Mang thai lần đầu bị dị tật: nguyên nhân, hậu quả, cần làm gì?

Mang thai lần đầu bị dị tật là hiện trạng đang có xu hướng tăng cao theo thời gian. Thai nhi bất thường thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy mang thai lần đầu bị dị tật mẹ phải làm sao? Cần làm gì để loại bỏ nguy cơ dị tật thai nhi, phòng ngừa hiệu quả ở lần mang thai tiếp theo? Tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau nhé!

Mang thai lần đầu bị dị tật
Mang thai lần đầu bị dị tật là điều mà chẳng cha mẹ nào mong muốn

Nguyên nhân gây dị tật ở lần đầu mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây dị tật thai nhi ở lần đầu mang thai như: Do mẹ bị thiếu chất, do tuổi tác đã cao, yếu tố di truyền, mẹ bầu bị thừa cân, bà bầu dùng chất kích thích, dùng thuốc, bị bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ….Theo thống kê tại Việt Nam hàng năm có khoảng 40.000 ca bệnh dị tật thai nhi.

Nguyên nhân gây dị tật ở lần đầu mang thai
Có rất nhiều Nguyên nhân gây dị tật thai nhi ở lần đầu mang thai

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu mang thai lần đầu bị dị tật:

  • Do mẹ bị thiếu chất: Một số chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi như acid folic, canxi, folate… cơ thể mẹ không đáp ứng đủ. Thiếu hụt chất do ốm nghén, chế độ ăn uống không lành mạnh… thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình hình thành và phát triển.
  • Do tuổi tác cao: Mẹ bầu mang thai lần đầu ở độ tuổi trên 35 sẽ có nguy cơ cao hơn sinh ra những em bé bị dị tật bẩm sinh do đột biến nhiễm sắc thể.
  • Mẹ bầu sử dụng chất kích thích: Thường xuyên lạm dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá… có thể gây ra nhiều phát triển bất thường cho em bé trong bụng.
  • Yếu tố di truyền: Có khoảng 20% các dị tật thai nhi ở lần mang thai đầu tiên do yếu tố di truyền gây ra.
  • Do mẹ bầu sử dụng thuốc: Mẹ bầu tùy tiện sử dụng một số loại thuốc như: Giảm đau, động kinh, trầm cảm… sẽ gia tăng nguy cơ cao thai nhi bị dị tật.
  • Do thai phụ bị thừa cân: Phụ nữ mang thai bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ sinh con bị dị tật ở tim cao hơn bình thường 15%. Phụ nữ bị béo phì, khả năng sinh con bị dị tật tim bẩm sinh có tỷ lệ lên đến 33%.
  • Mẹ bầu bị bệnh truyền nhiễm: Mẹ bầu vô tình bị mắc một số bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn gây ra như: Herpes, rubella, lupus ban đỏ… Thai nhi dễ phải đối diện với nguy cơ dị tật cao.
  • Thai phụ bị tiểu đường: Phụ nữ lần đầu mang thai bị mắc bệnh tiểu đường trước và trong thai kỳ, có nguy cơ cao sinh con bị mắc một số dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như: Tim bẩm sinh, khiếm khuyết ở não, dị tật cột sống…
  • Do tiếp xúc với hóa chất độc hại: Tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại hay sinh sống trong môi trường ô nhiễm, sinh hoạt ở gần khu hầm mỏ, luyện kim hay chứa chất thải nguy hại…

>>>Tìm hiểu chi tiết trong bài viết: Giải thích 9 Nguyên Nhân Gây Ra Dị Tật Thai Nhi, Từ Chuyên Gia

Do mẹ bầu sử dụng chất kích thích
Mẹ bầu lạm dụng chất kích thích có thể gây phát triển bất thường cho thai nhi

Mang thai lần đầu bị dị tật mẹ bầu nên làm gì?

Mẹ bầu hãy bình tĩnh, lắng nghe tư vấn của bác sĩ. Trước hết, hãy xem lại mức độ chính xác của phương pháp xét nghiệm bạn đang thực hiện là bao nhiêu phần trăm.

  • Siêu âm thai: Kết quả xét nghiệm chỉ đạt độ chính xác khoảng 70 – 85%
  • Xét nghiệm sinh hóa: Kết quả chính xác chỉ khoảng 80 – 90%.
  • Xét nghiệm NIPT: Kết quả chính xác đạt hơn 99% nhưng đây không phải là phương pháp chẩn đoán.

Nếu mang thai lần đầu mà gặp phải tình trạng dị tật thai nhi thì gia đình hãy cố gắng giữ bình tĩnh và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ.

Tình trạng dương tính giả khi thực hiện Double Test hay Triple Test lên tới 30% nên các gia đình nên làm thêm xét nghiệm NIPT hoặc xét nghiệm QF-PCR để khẳng định lại kết quả.

Kết quả sàng lọc trước sinh cho biết thai nhi có nguy cơ mắc dị tật hay không và không thể khẳng định bệnh lý.

Cần làm gì khi mang thai lần đầu bị dị tật?
Mẹ bầu hãy cố gắng giữ bình tĩnh để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia

Nếu đã thực hiện các phương pháp trên đều cho kết quả chỉ số bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ bầu thực hiện thêm một số thủ thuật xâm lấn như: Chọc ối, sinh thiết gai nhau để chẩn đoán chắc chắn về tình trạng của con.

Với những trường hợp thai nhi được chẩn đoán dị tật, bác sĩ sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc của gia đình xung quanh tình trạng của bé:

  • Khả năng sống của thai nhi trong bụng mẹ và sau khi ra đời.
  • Khả năng chữa trị của y tế nước ta với dị tật của em bé.
  • Đánh giá mức độ tàn tật, khả năng sinh hoạt, khả năng hòa nhập cộng đồng của đứa trẻ khi sinh ra.

Chuyên gia sẽ có những lời khuyên, tư vấn rõ ràng để gia đình nắm rõ tình trạng thai nhi. Từ đó giúp thai phụ và người nhà xác định rõ mình được gì hay mất gì trước khi đưa ra quyết định sau cùng.

Thai nhi bị dị tật có nên bỏ? Quyết định sau cùng là ở mẹ bầu và gia đình, bạn hãy cân nhắc thật kỹ giữa những yếu tố được và mất để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Mang thai lần đầu bị dị tật có ảnh hưởng lần tiếp theo?

Mẹ bầu mang thai lần đầu có thể gây ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo. Mức độ ảnh hưởng ra sao còn phụ thuộc vào loại dị tật thai nhi gặp ở lần mang thai đầu tiên, cơ địa, thể trạng, sức khỏe của thai phụ.

Không phải dị tật thai nhi nào mẹ bầu gặp phải ở lần đầu mang thai cũng sẽ lại gặp trong lần mang thai tiếp theo. Có một số dị tật thai nhi có tỷ lệ lặp lại ở lần mang thai tiếp theo cực ít.

Bạn hãy trang bị thật tốt các kiến thức thai sản, khám tổng quát để kiểm tra sức khỏe trước khi dự định mang thai lần tiếp theo, tiêm phòng chống dị tật thai nhi đầy đủ.

Một sức khỏe và tình thần tốt là tiền đề quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh, bình an đón con yêu chào đời.

Mang thai lần đầu bị dị tật có ảnh hưởng lần tiếp theo?
Mang thai lần đầu bị dị tật có nguy cơ gây ảnh hưởng đến lần tiếp theo

Tóm lại, bị dị tật khi mang thai lần đầu mẹ hãy cố gắng bình tĩnh, không nên lo lắng quá, tinh thần suy sụp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé. Lắng nghe tư vấn từ bác sĩ để có lựa chọn phù hợp nhất với mình nhé! Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ thêm nhé!

4/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

triple test
Xét nghiệm Triple Test: Chi phí, quy trình sàng lọc (tư vấn từ A-Z)

Triple test là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi, phát hiện sớm những...

thuốc chống dị tật cho thai nhi
Thực Hư: Thuốc Chống Dị Tật Cho Thai Nhi Hiệu Quả Ra Sao?

Hiện nay chưa có bất kỳ loại thuốc nào được chứng minh có công dụng phòng chống dị tật thai nhi. Các sản phẩm viên...

Chọc Ối Có Tác Dụng Gì? 10 Rối Loạn Di Truyền Phát Hiện Sớm

Chọc ối hiện nay vẫn là phương pháp được nhiều mẹ bầu áp dụng để sàng lọc dị tật thai nhi. Chọc ối có thể...

âm tính
Kết quả xét nghiệm âm tính là gì? Tìm hiểu thông tin từ A đến Z

Kết quả xét nghiệm âm tính có nghĩa là người thực hiện xét nghiệm không bị bệnh hoặc hiện tại không có mầm bệnh trong...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email