Double Test, Triple Test Và NIPT Nên Chọn Xét Nghiệm Nào Tốt?
Double test, Triple test và NIPT là ba sàng lọc trước sinh quan trọng được khuyến cáo thực hiện cho các mẹ bầu hiện nay. Mỗi xét nghiệm lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bài viết sau đây sẽ giúp thai phụ có cái nhìn chi tiết hơn về ba phương pháp này để cân nhắc lựa chọn xét nghiệm phù hợp với mình.
Nên làm Double test, Triple test hay NIPT tốt hơn?
Giữa Double test, Triple test và NIPT, nên làm xét nghiệm nào tốt hơn với thai phụ còn phụ thuộc vào thời điểm xét nghiệm, tình trạng sức khỏe của thai nhi, thai phụ và nhu cầu xét nghiệm của mỗi người.
Cả ba xét nghiệm này đều là những sàng lọc trước sinh quan trọng, giúp tầm soát các bất thường nhiễm sắc thể gây dị tật thai nhi. Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và tồn tại những nhược điểm riêng nên thắc mắc xét nghiệm nào tốt hơn rất khó để đưa ra câu trả lời. Lựa chọn xét nghiệm nào tốt còn dựa vào mục đích, nhu cầu xét nghiệm của mỗi thai phụ.
Nếu mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh, gia đình không có tiền sử, kết quả siêu âm với các chỉ số bình thường và chỉ có nhu cầu tầm soát một số hội chứng thường gặp ở thai nhi thì có thể chọn Double test và Triple test là đã đủ.
Còn nếu mẹ bầu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao như: Mang thai trên 35 tuổi, có tiền sử sinh con dị tật, thai lưu, tiền sử gia đình có người thân bị dị tật, có kết quả Double test, Triple test cảnh báo nguy cơ cao… Nên cân nhắc lựa chọn xét nghiệm có tính chính xác cao hơn như NIPT để đánh giá nguy cơ rõ ràng hơn.
Bảng so sánh ba xét nghiệm Double test, Triple test và NIPT
Tiêu chí | Double test | Triple test | NIPT |
Khả năng sàng lọc | Rối loạn nhiễm sắc thể 13, 18, 21 gây ra ba hội chứng:
|
Rối loạn nhiễm sắc thể 18, 21 gây ra hai hội chứng:
Dị tật ống thần kinh: Nứt đốt sống, thai vô sọ… |
Bất thường ở toàn bộ 23 cặp nhiễm sắc thể gây ra nhiều hội chứng bệnh:
|
Chi phí xét nghiệm | 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng | 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng | 3.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng |
Bộ chất xét nghiệm |
|
|
ADN của thai nhi |
Thời điểm xét nghiệm | Tuần 11 đến 13 của thai kỳ | Tuần 15 đến 20 của thai kỳ | Từ tuần thứ 10 của |
Độ chính xác | 90% | 90% | 99,95% |
Độ an toàn | 100% | 100% | 100% |
Hạn chế |
|
|
|
Bảng so sánh chi tiết về các thông số của ba xét nghiệm Double test, Triple test và xét nghiệm NIPT trên đây sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng cân nhắc, lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất với mình.
So sánh xét nghiệm Double test, Triple test và NIPT
Xét nghiệm Double test, Triple test và NIPT đều là các xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và thai nhi. Mẫu phân tích chỉ là một lượng nhỏ máu của thai phụ. Tuy nhiên mỗi xét nghiệm sẽ tiến hành phân tích, định lượng một số chất sinh hóa nhất định của thai nhi có lẫn trong máu mẹ bầu.
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của ba xét nghiệm trước sinh quan trọng này, mẹ bầu có thể tham khảo 6 tiêu chí so sánh dưới đây:
1. So sánh thời điểm xét nghiệm
- Thời điểm xét nghiệm Double test: Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm vào tuần 11 đến 13 của thai kỳ, lý tưởng nhất là ở tuần 12.
- Thời điểm xét nghiệm Triple test: Thai phụ được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm tốt nhất vào giai đoạn từ 16 đến 18 tuần.
- Thời điểm xét nghiệm NIPT: Thực hiện tốt nhất từ tuần thai thứ 10.
Lưu ý: Mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm theo đúng khuyến cáo về thời gian để đạt được kết quả có độ chính xác cao nhất.
2. So sánh khả năng sàng lọc
Xét nghiệm Double test: : Tầm soát được các bất thường liên quan đến NST 13, 18 và 21 gây ra ba hội chứng phổ biến nhất ở thai nhi là:
- Hội chứng Down.
- Hội chứng Patau.
- Hội chứng Edwards.
Xét nghiệm Triple test: Tầm soát được bất thường liên quan đến NST 18, 21 và một số dị tật ống thần kinh ở thai nhi:
- Hội chứng Down.
- Hội chứng Edwards.
- Nứt đốt sống, thai vô sọ.
Xét nghiệm NIPT: Sàng lọc được toàn bộ các bất thường ở 23 cặp NST của thai nhi bao gồm: Rối loạn NST, lệch bội NST, vi mất đoạn gây ra nhiều hội chứng nguy hiểm như:
- Hội chứng Down
- Hội chứng Patau
- Hội chứng Edwards
- Hội chứng Turner
- Hội chứng Thể tam X
- Hội chứng Klinefelter
- Hội chứng Jacobs
- Hội chứng DiGeorge
- Hội chứng Angelman
- Hội chứng Wolf-Hirschhorn
- Hội chứng Cri du chat..
Trong 3 phương pháp thì NIPT có khả năng sàng lọc được nhiều dị tật thai nhi nhất, phát hiện các bất thường ở toàn bộ 23 cặp NST thai nhi. Còn xét nghiệm Double test và Triple test chỉ giúp tầm soát rối loạn NST gây ra một số hội chứng phổ biến.
3. So sánh chi phí xét nghiệm
- Chi phí xét nghiệm Double test: Dao động trong khoảng từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Chi phí xét nghiệm Triple test: Dao động trong khoảng từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Chi phí xét nghiệm NIPT: Dao động trong khoảng từ 3.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng.
Giữa Double test, Triple test và NIPT có mức giá chênh lệch lớn. Double test và Triple test là những xét nghiệm sinh hóa truyền thống, có mức giá vừa phải, dễ thực hiện. Còn NIPT là một phương pháp hiện đại, chuyên sâu hơn, mức giá hiện tại còn khá cao.
4. So sánh bộ chất xét nghiệm
- Xét nghiệm Double test: Phân tích, định lượng nồng độ hai chất hóa sinh PAPP và β-hCG của thai nhi có trong máu thai phụ.
- Xét nghiệm Triple test: Phân tích, xác định nồng độ ba chất hóa sinh AFP, uE3 và β-hCG.
- Xét nghiệm NIPT: Phân tích chuyên sâu đến DNA tự do của thai nhi có trong máu thai phụ. Bác sĩ sẽ tách các DNA này từ máu mẹ bầu để tiến hành sàng lọc.
Cùng sử dụng mẫu xét nghiệm là một lượng nhỏ máu của mẹ bầu, nhưng mỗi xét nghiệm lại thực hiện phân tích một số chất khác nhau của thai nhi. So với Double test và Triple test thì NIPT phân tích chuyên sâu hơn đến ADN của thai nhi nên kết quả đạt được độ chính xác cao hơn nhiều.
5. So sánh độ chính xác
- Xét nghiệm Double test: Độ chính xác cao nhất của phương pháp này có thể đạt được là 90%.
- Xét nghiệm Triple test: Độ chính xác cao nhất của phương pháp này có thể đạt được là 90%.
- Xét nghiệm NIPT: Độ chính xác cao nhất của phương pháp này có thể lên đến 99,95%.
Xét nghiệm Double test và Triple test có tỷ lệ dương tính giả lên đến 10%, trong khi đó tỷ lệ dương tính giả của NIPT chưa đến 0,1%. Xét nghiệm NIPT cho thai đôi có độ chính xác cao hơn so với hai phương pháp còn lại.
6. Đánh giá về hạn chế
Bản chất của ba phương pháp xét nghiệm này đều chỉ là sàng lọc, cảnh báo nguy cơ và không thể thay thế cho xét nghiệm chẩn đoán giúp khẳng định tình trạng sức khỏe thai nhi. Các xét nghiệm trước sinh dù tốt đến đâu cũng sẽ tồn tại những nhược điểm nhất định cần thời gian để khắc phục. Cụ thể:
- Xét nghiệm Double test: Để có kết quả đánh giá nguy cơ sau cùng, bác sĩ cần phải kết hợp với siêu âm thai đo độ mờ da gáy cùng một số chỉ số khác. Tỷ lệ dương tính giả cao, khả năng sàng lọc hạn chế và giảm đi độ chính xác nếu thực hiện xét nghiệm này với thai đôi.
- Xét nghiệm Triple test: Tỷ lệ dương tính giả cao, chỉ sàng lọc được một số ít hội chứng, giảm chính xác với thai đôi.
- Xét nghiệm NIPT: Chi phí khá cao chính là nhược điểm lớn nhất của xét nghiệm này. NIPT ứng dụng công nghệ giải trình tự gen hiện đại nên thai phụ cần tới các bệnh viện, trung tâm lớn mới có thể tiến hành xét nghiệm.
Hiện nay, các xét nghiệm sinh hóa truyền thống như Double test hay Triple test cho tỷ lệ dương tính giả cao nên không còn được nhiều mẹ bầu ưu tiên lựa chọn nữa. Thay vào đó, xét nghiệm NIPT đang dần trở nên phổ biến hơn. Trong trường hợp mẹ bầu đã xét nghiệm NIPT ở tuần thai thứ 10 sẽ không cần phải thực hiện thêm xét nghiệm Double test và Triple test ở các tuần thai tiếp theo nữa.
Sàng lọc trước sinh có ý nghĩa rất quan trọng với thai nhi và gia đình. Việc phát hiện sớm những bất thường trong phát triển của thai nhi giúp gia đình có những chuẩn bị tâm lý tốt hơn và có hướng khắc phục phù hợp, can thiệp sớm giúp chăm sóc và nuôi dạy bé tốt hơn trong tương lai.
Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc so sánh, đánh giá ba xét nghiệm Double test, Triple test và NIPT đều là những sàng lọc trước sinh quan trọng với mẹ bầu. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được xét nghiệm phù hợp với mình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn, giải đáp thêm nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!