Vì Sao Vitamin A Có Thể Gây Dị Tật Thai Nhi? Cách ngăn ngừa

Vitamin A có thể gây dị tật thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng quá liều, lạm dụng bừa bãi. Nhưng nếu mẹ bầu bổ sung dưỡng chất này đúng cách, đủ liều lượng cho phép sẽ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, phòng ngừa hiệu quả các dị tật thai nhi liên quan đến mắt và hỗ trợ tốt cho sức khoẻ của 2 mẹ con. Vậy làm sao để bổ sung vitamin A đúng cách?Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

Vitamin A gây dị tật thai nhi
Vitamin A có thể gây dị tật thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng quá liều

Tại sao vitamin A có thể gây dị tật thai nhi?

Vitamin A có thể gây dị tật thai nhi trong trường hợp bà bầu sử dụng quá liều dưỡng chất này so với liều lượng cho phép 800mcg/ngày.

Việc mẹ bầu thường xuyên bổ sung vitamin A trong giai đoạn thai kỳ, trước khi sinh không được khuyến cáo. Bổ sung vitamin A vượt quá mức cho phép trong thai kỳ là một mối nguy hại.

Tuỳ vào mức độ dư thừa của vitamin A trong cơ thể mẹ bầu có thể gây ra nhiều dị tật khác nhau như:

  • Dị tật tim.
  • Dị tật liên quan đến ống thần kinh.
  • Dị tật xương.

Nguy cơ càng gia tăng cao hơn nếu tình trạng dư thừa này xảy ra trong 60 ngày đầu tiên của thai kỳ. Ở giai đoạn này nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng bị dư thừa, ngộ độc vitamin A sẽ gia tăng nguy cơ sảy thai, chết lưu.

Tại sao vitamin A có thể gây dị tật thai nhi?
Vitamin A có thể gây dị tật thai nhi trong trường hợp nếu bà bầu sử dụng quá liều dưỡng chất này

Ngược lại, thiếu hụt vitamin A ở một số phụ nữ mang thai là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương mắt, thương tổn giác mạc ở thai nhi. Trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ đối diện với mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Vì vậy, nếu bà bầu dùng đúng với liều lượng khuyến cáo sẽ rất tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Dưỡng chất này không chỉ hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi về hình thái, chức năng của các bộ phận trong cơ thể và còn bảo vệ sự nguyên vẹn cho thị giác của em bé.

Để biết được mình có phải dùng thêm vitamin A trong thai kỳ hay không mẹ bầu nên đi thăm khám, bác sĩ căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người để có những tư vấn phù hợp.

Lạm dụng vitamin A có thể gây ra các dị tật thai nhi nào?

Theo các nghiên cứu khoa học đã cho kết quả trên động vật và những khảo sát, thống kê ở phụ nữ mang thai cho thấy các dị tật thai nhi thường gặp nếu mẹ bầu bổ sung dư thừa vitamin A như:

  • Sứt môi, hở hàm ếch: Đây là một số dị tật ở xung quanh miệng trẻ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, khả năng nói và khả năng hoà nhập cộng đồng của trẻ.
  • Não úng thuỷ: Loại dị tật này khá nghiêm trọng gây ra sự mất cân bằng trong hình thành và hấp thu dịch não tuỷ của thai nhi.
  • Dị tật tim: Trẻ sinh ra dễ đối diện với nguy cơ tim bẩm sinh, một số dị tật ở tim phổ biến như hở van tim, thiếu vách ngăn, nhịp đập chậm…
  • Giảm khả năng sinh sản: Trẻ sơ sinh bị giảm thiểu hoặc mất hẳn khả năng sinh sản ngay khi vừa chào đời do một số dị tật ở bộ phận sinh dục như không có tử cung hay tinh trùng bị dị tật…
  • Dị tật ở mắt: Dư thừa vitamin A sẽ gây tác dụng ngược có hại cho mắt của trẻ sơ sinh như mất đi chức năng thị giác, mù bẩm sinh, thị lực kém, quáng gà…
Mẹ thừa vitamin A có thể gây ra các dị tật thai nhi nào?
Mẹ thừa vitamin A có thể gây ra dị tật sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ

Dấu hiệu dư thừa vitamin A ở mẹ bầu

Dư thừa vitamin A ở mẹ bầu sẽ có một số biểu hiện lâm sàng điển hình như sau:

  • Rụng tóc nhiều.
  • Môi khô nứt nẻ.
  • Da khôi.
  • Cảm giác xương yếu hẳn đi.
  • Đau nửa đầu hoặc đau cả đầu dữ dội.
  • Thị lực suy giảm.
  • tăng áp lực trong hộp sọ khiến mẹ bầu thường xuyên choáng váng.
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trên mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị đúng cách, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Trong trường hợp dư thừa quá nhiều vitamin A gây ngộ độc, mẹ bầu sẽ gặp phải một số dấu hiệu nguy hiểm khác như: Nôn mửa dữ dội, đau đầu nặng, gãy xương và thậm chí là rơi vào hôn mê sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, gây chết thai.

Dấu hiệu dư thừa vitamin A ở mẹ bầu
Dấu hiệu dư thừa vitamin A ở mẹ bầu điển hình là rụng tóc, đau đầu, da khô nứt nẻ

Thừa vitamin A ở mẹ bầu được khắc phục như nào?

Đa số các mẹ bầu sẽ khắc phục hiệu quả các triệu chứng do dư thừa vitamin A gây ra nếu được áp dụng một số cách chăm sóc đặc biệt như sau:

  • Ngừng ngay việc sử dụng vitamin A: Mẹ bầu dừng ngay lại việc bổ sung các viên uống vitamin A tổng hợp.
  • Tránh ăn các thực phẩm dồi dào vitamin A: Mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin A trong suốt thai kỳ còn lại như gan động vật, khoai lang, cà rốt, dầu cá…
  • Tái khám: Nếu các dấu hiệu dư thừa vitamin A ở mẹ bầu không hết sau khoảng 1 – 2 tuần ngưng sử dụng các nguồn cung cấp vitamin A, mẹ nên tới gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời, hạn chế tối đa ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Thừa vitamin A ở mẹ bầu được khắc phục như nào?
Mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin A trong suốt thai kỳ còn lại

Cùng với việc khắc phục dư thừa vitamin A nếu trót sử dụng quá liều, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khoẻ, tình hình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thực hiện các sàng lọc trước sinh đầy đủ giúp tầm soát sớm các dị tật thai nhi để có biện pháp khắc phục kịp thời, phù hợp.

Hướng dẫn mẹ bầu bổ sung vitamin A đúng cách

Liều lượng vitamin A được khuyến cáo cho phụ nữ có thai là 800 mcg/ngày. Mẹ bầu chỉ nên dùng với đúng hàm lượng cho phép này, nếu sử dụng liều lượng cao hơn sẽ gây dư thừa và tiềm ẩn nguy cơ dị tật thai nhi.

Nguồn cung cấp vitamin A cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin A hàng ngày theo 2 nguồn cung cấp sau đấy:

  • Sử dụng viên uống tổng hợp: Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chọn lựa các sản phẩm uy tín, chất lượng đã được các cơ quan y tế cấp phép. Trước khi bổ sung các dạng viên uống tổng hợp nhớ chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cùng liều lượng vitamin A trong các viên uống, chỉ được bổ sung tối đa 800 mcg vitamin A/ngày.
  • Bổ sung từ thực phẩm: Một số thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A như gan bò, cà rốt, khoai lang, cải bó xôi, bông cải xanh, … trong các thức ăn này, vitamin A thường sẽ tồn tại ở dạng tiền chất caroten, khi vào cơ thể sẽ biến đổi sang vitamin A. Dưới đây là bảng tổng hợp hàm lượng vitamin A có trong một số thực phẩm, mẹ bầu có thể tham khảo thêm:
Danh sách thực phẩm Hàm lượng vitamin A
Gan bò Trung bình trong 85g gan bò sẽ chứa khoảng 6,582 mcg vitamin A.
Khoai lang Trung bình 1 của khoai lang sẽ cung cấp cho bạn 1403 mcg vitamin A.
Cả rốt Trong 25g cà rốt sẽ có khoảng 459 mcg vitamin A.
Cải bó xôi Với 112g cải bó xôi sẽ cung cấp cho bạn khoảng 573 mcg vitamin A.
Bông cải xanh Trung bình 45g bông cải xanh sẽ cung cấp cho mẹ bầu 60mcg vitamin A.

Với những mẹ bầu được chẩn đoán thiếu hụt vitamin A, có thể bổ sung nguồn vitamin A lành mạnh thông qua các thực phẩm tự nhiên giàu beta-carotene có màu cam, vàng sẫm sẽ tốt hơn cho sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, mẹ cần tìm hiểu thêm và thiết lập danh sách những thực phẩm chống dị tật thai nhi để sắp xếp thực đơn hàng ngày hợp lý. Đảm bảo bổ đầy đủ, đều đặn vitamin A cùng các dưỡng chất cần thiết khác cho sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi.

Nguồn cung cấp vitamin A cho mẹ bầu
Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin A thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày

Thời gian thích hợp để bổ sung

Bổ sung vitamin A tuân thủ liều lượng, hướng dẫn của bác sĩ. Loại dưỡng chất này vốn có đặc tính tan nhiều trong chất béo nên tốt nhất mẹ bầu nên uống sau ăn.

Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý bổ sung vitamin A kể cả là thông qua những thực phẩm giàu vitamin A trong bữa ăn hàng ngày. Chỉ nên bổ sung vi chất này khi được bác sĩ theo dõi thai chỉ định, chẩn đoán bị thiếu vitamin A.

Lưu ý khi bổ sung

Mẹ bầu trước khi bổ sung vitamin A cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc bổ khác mình đang sử dụng, không dùng cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau vì vitamin A có thể gây ra tác dụng phụ, tương tác với một số loại thuốc làm giảm hấp thu hoặc gia tăng tác dụng của một số loại thuốc như: Neomycin, Isotretinoin, parafin lỏng…

Việc sử dụng vitamin A cùng lúc với các loại thuốc khác có thể khiến cho mẹ bầu bị mất tác dụng điều trị bệnh của các loại thuốc trên hoặc gây ra tình trạng ngộ độc thuốc khiến mẹ bầu bị hôn mê, tiêu chảy, để lại hậu quả nghiêm trọng là sảy thai hoặc, lưu thai.

Việc bổ sung bất cứ một loại thuốc nào ở chị em phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai đều cần có sự chỉ định của bác sĩ kể cả là thuốc bổ hay vitamin tổng hợp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc gây dị tật thai nhi hoặc mẹ bầu sử dụng sai cách như lạm dụng vitamin A kể trên có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường.

Lưu ý khi bổ sung vitamin A
Mẹ bầu bổ sung vitamin A cần có sự chỉ định từ bác sĩ

Để an tâm hơn cũng như tránh lo lắng quá khi lỡ sử dụng vitamin A quá liều, mẹ bầu nên thực hiện thêm một số sàng lọc trước sinh. Hiện nay, xét nghiệm nipt là một phương pháp không xâm lấn rất an toàn cho mẹ bầu và thai nhi với kết quả chính xác lên đến 99,95%. Mẹ nên cân nhắc thực hiện để vững tâm hơn cũng như phát hiện sớm những bất thường để có hướng khắc phục phù hợp.

Thừa vitamin A ở mẹ bầu được khắc phục như nào?
Xét nghiệm nipt hiện nay cho kết quả chính xác cao và an toàn cho thai nhi

Tóm lại, vitamin A có thể gây dị tật thai nhi nếu mẹ bầu lạm dụng quá liều, vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ và chú ý hơn về dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày suốt thai kỳ. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

double test có chính xác không
Double Test có chính xác không? 4 yếu tố ảnh hưởng tới kết quả

Độ chính xác cao nhất của kết quả xét nghiệm Double test có thể đạt được là từ 70 đến 90%. Bên cạnh đó sẽ...

Xét Nghiệm NIPT Cho Thai Đôi Có Gì Khác? Lưu Ý Mẹ Cần Biết

Xét nghiệm Nipt cho thai đôi là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh dành cho thai nhi được đánh giá là có...

Triple test giá bao nhiêu?
Triple Test Giá Bao Nhiêu? Bảng Giá Xét Nghiệm Cập Nhật 2024

Xét nghiệm Triple test hiện có giá dao động từ 450.000 đến 1.000.000 đồng là câu trả lời dành cho nhiều bạn đọc thắc mắc...

xét nghiệm NIPT ở đại học Y
Giá xét nghiệm NIPT ở đại học Y Hà Nội bao nhiêu? review dịch vụ

Xét nghiệm NIPT là một sàng lọc trước sinh tốt nhất cho mẹ bầu hiện nay được triển khai tại nhiều bệnh viện và trung...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email