Xét nghiệm ADN Sử Dụng Làm Hồ Sơ Pháp Lý

Xét nghiệm ADN pháp lý là gì? Xét nghiệm ADN pháp lý hay xét nghiệm ADN hành chính là quá trình giám định ADN để hoàn tất thủ tục hành chính pháp lý. Vì có giá trị trước pháp luật, kết quả xét nghiệm cần phải có độ chính xác cao và quá trình, thủ tục xét nghiệm diễn ra nghiêm ngặt, chặt chẽ. Bên cạnh đó chi phí xét nghiệm cũng có mức dao động khác nhau. Mời bạn tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

Chi phí xét nghiệm ADN pháp lý

Tuỳ thuộc vào mục đích làm thủ tục hành chính mà chi phí xét nghiệm ADN khác nhau. Ví dụ, xét nghiệm ADN với mục đích làm giấy khai sinh thường có mức chi phí từ 4 – 6 triệu, áp dụng với loại mẫu máu hoặc mẫu tế bào niêm mạc miệng. Dưới đây là bảng giá tham khảo:

Thời gian Chi phí 2 mẫu Thêm mẫu thứ 3
1 – 2 ngày 4.000.000 đ 1.500.000 ₫
6 – 24 giờ 5.000.000 đ 2.000.000 ₫
4 – 6 giờ 6.000.000 đ 2.500.000 ₫

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức chi phí phải trả cho quá trình xét nghiệm ADN hành chính, ví dụ:

  • Mối quan hệ huyết thống cần xác định
  • Số lượng mẫu xét nghiệm
  • Loại mẫu sinh phẩm
  • Thời gian trả kết quả
  • Đơn vị thực hiện
  • Loại kit sử dụng

Do đó, để được thông tin nhanh, chi tiết và chính xác nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị xét nghiệm và nghe tư vấn.

Xét nghiệm ADN pháp lý
Đơn vị thực hiện xét nghiệm cũng ảnh hưởng đến mức phí phải chi trả

Xét nghiệm ADN pháp lý để làm gì?

Xét nghiệm ADN pháp lý là việc sử dụng kết quả giám định ADN huyết thống nhằm xác định mối quan hệ huyết thống và sử dụng kết quả xét nghiệm gen đó như một minh chứng về quan hệ huyết thống và có giá trị pháp lý. Các mối quan hệ huyết thông phổ biến thường được tiến hành xét nghiệm ADN là mối quan hệ cha con, mẹ con, anh chị em.

xét nghiệm adn pháp lý
Xét nghiệm ADN pháp lý để hoàn thiện các thủ tục hành chính

Xét nghiệm ADN pháp lý là điều kiện bắt buộc trong trường hợp cần có những công việc hành chính pháp luật. Kết quả giám định ADN pháp lý được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau.

Sử dụng để làm giấy khai sinh

Có 2 trường hợp cần phải xét nghiệm ADN pháp lý để làm giấy khai sinh:

  • Đứa con chưa có giấy khai sinh:

Đây là trường hợp thường gặp ở các cặp vợ chồng sống chung với nhau, đã có con chung nhưng chưa đăng ký kết hôn. Ở trường hợp này, việc xét nghiệm ADN pháp lý là bắt buộc để có thể làm giấy khai sinh cho con bao gồm đủ tên của cả bố và mẹ.

Xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh được diễn ra khi người mẹ sinh con và bỏ lại con cho người bố nuôi dưỡng. Trong trường hợp này, người bố phải làm các thủ tục để có cơ sở nhận con, trong đó có thủ tục xét nghiệm ADN hành chính và làm giấy khai sinh cho con.

Ngoài ra, nếu người mẹ sinh con ra nhưng không có giấy tờ tuỳ thân hoặc giấy chứng sinh thì có thể xét nghiệm ADN hành chính để làm giấy khai sinh cho con.

  • Đứa con đã có giấy khai sinh nhưng phải làm lại:

Mặc dù đứa con đã có giấy khai sinh nhưng trong một số tình huống như giấy khai sinh của đứa trẻ chưa có tên người cha/ mẹ hoặc tên người cha/ mẹ trong giấy khai sinh không phải là cha mẹ thực sự của đứa bé. Như vậy, để bổ sung tên hoặc thay thế tên người cha/ mẹ, đổi tên con theo họ của cha trong trường hợp nêu trên, người cha/ mẹ và người con cần phải tiến hành xét nghiệm ADN hành chính để có cơ sở trước pháp luật.

xét nghiệm adn pháp lý
Xét nghiệm ADN pháp lý để làm giấy khai sinh cho con

Sử dụng làm sổ hộ khẩu

Xét nghiệm ADN pháp lý bắt buộc đối với những trường hợp vợ hoặc chồng nhận con riêng và muốn thêm tên của con riêng vào số hộ khẩu. Việc xét nghiệm ADN pháp lý có thể không cần thông qua vợ hoặc chồng, tuy nhiên để thêm thành viên khác vào sổ hộ khẩu cần có sự đồng ý của người đứng tên chủ hộ.

Sử dụng để nhận lại con, nhận anh chị em ruột

Kết quả xét nghiệm ADN hành chính là minh chứng về mối quan hệ huyết thống trước pháp luật. Do đó, trong trường hợp vợ chồng muốn nhận lại con riêng, con thất lạc, anh chị em thất lạc muốn nhận nhau thì việc xét nghiệm ADN pháp lý là bắt buộc.

Sử dụng để giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế, quyền nuôi con

Khi bố mẹ già và mất đi thường để lại tài sản thừa kế cho con. Tuy nhiên, nếu tranh chấp xảy ra do những nghi ngờ về mối quan hệ huyết thống thì việc xét nghiệm ADN pháp lý là bắt buộc để có thể giải quyết đúng luật.

Bên cạnh tranh chấp về tài sản thừa kế thì tranh chấp quyền nuôi con cũng là vấn đề phức tạp. Trong trường hợp đặc biệt khi vợ chồng chung sống, có con nhưng không đăng ký kết hôn và hôn nhân tan vỡ, gia đình chia rẽ thì tranh chấp thường dễ xảy ra. Một trong những trường hợp phổ biến là tranh giành quyền nuôi con.

Bởi không có minh chứng về hôn nhân, kết quả xét nghiệm ADN có giá trị pháp lý sẽ chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa con và cha mẹ, từ đó Toà án mới có thể giải quyết vấn đề về quyền nuôi con giữa hai người.

Sử dụng để xuất nhập cảnh và định cư

Trong quá trình xin thị thực định cư, việc cung cấp bằng chứng để chứng minh mối quan hệ huyết thống giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh là yêu cầu bắt buộc.

Trong một số tình huống khó khăn, nếu các bằng chứng ban đầu như giấy khai sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn và các bằng chứng thứ cấp như hình ảnh, thư từ về các mối quan hệ chưa đủ thuyết phục hoặc không hợp lệ thì Đại sứ quán sẽ yêu cầu xét nghiệm ADN huyết thống.

xét nghiệm adn pháp lý
Xét nghiệm ADN pháp lý nhằm mục đích xuất nhập cảnh

Các xét nghiệm ADN sử dụng cho mục đích nhập cư được chấp nhận bao gồm:

  • Mối quan hệ cha – con
  • Mối quan hệ mẹ – con
  • Mối quan hệ anh – chị – em
  • Mối quan hệ Ông bà – cháu

Sử dụng để nhập tịch

Tương tự với xét nghiệm ADN làm thủ tục xuất nhập cảnh, xét nghiệm ADN hành chính cũng rất cần thiết để tiến hành nhập tịch cho một cá nhân. Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều trẻ được sinh ra bởi bố mẹ là người có quốc tịch nước ngoài.

Chính vì thế mà cần có những yêu cầu chặt chẽ về điều kiện nhập tịch, trong đó, kết quả xét nghiệm ADN là một trong những điều kiện cần thiết.

xet-nghiem-adn-nhap-quoc-tich-genplus
Xét nghiệm ADN pháp lý để hoàn tất thủ tục nhập tịch

Sử dụng làm thẻ ADN cá nhân

Thẻ ADN cá nhân có vai trò như một minh chứng sinh học về mối quan hệ huyết thống của mỗi người. Xét nghiệm ADN làm thẻ ADN cá nhân giúp cho việc xác định danh tính và đảm bảo quyền lợi về mặt pháp luật diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Thủ tục xét nghiệm ADN pháp lý

Dưới đây là thủ tục cần chuẩn bị và quy trình cần làm để xét nghiệm ADN hành chính trong những trường hợp nêu trên.

1. Chuẩn bị các giấy tờ tuỳ thân

Trước khi tiến hành xét nghiệm ADN, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:

  • Thẻ căn cước công dân
  • Giấy khai sinh có xác nhận của chính quyền hoặc giấy chứng sinh của bệnh viện bản gốc (Đối với trẻ em chưa có căn cước công dân)
  • Hộ chiếu bản gốc (Nếu là người nước ngoài)

Lưu ý: Trên đây là những loại giấy tờ thiết yếu để tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên, trước khi đi xét nghiệm, bạn nên đến các cơ quan chức năng để được nghe tư vấn về thủ tục và yêu cầu cụ thể tuỳ thuộc vào mục đích xét nghiệm.

Xét nghiệm ADN pháp lý
Nên lắng nghe tư vấn từ những người có chuyên môn về pháp luật để biết những thủ tục cần thiết

2. Đăng ký xét nghiệm

Sau khi chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết, người có nhu cầu xét nghiệm đến trực tiếp trung tâm xét nghiệm được cấp phép để điền phiếu yêu cầu xét nghiệm theo hướng dẫn.

tu-van-xet-nghiem-adn
Điền phiếu yêu cầu xét nghiệm tại trung tâm xét nghiệm ADN được cấp phép

3. Thu mẫu sinh phẩm

Đối với xét nghiệm ADN hành chính, do yêu cầu cao về độ chính xác và liên quan đến pháp luật, quá trình thu mẫu bắt buộc phải do nhân viên y tế của trung tâm được cấp phép thực hiện, người yêu cầu xét nghiệm không được tự ý thu mẫu. Sau khi thu mẫu, các loại mẫu sinh phẩm được để riêng, ghi tên đánh dấu rõ ràng và có chữ ký trên đó.

Các mẫu sinh phẩm được ưu tiên trong xét nghiệm ADN hành chính là mẫu máu và mẫu tế bào niêm mạc miệng. Nắm được các loại mẫu xét nghiệm cần thu giúp bạn có sự chuẩn bị tốt trước khi đi xét nghiệm. Lời khuyên dành cho bạn là không nên không ăn uống trong vòng 1 giờ trước khi thu mẫu tế bào niêm mạc miệng.

4. Chụp ảnh, lưu hồ sơ

Bước này do nhân viên y tế thực hiện, bạn không được phép sử dụng hình ảnh tự chụp trước đó. Vì thế, các đối tượng tham gia xét nghiệm được yêu cầu phải có mặt trực tiếp tại nơi thu mẫu. Sau khi chụp ảnh, tùy từng trường hợp, có thể cần thêm chữ ký hoặc lăn vân tay của người tham gia xét nghiệm để hoàn tất hồ sơ.

5. Thanh toán chi phí

Sau khi thủ tục hoàn tất, người yêu cầu xét nghiệm có thể thanh toán chi phí bằng hình thức chuyển khoản hoặc dùng tiền mặt. Thanh toán xong, người yêu cầu xét nghiệm sẽ được hẹn ngày giờ trả kết quả.

Trên đây là những chia sẻ về xét nghiệm ADN pháp lý, thủ tục và chi phí. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và rất mong bạn để lại những đóng góp bên dưới phần bình luận. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào, đừng ngần ngại chia sẻ để được giải đáp sớm nhất bạn nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

lay-mau-xet-nghiem-bang-mong-tay
Chi Phí Xét Nghiệm ADN Bằng Móng Tay, Độ Chính Xác Tuyệt Đối

Xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không? Theo các nghiên cứu hiện nay, xét nghiệm ADN bằng móng tay cho ra kết...

xet-nghiem-adn-chi-em-genplus-dna-test-sister
Xét Nghiệm ADN Chị Em, Chi Phí, Cách Làm, Độ Chính Xác

Sự phát triển của nền công nghệ sinh hóa đã cho phép xét nghiệm ADN xác nhận quan hệ chị em. Mỗi người đều được...

xét nghiệm adn tìm nguồn gốc tổ tiên
Xét Nghiệm ADN Tìm Nguồn Gốc Tổ Tiên (Tìm hiểu từ A-Z)

Xét nghiệm ADN tìm nguồn gốc tổ tiên là một ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực di truyền học. Đây là một phương pháp...

cuong-ron-rung-nhu-the-nao
Xét Nghiệm ADN Bằng Cuống Rốn: Độ chính xác, cách lấy mẫu

Xét nghiệm ADN cuống rốn liệu diễn ra như thế nào, liệu có chính xác? Xét nghiệm ADN bằng cuống rốn là phương pháp rất...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email