Đến Tháng Có Tiêm HPV Được Không? Gây Chậm Kinh Không?

Đến tháng có tiêm HPV được không là thắc mắc chung của một số chị em có nhu cầu tìm hiểu về vaccine HPV. Để giải đáp vấn đề này một số chuyên gia cho rằng chưa có nghiên cứu nào chứng minh kỳ kinh nguyệt sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Vì vậy, các chị em vẫn có thể tiêm bình thường khi đang đến kỳ kinh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây. 

tiêm hpv
Tiêm HPV khi tới tháng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người tiêm và hiệu quả của thuốc

Đến tháng có tiêm HPV được không?

Đến tháng có thể tiêm vaccine HPV được không? Có ảnh hưởng gì không là  câu hỏi chung của những chị em đang tới kỳ kinh nguyệt mà trùng với lịch tiêm phòng. Ngoài các trường hợp chống chỉ định tiêm như người mẫn cảm với thành phần của thuốc, đang sốt cấp tính, đang sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch, phụ nữ đang mang thai thì tất cả các trường hợp khác đều có thể tiêm phòng HPV được mà không ảnh hưởng gì đến tình trạng sức khỏe hay hiệu quả của thuốc.

Đối với một số vaccine nếu như lịch tiêm trùng với kỳ kinh nguyệt thì cần phải tạm hoãn lịch tiêm phòng lại, chờ đến khi hết kỳ. Tuy nhiên, với vaccine HPV đã được các chuyên gia kiểm chứng và cho rằng đủ điều kiện cho phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt có thể tiêm mà không xảy ra bất cứ vấn đề gì.

Đến tháng có tiêm HPV được không?
Đến tháng vẫn có thể tiêm HPV bình thường

Tuy nhiên, việc tiêm HPV có thể xảy ra một số tác dụng phụ khiến cho cơ thể mệt mỏi kết hợp với kỳ kinh nguyệt ở một số người đau bụng, đau lưng có thể khiến cơ thể bị hao hụt năng lượng tuỳ thuộc vào độ tuổi tiêm HPV. Vì vậy, nếu như tiêm phòng vào ngày đang hành kinh, cần lưu ý một số vấn đề sau để giữ gìn sức khỏe cho bản thân:

  • Chỉ tiêm vaccine nếu như cơ thể đang trong kỳ kinh cảm thấy khỏe mạnh, tỉnh táo, nếu không thì nên lùi lịch tiêm HPV lại, lệch một vài ngày tiêm theo lịch thì hiệu quả của vaccine vẫn được giữ nguyên.
  • Nếu như cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau bụng, nhức đầu thì không nên kết hợp tiêm phòng vaccine HPV. Những triệu chứng trên diễn ra trong thời gian dài thì cần tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
  • Cơ thể đang sử dụng một số thuốc trong kỳ kinh nguyệt thì nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm phòng vì một số tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng tới vaccine.

Để chắc chắn và an toàn hơn, bạn có thể hỏi trước ý kiến của bác sĩ xem có nên tiêm HPV trong kỳ kinh nguyệt hay không. Từ đó, các bác sĩ sẽ dựa vào cấu trúc cơ thể, tình trạng sức khỏe của từng người để phân tích có nên tiêm phòng hay không. Tuy nhiên, theo số đông việc tiêm trong kỳ kinh vẫn có thể diễn ra bình thường.

Nếu như đang tiêm trong quá trình diễn ra kỳ kinh nguyệt, cơ thể có xảy ra biến chứng nào bất thường thì cần tới ngay bệnh viện để được đảm bảo về sức khỏe.

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng gì tới kỳ kinh nguyệt?

Hiện nay vẫn chưa có chứng minh chính thức nào cho rằng vaccine HPV sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt như làm chậm kỳ kinh, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh nguyệt tạm thời. Nếu như trong quá trình tiêm trùng với kỳ kinh nguyệt mà kỳ kinh bị ảnh hưởng thì cũng không phải do vaccine mà có thể do một lý do nào khác.

Tiêm vaccine HPV ảnh hưởng gì tới kỳ kinh nguyệt?
Tiêm vaccine HPV không hề ảnh hưởng gì đến quá trình hành kinh của các chị em phụ nữ

Bên cạnh những tác dụng phụ mà vaccine HPV mang lại như đau, sưng ở vị trí tiêm, sốt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, đau cơ, khớp, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay một số người choáng váng, ngất xỉu thì vaccine HPV không hề có tác dụng phụ nào khác hay ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này hay ảnh hưởng đến em bé đang bú sữa mẹ,…

Một số người sau tiêm, cơ thể xảy ra vấn đề về kinh nguyệt thì có thể do những yếu tố khác tác động khiến cho nội tiết tố trong cơ thể của bạn bị thay đổi. Lo lắng, áp lực, stress hay vấn đề về sức khỏe cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu như triệu chứng này diễn ra trong thời gian dài thì nên tới bệnh viện kiểm tra để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình bạn nhé.

Các chuyên gia nói gì về vấn đề này?

Theo các chuyên gia, việc tiêm vaccine là một vấn đề vô cùng quan trọng mà các chị em cần lưu ý. Nỗi lo của các chị em khi đến kỳ kinh nguyệt mà đang trùng với lịch tiêm vaccine là một nỗi lo hết sức bình thường. Vì các chị em chưa hiểu hết về vaccine nên không biết được cơ chế hoạt động của vaccine nên có nỗi lo sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc và xảy ra những tác dụng phụ của thuốc.

Thực tế ngoài vấn đề về tiêm đủ liều lượng 3 mũi, đúng lịch tiêm cách đều từ mũi một đến mũi hai là 2 tháng, từ mũi hai đến mũi ba là 4 tháng và tránh tiêm cho một số trường hợp không được khuyến cáo nên tiêm thì việc tiêm vaccine HPV không hề phức tạp như mọi người nghĩ. Bên cạnh những quy chuẩn để tiêm sao cho thuốc đạt hiệu quả nhất thì những vấn đề bên cạnh như đến tháng tiêm HPV, vaccine có ảnh hưởng đến kỳ kinh không đều không phải vấn đề đáng lo ngại.

Các chuyên gia nói gì về vấn đề này?
Theo các chuyên gia nên đặc biệt chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ kinh nguyệt và sau khi tiêm vaccine

Vaccine HPV được đánh giá là vaccine lành, không gây ra sốc phản ứng mạnh nên các chị em không cần quá lo lắng về loại vaccine này khi được tiêm vào người. Để thuốc đạt được hiệu quả nhanh chóng, các chị em cần thực hiện một số việc sau đây để hệ miễn dịch cơ thể được đẩy mạnh, phối hợp cùng vaccine nhanh chóng sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
  • Sống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày duy trì sức khỏe
  • Cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước một ngày cho cơ thể
  • Ngủ đủ giấc để cơ thể luôn khỏe khoắn
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, hạn chế áp lực, stress

Bên cạnh một số việc trên, sau khi tiêm để đảm bảo nắm rõ được tình trạng sức khỏe, các chị em nên tiến hành xét nghiệm HPV thường xuyên để có thể phát hiện sớm được những tế bào bất thường trong cơ thể để kịp thời đưa ra những phương pháp chữa bệnh phù hợp với từng đối tượng. Nếu cơ thể lỡ nhiễm phải chủng virus HPV nguy hiểm, để chúng xâm nhập trong thời gian lâu có thể sẽ xảy ra một số biến chứng bất thường.

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc đến tháng có tiêm HPV được không của một số chị em. Hy vọng những giải đáp trên sẽ khiến cho bạn đọc cảm thấy hài lòng với câu trả lời và hiểu rõ hơn về vaccine HPV. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường cần tới ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, nếu có thắc mắc mời bạn bình luận ở bài viết dưới đây để chúng tôi rút kinh nghiệm trong bài viết lần sau.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HPV Real-time PCR Là Gì? Chuẩn Đoán Được Bao Nhiêu Bệnh?

Để chẩn đoán virus có trong cơ thể không chỉ có thể kiểm tra bằng phương pháp xét nghiệm HPV. Hiện nay, Y học ra...

HPV 18 Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị, Phòng Tránh

Virus HPV 18 là được các chuyên gia đánh giá là 1 trong những chủng virus nguy hiểm nhất nằm trong nhóm virus HPV. Chủng...

Bị HPV Có Chữa Được Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất Là Gì?

Nhiễm HPV làm sao để điều trị là thắc mắc chung của nhiều người khi biết bản thân nhiễm phải virus HPV. Tuy nhiên hiện...

Xét Nghiệm HPV Âm Tính Là Gì? Có Âm Tính Giả Không?

Khi nhận được phiếu kết quả xét nghiệm HPV, nhận được kết quả âm tính khiến cho một số người cảm thấy khá hoang mang,...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email