Tiêm Vaccine HPV Khi Mang Thai Nguy Hiểm Thế Nào?
Tiêm vaccine HPV khi đang mang thai là vấn đề thắc mắc chung của các chị em đang mang thai muốn bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có khuyến cáo nào đưa ra là phụ nữ đang mang thai có thể tiêm HPV. Để tránh nguy hiểm và biến chứng bất thường, bạn nên tiêm HPV trước hoặc sau khi mang thai.
Tiêm HPV cho phụ nữ mang thai có sao không?
Hiện nay, các chuyên gia cho rằng vẫn chưa có bằng chứng nào cho rằng tiêm HPV sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, việc đó không đồng nghĩa với phụ nữ mang thai có thể tiêm HPV.
Vaccine HPV là một trong 6 loại vaccine HPV theo khuyến cáo của các bác sĩ, phụ nữ đang mang thai không nên tiêm. Vì tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh được phụ nữ đang mang thai có thể tiêm vaccine mà không ảnh hưởng gì đến em bé.
Ngoài ra, sau khi tiêm người tiêm còn có thể gặp phải mổ số tác dụng phụ như: đau, sưng tấy tại khu vực tiêm, đau đầu, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau khớp, cơ,…thậm chí một số người còn ngất xỉu. Nếu như phụ nữ đang mang thai tiêm vaccine có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của sản phụ và quá trình mang thai. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé luôn được khỏe mạnh, các chị em phụ nữ nên tiêm trước hoặc sau khi sinh theo đúng thời gian Bộ Y tế khuyến cáo nhé.
Đối với những người đang trong quá trình tiêm phòng, lỡ mang thai thì có thể tạm ngừng việc tiêm vaccine lại, đi khám sàng lọc. Chờ sau khi sinh con xong có thể tiếp tục mũi tiêm vaccine HPV tiếp theo.
Có thai sau khi tiêm HPV có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Sau khi tiêm HPV đủ 3 mũi theo đúng mốc thời gian được khuyến cáo là 4 tháng thì bạn có thể mang thai bình thường và đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, với một số trường hợp đang tiêm HPV hoặc sau khi tiêm HPV vẫn chưa cách đủ khoảng thời gian được khuyến cáo mà lỡ mang thai thì các mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Hiện nay, vẫn chưa có ghi nhận chính thức nào vaccine HPV làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé ở trong bụng mẹ. Nếu lỡ mang thai khi đang tiêm thì chỉ cần dừng quá trình tiêm lại, chờ tới khi sinh con xong thì tiêm tiếp. Nếu như mang thai sau khi tiêm chưa đủ thời gian khuyến cáo thì chỉ cần tới bệnh viện khám sàng lọc tổng quát cả mẹ và em bé để được đảm bảo.
Một số mẹ bỉm sữa lắng không biết đang cho con bú có tiêm phòng HPV được không. Theo các chuyên gia cho rằng, phụ nữ sau khi sinh con, đang trong quá trình cho con bú vẫn có thể tiêm vaccine HPV như thông thường mà không có ảnh hưởng gì tới em bé. Vì vậy, sau khi sinh các mẹ có thể tiêm tiếp quá trình đang bị mắc quãng để tránh làm giảm hiệu quả của các mũi trước.
Nếu không may trong quá trình mang thai mẹ bị lây nhiễm HPY cũng đừng quá lo lắng vì virus này thường không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi.Bạn hãy đi thăm khám để có phương pháp khắc phục kịp thời, loại bỏ nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
>>>>Có thể bạn quan tâm: Tầm soát HPV khi mang thai bằng cách nào, chi phí bao nhiêu?
Trên đây là những thông tin quan trọng có thể giải đáp được thắc mắc tiêm HPV khi mang thai. Hy vọng với những nội dung trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vaccine này và có kế hoạch cụ thể giữa việc tiêm vaccine và mang thai. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, nếu thấy nội dung hữu ích, cùng chia sẻ để mọi người cùng biết thôi nào.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!