Tầm soát HPV khi mang thai bằng cách nào, chi phí bao nhiêu?
Phụ nữ khi mang thai bị nhiễm virus HPV không cần quá lo lắng, virus này sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của em bé nếu có biện pháp khắc phục kịp thời. Tìm hiểu chi tiết trong bài sau nhé!
Chi phí tầm soát Virus HPV cho phụ nữ có thai
Giá xét nghiệm HPV cho phụ nữ có thai dao động từ 900.000 đồng đến 1.500.000 đồng cho một lần thực hiện xét nghiệm.
Chi phí xét nghiệm chưa bao gồm các phụ phí khác đi kèm cũng như việc khám thai, chi phí siêu âm… Trên đây chỉ là giá tham khảo, chi phí có thể thay đổi tùy gói dịch vụ thai phụ lựa chọn và đơn vị xét nghiệm.
Bị nhiễm Virus HPV khi mang thai có nguy hiểm không?
Phụ nữ mang thai bị nhiễm HPV nếu có phương án khắc phục kịp thời, không để virus phát triển lớn mạnh thêm sẽ không gây ảnh hưởng đến thai kỳ cũng như sự phát triển, sức khỏe của em bé trong bụng.
Nếu thai phụ gặp phải tình trạng mụn rộp sinh dục, chúng có thể phát triển mạnh trong suốt thai kỳ. Thời kỳ bầu bí, dịch tiết từ âm đạo phụ nữ thường nhiều hơn, tạo môi trường thuận lợi cho virus phát triển. Hoặc sự thay đổi Hormone, thay đổi hệ miễn dịch của thai phụ.
Đa phần các trường hợp mẹ bầu bị HPV gây mụn cóc không gây ra bất cứ vấn đề nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ không được chủ quan, cần thăm khám để có biện pháp khắc phục kịp thời, ngăn chặn sự phát triển mạnh lên của virus HPV.
Tuy hiếm gặp nhưng vẫn có những trường hợp mẹ bầu lây truyền virus sang thai nhi. Ngay cả khi em bé có bị nhiễm virus vẫn có khả năng tự vượt qua nó mà không để lại biến chứng hoặc vấn đề nào ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trẻ em sinh ra từ người mẹ bị mụn cóc sinh dục thường không phát triển thêm bất kỳ tình trạng nhiễm trùng nào khác. Ngay cả khi em bé mới sinh bị nhiễm HPV, cơ thể trẻ vẫn có thể tự loại bỏ loại virus này, không để lại biến chứng nào về sức khỏe có liên quan đến virus HPV.
Tuy hiếm gặp nhưng vẫn có một vài trường hợp em bé bị nhiễm HPV gây mụn cóc sinh dục, thai nhi có thể phát triển mụn có trên dây thanh quản cùng nhiều vùng khác trên cơ thể ở thời kỳ sơ sinh cùng thời thơ ấu. Tình trạng này còn có tên gọi là u nhú tái phát, rất hiếm gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng.
Em bé mắc phải tình trạng này cần phẫu thuật laser thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng mụn cóc phát triển gây cản trở đường thở của bé.
Chính vì vậy, tìm hiểu cách trị virus HPV cực kỳ quan trọng với mẹ bầu. Có phương pháp khắc phục phù hợp giúp ngăn chặn sự ảnh hưởng của virus đến em bé.
Dấu hiệu mẹ bầu bị nhiễm virus HPV khi mang thai
Dấu hiệu dễ nhận biết tình trạng mẹ bầu bị nhiễm virus HPV là sự xuất hiện của mụn cóc sinh dục với các biểu hiện cụ thể như:
- Trên da xuất hiện các tổn thương
- Xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti, chủ yếu nằm ở khu vực cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn của thai phụ.
- Các nốt mụn này không gây đau đớn cho người bệnh.
- Nếu không được phát hiện và trị bệnh kịp thời, chúng có thể phát triển thành các khối u ác tính
Ngoài mụn cóc sinh dục, thai phụ bị nhiễm HPV ở bộ phận sinh dục thường không có dấu hiệu, biểu hiện rõ ràng nên khó có thể biết được tình trạng mình gặp phải ở mức độ nào, nghiêm trọng ra sao. Theo thống kế cớ tới hơn 100 chủng HPV khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có một vài chủng gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thai phụ.
Một số ít chủng virus HPV nguy cơ cao có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung, trong khi đó, đa phần các chủng virus HPV nguy cơ thấp được biết tới gây ra tình trạng mụn cóc sinh dục.
Virus HPV có gây ảnh hưởng tới thai kỳ không?
Virus HPV có thể gây ra một số ảnh hưởng đến thai kỳ vì nó sẽ làm tăng nồng độ estrogen ở bên trong cơ thể mẹ bầu. Đồng nghĩa với đó có thể dẫn tới tăng số lượng cùng kích thước của mụn cóc sinh dục.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ theo dõi xem mụn có có bị thay đổi kích thước không. Trong thời kỳ mang thai, sự biến đổi của nội tiết tố có thể khiến cho mụn cóc nhân lên hoặc lớn hơn trước, thậm chí có thể gây chảy máu.
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng của thai phụ, bác sĩ có thể không cho bệnh nhân loại bỏ mụn cóc vì có thể gia tăng nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng vết thương. Còn tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của mụn cóc, bác sĩ có thể trì hoãn việc trị mụn cóc ở thai phụ cho đến sau khi sinh bé.
Trong trường hợp mụn cóc có kích thước to đến mức gây tắc nghẽn đường âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh loại bỏ ngay trước khi sinh.Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào cho thấy HPV là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới các trường hợp thai phụ bị sảy thai, sinh non hay gặp phải các biến chứng thai kỳ khác.
Nếu thai phụ rơi vào trường hợp xét nghiệm dương tính với các chủng HPV nguy cơ cao, có liên quan đến ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ theo sát sao tình trạng của bệnh nhân trong suốt thai kỳ nhằm phát hiện sự thay đổi ở mô cổ tử cung. Em bé trong trường hợp mẹ bị HPV ung thư cổ tử cung vẫn có thể được sinh ra an toàn.
Nếu sự thay đổi mô tăng lên trong thời kỳ mang thai làm cho việc điều trị bị trì hoãn sẽ dẫn đến việc chuyển dạ sớm ở mẹ bầu.
Thai phụ có nên thực hiện xét nghiệm tầm soát virus HPV?
Quá trình thăm khám, kiểm tra thai định kỳ sẽ không bao gồm các xét nghiệm tầm soát virus HPV. Tuy nhiên, nếu thai phụ đang nghi ngờ bị nhiễm virus có thể thực hiện các xét nghiệm huyết thanh để tìm ra kháng thể, khẳng định chắc chắn tình trạng đang gặp phải.
Với những phụ nữ đã có tiền sử bị nhiễm HPV thì càng cần theo dõi cẩn thận, chặt chẽ, bởi những thay đổi trong tế bào có thể diễn tiến nhanh hơn trong thời kỳ mang thai. Thai phụ có thể được chỉ định kiểm tra sinh thiết nhằm xác định các thương tổn âm đạo nếu thực sự cần thiết.
Các loại xét nghiệm giúp tầm soát HPV khi mang thai
Việc tầm soát virus HPV thường được tiến hành bằng hai loại xét nghiệm HPV phổ biến là:
- Xét nghiệm Pap: Loại xét nghiệm này sẽ bao gồm việc thu thập các tế bào lót cổ tử cung, sau đó sẽ kiểm tra chúng bằng kính hiển vi.
- Soi cổ tử cung: Loại xét nghiệm này được thực hiện thêm để đánh giá, đồng thời dùng giấm (axit acetic) trên cổ tử cung. Axit Axetic có tác dụng làm thay đổi màu của các tế bào bất thường, mẫu thu được sẽ đem đi kiểm tra sự tồn tại của virus HPV.
Nếu kết quả nhận được là dương tính, thai phụ sẽ được chỉ định một số biện pháp trị bệnh phù hợp.
Cách điều trị HPV tốt nhất cho phụ nữ mang thai
Đa phần các trường hợp thai phụ bị nhiễm HPV đều có thể tự cải thiện và khỏi bệnh sau một khoảng thời gian ngắn. Việc khắc phục tình trạng này cần được bắt đầu sớm ngay từ khi các nốt mụn cóc sinh dục xuất hiện rõ rệt. Cùng với đó, các xét nghiệm cho thấy sự bất thường trong các tế bào cổ tử cung.
Một số phương pháp sau đây thường được các bác sĩ chỉ định điều trị HPV khi mang thai bao gồm:
- Cryosurgery: Phương pháp này nhằm đóng băng hoặc phá hủy các mụn cóc sinh dục bằng việc sử dụng nitơ lỏng.
- Electrocautery: Phương pháp này dùng điện để đốt mụn cóc.
- Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện: Biện pháp này nhằm loại bỏ mô cổ tử cung bất thường bằng việc sử dụng vòng dây tích điện.
- Sinh thiết hình nón: Biện pháp này nhằm loại bỏ mô tử cung bị ảnh hưởng bởi virus HPV.
- Bôi kem theo chỉ định của bác sĩ: Thai phụ sẽ sử dụng kem thoa trực tiếp lên mụn cóc. Phương pháp này cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ vì nếu sử dụng quá liều sẽ tương đối nguy hiểm.
Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai tuyệt đối không được tiêm vaccine HPV vì có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thai nhi.
>>>Có thể bạn quan tâm: Tiêm Vaccine HPV Khi Mang Thai Nguy Hiểm Thế Nào?
Trong quá trình khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra sự thay đổi của các tế bào bị nhiễm virus HPV.
Tóm lại, trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về tình trạng mang thai bị nhiễm HPV. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!