Xét Nghiệm Máu: Chi Phí, Phân Loại, Chỉ Số, Phạm Vi Xét Nghiệm

Xét nghiệm máu là việc phân tích mẫu máu trong cơ thể nhằm đo lường và xác định định lượng, chỉ số các thành phần trong máu. Mời bạn tìm hiểu về chi phí xét nghiệm, phân loại, chỉ số và phạm vi của xét nghiệm máu qua bài viết dưới đây.

Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu là việc phân tích mẫu máu được lấy ra từ cơ thể. Xét nghiệm máu còn được gọi với cách khác là xét nghiệm huyết học. Trong quá trình xét nghiệm máu, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích, đo lường hàm lượng hoặc các chất có trong tế bào máu. Xét nghiệm máu là một xét nghiệm thường được các bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân đi khám tại bệnh viện hay các phòng khám.

Mục đích của việc xét nghiệm máu là giúp phát hiện và chẩn đoán các loại bệnh và các rối loạn trong cơ thể. Nói cách khác, xét nghiệm máu giúp kiểm tra xem liệu rằng các cơ quan trong cơ thể có đang hoạt động bình thường hay không. Bên cạnh đó, nó còn giúp bác sĩ có thể đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị đang áp dụng đối với bệnh nhân.

Với nhiều ứng dụng như vậy, xét nghiệm máu ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực y học hiện đại.

xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có vai trò quan trọng trong lĩnh vực y học.

Chi phí xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có chi phí dao động từ vài chục cho đến vài trăm ngàn đồng.

Xét nghiệm máu có mức chi phí dao động phụ thuộc vào mức độ phức tạp và số lượng thành phần cần định lượng trong máu. Ngoài ra, xét nghiệm máu có chi phí bao nhiêu còn phụ thuộc vào uy tín, trang thiết bị và chất lượng dịch vụ mà cơ sở y tế cung cấp.

xét nghiệm máu
Chi phí xét nghiệm máu có mức dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng.

Phân loại xét nghiệm máu

Có 2 loại xét nghiệm máu cơ bản là xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và xét nghiệm sinh hóa máu:

1. Các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu còn được gọi là xét nghiệm công thức máu toàn phần. Đây là loại xét nghiệm được chỉ định phổ biến nhất mỗi khi bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc chẩn đoán điều trị bệnh. Loại xét nghiệm này cho biết các dấu hiệu về rối loạn và các bệnh về máu phổ biến như là:

  • Ung thư máu
  • Nhiễm trùng
  • Thiếu máu
  • Rối loạn hệ miễn dịch
  • Các vấn đề về đông máu

Với xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, bác sĩ sẽ có thể tổng phân tích máu toàn phần nhằm chẩn đoán và kiểm tra các yếu tố khác nhau như là:

  • Tế bào hồng cầu
  • Tế bào bạch cầu
  • Tế bào tiểu cầu
  • Hematocrit
  • Hemoglobin
xét nghiệm máu
Xét nghiệm tổng phân tích xác định định lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu.

2. Các xét nghiệm sinh hóa máu

Các xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Xét nghiệm này thường được thực hiện trên huyết tương, có vai trò định lượng các thành phần trao đổi chất cơ bản của máu.

Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu nhằm cho biết tình trạng sức khỏe liên quan đến tim, xương, các cơ, thận, gan,… Bên cạnh đó thì xét nghiệm sinh hóa máu còn giúp kiểm tra hàm lượng canxi, đường huyết, điện giải và các chức năng gan thận. Một lưu ý cần biết khi xét nghiệm sinh hóa máu là bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi xét nghiệm.

Các loại xét nghiệm sinh hóa máu được phân loại thành:

  • Xét nghiệm định lượng canxi
  • Kiểm tra chất điện giải trong máu
  • Kiểm tra đường huyết
  • Xét nghiệm chức năng thận
  • Xét nghiệm CK-MB
  • Xét nghiệm đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim
xét nghiệm máu
Xét nghiệm sinh hóa máu là một loại xét nghiệm có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim.

Các bước xét nghiệm máu

  • Bệnh nhân được sát trùng trên vùng chuẩn bị lấy máu.
  • Nhân viên y tế thực hiện thủ thuật lấy máu tĩnh mạch theo lượng yêu cầu bằng kim tiêm.
  • Máu vừa thu được bảo quản trong ống thủy tinh có ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân.
  • Máu được đưa đến phòng xét nghiệm và được phân tích bằng máy móc.
  • Trả kết quả xét nghiệm máu.
xét nghiệm máu
Chuyên viên thực hiện thu mẫu máu để phục vụ cho xét nghiệm.

Các chỉ số xét nghiệm máu

Dưới đây là các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng mà bạn thường thấy khi xét nghiệm máu:

Chỉ số xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC)

Xét nghiệm công thức máu toàn phần là tổng phân tích tế bào máu được thực hiện nhằm kiểm tra nồng độ của các thành phần khác nhau có trong máu gồm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Trong đó, số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và hematocrit là các thành phần quan trọng được đo lường qua xét nghiệm máu.

Các chỉ số công thức máu toàn phần gồm có:

  • Hồng cầu
  • Bạch cầu
  • Tiểu cầu
  • Hematocrit
  • Hemoglobin
xét nghiệm máu
Phân tích hàm lượng các thành phần trong máu.

Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu (Bảng chuyển hóa cơ bản)

Xét nghiệm sinh hóa máu (Xét nghiệm BMP) là xét nghiệm máu nhằm cung cấp thông tin về mức độ các chất điện giải, đo chức năng thận và cân bằng chất lỏng cũng như lượng đường có trong máu.

Cụ thể, xét nghiệm BMP giúp bác sĩ kiểm tra được nồng độ của các hợp chất sau trong máu:

  • Chất điện giải
  • Glucose
  • Calci
  • Kali
  • Natri
  • Clorua
  • Carbon dioxide
  • Creatinin
  • Nitroure trong máu
xét nghiệm máu
Các chỉ số khi xét nghiệm máu thường có glucose, calci, kali, chất điện giải,…

Chỉ số xét nghiệm chuyển hóa toàn diện (Bảng trao đổi chất toàn diện)

Xét nghiệm chuyển hóa toàn diện nhằm đưa ra một bảng chuyển hóa hoàn chỉnh (CMP) bao gồm các phép đo của BMP và thêm vào đó chỉ số của các protein và các enzyme có liên quan đến chức năng gan. Các chỉ số cần được đo lường là

  • Creatinin
  • Natri
  • Kali
  • Clorua
  • Albumin
  • ALP (phosphatase kiềm)
  • ALT (alanine aminotransferase)
  • AST (aspartate aminotransferase)
  • CO2
  • Bilirubin
  • BUN (nitơ urê máu)
  • Tổng số protein

Chỉ số lipid máu

Xét nghiệm lipid máu nhằm kiểm tra hàm lượng của 2 loại cholesterol là:

  • Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), hay cholesterol tốt.
  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), hay cholesterol xấu.

Chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp nhằm kiểm tra về chức năng sản xuất và phản ứng với một số hormone tuyến giáp như là:

  • Triiodothyronine (T3) cùng với T4, có chức năng điều chỉnh nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.
  • RU có chức năng đo lường mức độ gắn kết của một hormone gọi là globulin với thyroxin.
  • Hormone tuyến giáp (T4) cùng với T3 có chức năng điều chỉnh sự trao đổi chất.

Chỉ số enzyme

Xét nghiệm  máu còn chỉ ra chỉ số các loại enzyme như:

  • Creatine phosphokinase (CPK-1)
  • CPK-2 (CK-MB)
  • CPK-3
  • Troponin
xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu cho ra chỉ số về hàm lượng enzyme.

Chỉ số xét nghiệm huyết thanh DHEA-sulfate

Xét nghiệm máu còn giúp đo lường được mức độ cao hay thấp của lượng Hormon dehydroepiandrosterone ở cả nam giới và nữ giới.

Chỉ số Protein C-reactive

Protein C-reactive (CRP) được sản xuất bởi gan khi ở cơ thể xuất hiện các dấu hiệu viêm ở mô. Nồng độ Protein C-reactive cao thể hiện tình trạng viêm mô do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm động mạch, nhiễm trùng, viêm ruột, bệnh tim, viêm khớp dạng thấp, lupus hoặc ung thư.

Phạm vi xét nghiệm

Bởi máu tuần hoàn khắp cơ thể nên những bất thường về các thành phần trong máu có thể giúp phát hiện ra nhiều loại bệnh khác nhau, phổ biến như

  • Ung thư
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh viêm gan
  • Tiểu đường
  • Máu nhiễm mỡ
  • Bệnh thận
  • HIV/ AIDS
  • Các rối loạn khác trong cơ thể
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp phát hiện những rối loạn trong cơ thể, bao gồm bệnh tim.

Lưu ý khi xét nghiệm máu

Khi xét nghiệm máu, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Thứ nhất, phần lớn các loại xét nghiệm máu yêu cầu người tham gia xét nghiệm phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm. Vì vậy, bạn nên đợi để ăn sau khi xét nghiệm xong, hoặc cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi xét nghiệm để biết được loại xét nghiệm máu chuẩn bị được thực hiện có cho phép ăn uống trước khi xét nghiệm không.

Thứ hai, bệnh nhân trước khi xét nghiệm nên tránh sử dụng các chất kích thích như bia rượu, trà, cà phê, thuốc lá hay thuốc lào,… vì những chất này có thể phần nào ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Thứ ba, xét nghiệm máu gần như không gây ra ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, vì thế các chuyên gia khuyến cáo mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi nên đi xét nghiệm máu định kỳ hằng năm để có thể phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tật.

Thứ tư, bố mẹ và con cái có thể có chung hoặc khác nhóm máu, nên không thể xác định quan hệ huyết thống qua xét nghiệm máu mà phải tiến hành xét nghiệm ADN.

xét nghiệm máu
Cần tránh sử dụng các chất kích thích trước khi xét nghiệm máu.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin tổng quát về xét nghiệm máu, chi phí, phân loại, chỉ số và phạm vi xét nghiệm. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về xét nghiệm máu thì hãy để lại câu hỏi ở dưới phần bình luận để được giải đáp sớm nhất bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

xét nghiệm adn có chính xác không
Xét Nghiệm ADN Có Khi Nào Sai Không? Chính Xác Bao Nhiêu Phần Trăm?

Xét nghiệm ADN cho kết quả chính xác gần như tuyệt đối. Vậy xét nghiệm ADN có khi nào sai không? Câu trả lời là...

xét nghiệm adn bằng nước bọt
Xét nghiệm ADN bằng nước bọt chính xác không? Ưu điểm là gì?

Xét nghiệm ADN bằng nước bọt là xét nghiệm ADN qua tế bào niêm mạc miệng và được ứng dụng rất phổ biến hiện nay....

Cơ Sở Khoa Học Của Xét Nghiệm ADN (cập nhật 2024)

Trước đây, các phương pháp xác định huyết thống đều có những hạn chế và tỉ lệ chính xác không cao, thiếu cơ sở khoa...

cuong-ron-rung-nhu-the-nao
Xét Nghiệm ADN Bằng Cuống Rốn: Độ chính xác, cách lấy mẫu

Xét nghiệm ADN cuống rốn liệu diễn ra như thế nào, liệu có chính xác? Xét nghiệm ADN bằng cuống rốn là phương pháp rất...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email