Nhi Hết Bao Nhiêu Tiền? Tư vấn chi phí

Chi phí xét nghiệm dị tật thai nhi là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm hiện nay. Theo các chuyên gia, hầu hết...

âm tính
Kết quả xét nghiệm âm tính là gì? Tìm hiểu thông tin từ A đến Z

Kết quả xét nghiệm âm tính có nghĩa là người thực hiện xét nghiệm không bị bệnh hoặc hiện tại không có mầm bệnh trong...

Xét Nghiệm NIPT Từ Tuần Bao Nhiêu? Khi nào tốt, an toàn?

Xét nghiệm nipt cho phụ nữ mang thai từ tuần thứ 9 - 10 là an toàn và tốt nhất cho thai nhi. Mẹ bầu...

xét nghiệm QF PCR
Xét nghiệm QF-PCR Chẩn Đoán Trước Sinh, Chi Phí Và Quy Trình

QF PCR là một xét nghiệm chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện dị tật thai nhi liên quan đến rối loạn NST với độ...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email