Top 6 Bệnh Lý Ở Miệng, Lưỡi Do Virus HPV Gây Ra
Virus HPV được biết tới là chủng virus lây nhiễm chủ yếu trong quá trình quan hệ tình dục. Tuy nhiên, còn một con đường nữa lây virus từ người sang người là đường miệng. Sau khi xâm nhập chúng tạo thành một nhóm bệnh nguy hiểm ở vùng miệng. Để biết rõ hơn về các bệnh HPV miệng do virus gây ra, có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Top 6 bệnh lý ở miệng, lưỡi do virus HPV gây ra
Là chủng virus xâm nhập chủ yếu qua được tình dục nên thường để lại những bệnh ở bộ phận sinh dục tuy nhiên, virus còn xâm nhập qua đường miệng, để lại những bệnh nguy hiểm về miệng, lưỡi mà mọi người cần lưu ý để phòng tránh mắc phải những căn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dưới đây là những bệnh lý phổ biến, thường gặp ở HPV miệng, cùng tham khảo xem bạn có mắc phải một trong những bệnh sau đây không nhé.
1. Mụn cóc sinh dục
Tuy có tên là mụn cóc sinh dục nhưng căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể người bệnh. Đối với những người nhiễm HPV miệng thì mụn cóc sinh dục sẽ mọc ở khu vực khoang miệng.
Thông thường mụn có màu trắng, vàng, hồng, là những nốt nhỏ li ti mọc sát nhau 3-4 nốt như bông hoa súp lơ. Sau một thời gian mụn sẽ lây lan ra những khu vực khác. Mụn cóc thường do chủng virus HPV 2 và 4 gây ra.
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm để điều trị bệnh mụn cóc hết vĩnh viễn. Để xử lý những nốt mụn cóc, Y khoa đã có các biện pháp laser, đóng băng mụn, phẫu thuật cắt bằng dao điện, bôi thuốc để loại bỏ mụn. Tuy nhiên, sau một thời gian mụn vẫn có thể quay trở lại.
2. Sùi mào gà
Sùi mào gà ở miệng, lưỡi chủ yếu lây nhiễm qua việc quan hệ tình dục đường miệng, tiếp xúc với người nhiễm virus. Đây là một loại bệnh nguy hiểm ở miệng vì biến chứng của chủng virus HPV 6 và 11, 16, 18 gây ra nó có thể dẫn tới ung thư vòm họng, ung thư miệng.
Khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây, có thể bạn đang nhiễm phải HPV miệng dẫn tới sùi mào gà:
- Xuất hiện u, nhú mềm trong khoang miệng
- Nốt mụn không đau, không ngứa
- Khi chạm vào các nốt mụn có hiện tượng trợt da, bị chảy máu, mủ
- Tốc độ phát triển của mụn chậm
- Thường xuất hiện trên lưỡi, phía sau vòm miệng, đằng trước vòm miệng, môi.
Trong một số trường hợp sùi mào gà ở miệng, do cơ thể có lượng kháng thể tốt đã tự hết những nốt mụn. Tuy nhiên đây là một trong những trường hợp hiếm gặp. Nếu như không điều trị, sùi mào gà ở miệng rất khó để hết. Sùi mào gà ở miệng cũng có mức độ nguy hiểm tương đương tại các bộ phận sinh dục khác nên cần được điều trị kịp thời.
3. Tăng thượng sinh bì nhiều ổ
Đây là loại bệnh khá xa lạ đối với nhiều người khi nhắc tới HPV miệng. Khác với dấu hiệu các bệnh khác ở miệng, tăng thượng sinh bì nhiều ổ xuất hiện những đốm sậm màu nâu trên mặt. Những đốm này xuất hiện với tần suất dày chằng chịt ảnh hưởng tới thẩm mỹ người bệnh.
Hiện nay để chữa bệnh này, các bác sĩ đã sử dụng laser để loại bỏ những đốm nâu xuất hiện trên mặt. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người mà bệnh có thể tái phát trở lại và lan rộng ra các khu vực khác.
4. Bạch sản niêm mạc miệng
Bạch sản niêm mạc miệng là dấu hiệu của những tổn thương về miệng, hình thành những mảng trắng hoặc xám trên lưỡi, bên trong niêm mạc miệng. Bệnh thường tự hết và không để lại hệ lụy nghiêm trọng. Tuy nhiên, với một số trường hợp biến thể bất thường có thể dẫn tới ung thư miệng.
Khi thấy bên trong khoang miệng có những dấu hiệu sau, có thể bạn đã mắc phải bạch sản niêm mạc miệng:
- Xuất hiện những vết loét màu trắng, xám trong miệng
- Vết loét dày, cứng diễn ra trong thời gian dài
- Vết loét nhạy cảm khi tiếp xúc với đồ cay, nóng
- Không có cảm giác, không đau đớn
- Một số trường hợp gặp phải bạch sản lông nên có lông xuất hiện trong miệng.
- Những mảng lông trắng, có nếp gấp
- Xuất hiện kèm theo là các đốm đỏ
Bệnh lý thường không để lại những bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu như mắc phải chủng có biến chứng mạnh, có thể dẫn tới nguy hiểm nên khi mắc phải bạch sản miệng, có thể tham khảo một số cách điều trị sau:
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế sử dụng những sản phẩm có cồn như: rượu, bia,..
- Sử dụng thuốc bôi theo chỉ định cả bác sĩ
- Sử dụng thuốc kháng sinh để tránh viêm nhiễm, phù nề
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ có trong rau củ chứa nhiều oxy hóa có tác dụng giảm nhiễm trùng
- Kiểm tra lại răng miệng thường xuyên sau khi mắc bệnh để nắm bắt được tình trạng bệnh.
5. Ung thư miệng
Ung thư miệng là căn bệnh được đánh giá là nguy hiểm nhất do virus HPV biến đổi các niêm mạc trong toàn bộ khoang miệng. Ung thư miệng đang được đánh giá là bệnh có nguy cơ dẫn tới tử vong cao và nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay.
Ung thư miệng là một căn bệnh nguy hiểm nên cần phải để ý một số dấu hiệu sau đây để đảm bảo mức độ an toàn sức khỏe:
- Có cảm giác vướng, cộm trong miệng
- Nước bọt tiết ra nhiều, thỉnh thoảng có chứa máu
- Khó nói chuyện
- Đau họng, khó nuốt thức ăn
- Có dấu hiệu kéo theo dây thần kinh ở tai
- Nhiều đờm nhầy, thường có mùi hôi
- Xuất hiện khối u trong cổ họng, lở loét, nham nhở, dễ chảy máu.
Hiện nay mặc dù chưa có phương thuốc điều điều trị dứt điểm căn bệnh ung thư. Nhưng với sự tiên tiến của Y học hiện đại, đã có một số phương pháp điều trị ung thư, với những người có sức đề kháng tốt, khả năng phục hồi nhanh có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
- Phẫu thuật: Phương pháp này chỉ có thể thực hiện với những trường hợp phát hiện bệnh sớm, khi khối u còn ở nguyên trong khoang miệng, chưa di căn xuống những bộ phận khác trong cơ thể.
- Trị xạ: Đây là phương pháp được áp dụng đối với những bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật được nữa vì tế bào đã lan tới bộ phận khác.
- Hóa trị: Hóa trị là phương pháp giúp giảm tạm thời thể tích của khối u để tiến hành phẫu thuật dễ dàng hơn.
6. Ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là một trong những loại bệnh ung thư khoang miệng. Ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu nhiễm bệnh cụ thể cho tới khi bệnh chuyển biến mới xuất hiện những biểu hiện để người bệnh biết.
Theo nghiên cứu, bệnh có xu hướng xuất hiện ở nam giới trên 50 tuổi nhiều hơn so với các đối tượng khác.
Để nhận biết được triệu chứng khi bản thân mắc phải ung thư lưỡi, có thể theo dõi một số biểu hiện sau:
- Đau nhiều ở vùng lưỡi
- Xuất hiện các mảng trắng thường xuyên bị chảy máu
- Có cảm giác đau, rát họng không rõ lý do
- Tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói trong một thời gian
- Miệng có mùi hôi bất thường
Phương pháp điều trị của ung thư lưỡi cũng giống với các phương pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư miệng nói chung. Nếu thấy những dấu hiệu lạ nên tiến hành thăm khám, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng.
Những trường hợp có nguy cơ nhiễm virus HPV cao
HPV miệng là bệnh do virus HPV gây ra, tuy nhiên không phải bất cứ ai nhiễm virus HPV cũng đều mắc HPV miệng. Không phổ biến như ung thư cổ tử cung, HPV miệng chỉ xảy ra đối với những trường hợp đặc biệt.
Dưới đây là những đối tượng dễ dàng nhiễm phải HPV miệng, để lại những bệnh nguy hiểm đến khoang miệng nói riêng và toàn cơ thể nói chung.
- Người quan hệ tình dục bằng đường miệng: Một số người quan niệm chỉ quan hệ tình dục qua các bộ phận sinh dục mới nhiễm phải virus HPV. Tuy nhiên với những người lựa chọn quan hệ bằng miệng, không tiếp xúc bên trong vẫn có thể nhiễm virus HPV như thường. Vì ngoài bộ phận sinh dục thì virus còn có thể lây lan qua đường miệng.
- Người hút thuốc lá: Khi hút thuốc lá, khói nóng của thuốc lá vô tình khiến cho niêm mạc miệng bị xước, tạo nên những vết hở, dễ nhiễm trùng, là điều kiện thuận lợi để virus HPV xâm nhập.
- Người uống rượu bia: Đối với một người bình thường, nếu sử dụng quá nhiều rượu bia sẽ tàn phá cơ thể, hệ miễn dịch bị tàn phá, là cơ hội để virus dễ dàng phá vỡ kháng thể xâm nhập vào bên trong cơ thể.
- Người cao tuổi: Đây là độ tuổi có hệ miễn dịch kém, có nhiều bệnh trong người nên nếu nhiễm phải virus HPV qua đường miệng, nguy cơ mắc HPV miệng vẫn có nguy cơ cao xảy ra.
Có nhiều người nhiễm HPV miệng không?
Tính tới thời điểm hiện nay trên thế giới, HPV miệng chưa phổ biến như bệnh lây nhiễm khác về bộ phận sinh dục như ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, con số mắc HPV đang có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Theo một nghiên cứu thu được tại Mỹ, có tới 79 triệu người đang nhiễm phải virus HPV, trong số đó chiếm 7% là bị nhiễm HPV miệng chỉ yếu ở nam giới trong độ tuổi 14-69. Đây là một con số đáng báo động vì nếu so sánh với 3 thập kỷ vừa qua, con số đã tăng lên gấp ba lần.
Có tới 2/3 người nhiễm các bệnh nguy hiểm về miệng đều tìm thấy sự xuất hiện của virus HPV trong cơ thể. Theo nghiên cứu hầu hết chủng virus dẫn tới ung thư miệng là chủng virus HPV 16. Tuy nhiên không phải ai khi mắc type 16 hpv đều có nguy cơ nhiễm ung thư miệng. Ung thư miệng chỉ chiếm 1% trong các bệnh ung thư mà virus HPV 16 gây ra.
Tính tới thời điểm hiện tại con số nhiễm HPV miệng đã lên tới 15.000 người hàng năm.
Những cách phòng tránh HPV miệng hiệu quả
Tuy không phải là loại bệnh dễ mắc phải khi nhiễm virus HPV, tuy nhiên nếu như bản thân có lỡ nhiễm phải virus HPV qua đường miệng, để lại những bệnh nguy hiểm về miệng thì đây là một vấn đề đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh.
Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để đạt được hiệu quả trong quá trình phòng tránh HPV miệng:
- Tiêm vaccine HPV phòng chống nhiễm virus
- Hạn chế không quan hệ tình dục bằng đường miệng
- Không quan hệ tình dục nhiều người cùng lúc
- Sử dụng bao cao su, màng chắn để đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục
- Khám răng, miệng định kỳ 1,2 lần/năm để nắm bắt được tình trạng sức khỏe răng miệng, đặc biệt đối với những trường hợp quan hệ tình dục bằng miệng.
- Kiểm tra miệng mỗi ngày để nhận biết những đặc điểm bất thường
HPV miệng là những bệnh còn khá xa lạ đối với nhiều người, những bệnh mà virus để lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Cần phải nắm rõ những thông tin về HPV miệng để có được cách phòng tránh hiệu quả. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giữ gìn được một cơ thể khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!