Tìm hiểu sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người
Mỗi nhóm máu đều mang thông tin di truyền, thể hiện đặc trưng riêng biệt của mỗi cá thể. Trong di truyền, nhóm máu được quy định bằng sự kết hợp giữa những gen mang tính trội hoặc lặn và từ đó sẽ hình thành nhóm máu riêng biệt của mỗi người. Tìm hiểu chi tiết về di truyền nhóm máu trong bài sau nhé!
Nhóm máu có di truyền không?
Nhóm máu có di truyền không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như gen quy định của nhóm máu đó mang đặc tính trội hơn hay là lặn hơn. Con cái sinh ra có thể có cùng nhóm máu với cha hoặc mẹ nhưng cũng có những trường hợp mang nhóm máu khác, tùy vào sự kết hợp giữa các gen di truyền.
Có những trường hợp các gen kết hợp giữa người cha và người mẹ có thể tạo ra một nhóm máu mới khác với cả hai người. Vì thế, không nhất thiết nếu cha, mẹ mang nhóm máu A thì đứa trẻ sinh ra cũng sẽ mang nhóm máu A.
>>>Có thể bạn quan tâm: Tại Sao Con Không Cùng Nhóm Máu Với Bố Mẹ?
Theo di truyền học, trong quá trình thụ tinh, bộ gen của thai nhi được tạo thành bởi một nửa bộ nhiễm sắc thể của người cha kết hợp với một nửa bộ nhiễm sắc thể tương đồng của người mẹ. Mỗi gen tồn tại trên bộ nhiễm sắc thể lại quy định tính trạng riêng của mỗi cá thể trong đó nhóm máu.
Cũng theo di truyền học, nhóm máu được quy định bởi sự kết hợp của các gen tương đồng mang đặc tính trội hoặc lặn. Một nhóm máu riêng biệt của từng các thể được tạo thành bởi vô số các tổ hợp gen khác nhau. Vì vậy nhóm máu có di truyền hay không còn phụ thuộc vào gen quy định của nhóm máu đó.
Cơ chế di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người
Mỗi cá thể đều được thừa hưởng gen di truyền từ bố mẹ. Một gen được di truyền từ bố và một gen di truyền từ mẹ để tạo ra một cặp. Vì thế mà nhóm máu của cha mẹ và con cái cũng như sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O sẽ có sự liên quan chặt chẽ.
Y học hiện nhận định có hai kiểu di truyền nhóm máu từ bố mẹ sang con bao gồm:
- Hệ thống ABO: Một người có thể thừa hưởng gen A từ người cha hoặc mẹ, còn gen B từ người còn lại và mang nhóm máu AB. Có trường hợp nhận kháng nguyên B từ bố mẹ tạo thành nhóm máu B hoặc BB. Riêng nhóm máu O không chứa kháng nguyên nên con thừa hưởng nhóm máu O từ bố hoặc mẹ và A từ người còn lại thì nhóm máu con là A hoặc bố mẹ mang nhóm máu A hoặc B vẫn có thể sinh con nhóm máu O nếu con mang gen O.
- Yếu tố Rh: máu cũng có thể được đánh theo yếu tố Rh là kháng nguyên được tìm thấy trên các tế bào hồng cầu. Nếu các tế bào hồng cầu phát hiện có kháng nguyên tức là dương tính với Rh hoặc Rh+ và ngược lại là Rh-. Rh là protein di truyền nên bố mẹ di truyền nhóm máu sang con cũng sẽ quyết định Rh+ hoặc Rh-.
Sự di truyền của nhóm máu A, B, AB, O hiện nay được ứng dụng phổ biến trong y học, đặc biệt với các vấn đề truyền máu, xét nghiệm máu, thai sản.
Có thể căn cứ vào di truyền nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống không?
Có thể căn cứ vào di truyền nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống, tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này được nhận định không cao bởi việc giữ nguyên nhóm máu trong di truyền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Nói cách khác, căn cứ vào di truyền nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống là phương pháp thiếu chính xác và chỉ nằm ở mức tương đối. Vì vậy, xét nghiệm nhóm máu nhằm xác định quan hệ huyết thống sẽ không được sử dụng cho các mục đích pháp lý vì không đủ cơ sở khoa học.
Sự duy truyền nhóm máu tuy rằng thiếu chính xác và không thể dùng để xác định quan hệ huyết thống nhưng có thể căn cứ vào sự kết hợp của các gen quy định nhóm máu trong di truyền để tiến hành xét nghiệm ADN nhằm xác định mối quan hệ huyết thống.
Ngoài ra, dựa vào sự di truyền nhóm máu có thể suy ra được nhóm máu của cha mẹ và con cái. Trong trường hợp các gen kết hợp thành công và không phát sinh tình trạng đột biến thì nhóm máu có thể được xác định thông qua hai cách phổ biến đó là:
1. Dựa trên nhóm máu cha mẹ để xác định nhóm máu của con: Phương pháp này hữu ích với những người đang muốn xác định nhóm máu của người con sinh ra có thể sẽ mang nhóm màu gì nếu đã xác định được nhóm máu của cha mẹ.
Dựa vào các nguyên lý phân ly và tổ hợp của gen trong giảm phân và thụ tinh, trong trường hợp biết được nhóm máu của cha mẹ sẽ dự đoán được nhóm máu của các con căn cứ vào nguyên lý di truyền cùng xác suất. Các nhà nghiên cứu đã xây dựng được bảng nhóm máu di truyền như sau:
Căn cứ vào bảng dự đoán trên đây chúng ta có thể nhận định theo hướng nếu như cả bố và mẹ đều mang nhóm máu O thì con sinh ra sẽ mang nhóm máu O. Nếu đứa trẻ mang nhóm máu khác O thì rất có khả năng không phải là người con của bố mẹ.
>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Xác Định Quan Hệ Huyết Thống Theo Nhóm Máu
2. Dựa trên nhóm máu của mẹ và con để xác định nhóm máu của người cha: Trong trường hợp biết nhóm máu của mẹ và con, chúng ta có thể suy ngược lại được nhóm máu của người cha.
Trong y pháp có thể dựa vào nguyên lý di truyền nhóm máu trên để xác định con của các cặp vợ chồng. Một tính chất nữa cũng được áp dụng thường xuyên là khi biết nhóm máu của mẹ và con thì có thể căn cứ vào đó để dự đoán nhóm máu của người cha.
Bạn có thể tham khảo thêm ở bảng dự đoán dưới đây:
Theo bảng dự đoán trên nếu mạ và con cùng mang nhóm máu O thì người cha sẽ mang nhóm máu A, B hoặc O. Tuy hiếm nhưng vẫn bắt gặp những trường hợp đặc biệt là nếu người mẹ mang nhóm máu AB thì con không thể mang nhóm máu O hoặc ngược lại nếu con mang nhóm máu O thì người mẹ không thể mang nhóm máu AB.
Như vậy, sự di truyền nhóm máu không thể thay thế cho các xét nghiệm ADN huyết thống xác định mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.
Tóm lại, bài viết trên đây đã lý giải cụ thể về vấn đề di truyền nhóm máu ở người. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!