Xét nghiệm Triple Test: Chi phí, quy trình sàng lọc (tư vấn từ A-Z)

Triple test là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi, phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh ở trẻ nếu có. Tất cả các mẹ bầu đều được khuyến cáo thực hiện thực hiện sàng lọc Triple test. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về xét nghiệm quan trọng này.

Triple test
Triple test là xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi

Xét nghiệm Triple test giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Triple test hiện nay có giá dao động từ 450.000 nghìn đồng đến 1.000.000 đồng. Chi phí còn phụ thuộc vào gói dịch vụ, cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm chị em lựa chọn để thực hiện sàng lọc này.

Để kết quả xét nghiệm Triple test đạt được độ chính xác cao nhất còn phụ thuộc nhiều vào trang thiết bị máy móc, trình độ, tư vấn của bác sĩ. Vì vậy mẹ bầu hãy cân nhắc thật kỹ, lựa chọn cơ sở thu mẫu xét nghiệm uy tín, chuyên nghiệp.

>>>Tìm hiểu chi tiết: Triple Test Giá Bao Nhiêu? Bảng Giá Xét Nghiệm Cập Nhật 2024

Xét nghiệm Triple test giá bao nhiêu?
Chi phí xét nghiệm Triple test không quá cao, mẹ bầu có thể dễ dàng cân nhắc chọn lựa

Tìm hiểu về xét nghiệm Triple test

Triple test (xét nghiệm bộ ba) là xét nghiệm sinh hoá thuộc nhóm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi được khuyến cáo thực hiện tốt nhất vào tuần thứ 16 đến18 của thai kỳ. Đây là thời điểm các nhóm chất được phân tích có nồng độ ổn định nhất trong máu của thai phụ.

Xét nghiệm Triple test nhằm sàng lọc các bất thường liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể, gây ra hội chứng thường gặp ở thai nhi là: Down, Edwards. Ngoài ra, Triple test còn giúp tầm soát nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh như thai vô sọ hay cột sống bị chẻ làm đôi.

Triple test được thực hiện ở tuần bao nhiêu của thai kỳ?
Xét nghiệm Triple test nhằm sàng lọc các bất thường liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể

Tính chính xác của Triple test

Độ chính xác cao nhất của xét nghiệm Triple test đạt được là 90%. Mẫu bệnh phẩm chỉ là một lượng nhỏ máu của thai phụ nên rất an toàn cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng.

Các chỉ số của xét nghiệm Triple test được tính toán dựa trên những yếu tố:

  • Sự tăng giảm của nồng độ AFP. đồng thời cùng với nồng độ hCG và ue3.
  • Kết quả siêu âm chẩn đoán hình ảnh thai nhi.
  • Các thông tin khác về sức khoẻ của thai phụ cùng độ tuổi của mẹ bầu, tuổi thai.

Thông thường xét nghiệm Triple test sẽ có kết quả sau khoảng 3 ngày làm việc tính từ ngày thu mẫu.

>>>Xem thêm: Làm Triple Test Có Chính Xác Không? Mức độ sai lệch bao nhiêu?

Xét nghiệm Triple test có cho kết quả chính xác không?
Xét nghiệm Triple giúp tầm soát nguy cơ dị tật của thai nhi với tỷ lệ chính xác lên đến 90%

Chú ý: Triple test chỉ là một xét nghiệm sinh hóa giúp tầm soát, phát hiện các chỉ số bất thường cảnh báo nguy cơ dị tật thai nhi, không phải phương pháp giúp chẩn đoán hội chứng, bệnh.

Có không ít các trường hợp xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính giả. Nhất là với trường hợp phụ nữ mang thai đôi thì kết quả Triple test lại không thể đạt được kết quả với độ chính xác cao

Trong trường hợp mẹ bầu nhận kết quả xét nghiệm Triple test dương tính cũng đừng lo lắng quá. Hãy bình tĩnh lắng nghe tư vấn của bác sĩ để lựa chọn thêm các phương pháp khác như xét nghiệm NIPT hoặc chọc ối giúp khẳng định lại tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Tầm quan trọng

Mỗi một bất thường liên quan đến rối loạn NST hoặc dị tật ống thần kinh đều có thể gây ra những tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần đi theo suốt cuộc đời của đứa trẻ.

Thực hiện xét nghiệm Triple test giúp sàng lọc các bất thường do rối loạn NST và cảnh báo nguy cơ dị tật ống thần kinh. Vì vậy, chị em nên chuẩn bị thật tốt những kiến thức thai sản, sẵn sàng cho hành trình làm mẹ, thực hiện đầy đủ các sàng lọc trước sinh để theo dõi sức khỏe, sự phát triển của thai nhi ở từng giai đoạn.

Tầm quan trọng của triple test
Triple test là một sàng lọc trước sinh rất quan trọng với mẹ bầu

Đối tượng có nguy cơ cao nên thực hiện xét nghiệm Triple test

Bộ y tế khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm Triple test để nắm được tình hình phát triển của thai nhi cũng như tầm soát sớm các dị tật bất thường. Đặc biệt chị em thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao sau đây rất cần phải thực hiện sàng lọc đầy đủ:

  1. Người thân trong gia đình đã có tiền sử bị dị tật bẩm sinh.
  2. Mẹ bầu tuổi cao trên 35.
  3. Chị em có tiền sử bị thai lưu hay sảy thai từ trước.
  4. Mẹ bầu vô tình sử dụng thuốc trong quá trình mang thai hoặc sử dụng các chất có nguy cơ gây hại cho thai nhi.
  5. Phụ nữ có tiền sử bệnh lý tiểu đường và được chỉ định sử dụng insulin.
  6. Vô tình bị nhiễm virus trong thai kỳ.
  7. Chị em thường xuyên phải làm việc hay sinh sống trong môi trường độc hại, đặc thù như tiếp xúc với hoá chất hay các chất phóng xạ liều lượng cao nhiều.
Những ai nên làm xét nghiệm sàng lọc Triple test?
Tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test

Cơ thể mẹ bầu khi mang thai thường yếu hơn bình thường, sức đề kháng kém hơn, dễ bị các tác động từ môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mẹ bầu và em bé trong bụng. Vì vậy, tất cả mẹ bầu đều nên thực hiện đầy đủ các sàng lọc trước sinh để an tâm hơn cho một thai kỳ khoẻ mạnh.

Triple test được thực hiện với quá trình như nào?

Xét nghiệm Triple test được thực hiện thông qua phân tích mẫu máu của mẹ bầu được rút ra từ đường tĩnh mạch. Từ đó giúp các chuyên gia định lượng được 3 nhóm chất là:

  • AFP (Alpha-fetoprotein): Đây là một loại protein sản sinh từ nhau thai có lẫn trong máu của thai phụ.
  • B-hCG (Beta Human Chorionic Gonadotropin): Là một hormone sản sinh từ nhau thai và cũng di chuyển tự do ở trong máu của thai phụ
  • uE3 (Unconjugated estriol): Đây là một loại estrogen được sản sinh bởi bào thai và nhau thai lẫn trong máu của thai phụ.

Ba nhóm chất trên vốn được sản sinh tự nhiên từ nhau thai của bào thai trong bụng người mẹ và lẫn trong máu của thai phụ. Căn cứ vào sự tăng giảm, thay đổi của nồng độ 3 nhóm chất này để phát hiện nguy cơ thai nhi phát triển bất thường.

Chỉ số Triple test bình thường được tính toán cùng kết quả siêu âm thai và đánh giá nguy cơ dựa trên tuổi của thai phụ.

Xét nghiệm Triple test là gì?
Triple test còn có tên gọi khác là xét nghiệm bộ ba là một xét nghiệm sinh hoá

Với những trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy nguy cơ cao thai nhi bị phát triển bất thường, mẹ bầu sẽ được tư vấn thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác để chắc chắn về nguy cơ dị tật thai nhi. Một số thủ thuật xâm lấn thường được chỉ định trong các trường hợp này như: Chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.

Không thực hiện sàng lọc Triple test có sao không?

Triple test là xét nghiệm tự nguyện, nếu mẹ bầu không muốn thực hiện có thể lựa chọn không thực hiện. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn.

Trong trường hợp mẹ bầu không thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao, sức khỏe bình thường, kết quả Double test không phát hiện bất thường thì có thể lựa chọn không thực hiện Triple test. Dị tật ống thần kinh có thể được phát hiện thông qua siêu âm thai.

Với trường hợp mẹ bầu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao, kết quả Double test phát hiện chỉ số bất thường cần thực hiện Triple test hoặc xét nghiệm NIPT để khẳng định lại tình trạng sức khỏe thai nhi.

Thực hiện đầy đủ các sàng lọc trước sinh mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi và gia đình. Thông qua các chỉ số giúp bạn nắm được tình trạng phát triển của em bé cũng như tầm soát sớm các dị tật thai nhi nguy hiểm để can thiệp sớm cho con, có hướng khắc phục phù hợp.

Không thực hiện sàng lọc Triple test có sao không?
Việc có thực hiện xét nghiệm Triple test hay không là quyết định của mẹ bầu

Mẹ bầu chọn xét nghiệm Triple test cần lưu ý gì?

Triple test là một sàng lọc trước sinh an toàn, phổ biến nhất hiện nay nhưng chưa phải là một xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất.

Tỷ lệ dương tính giả của xét nghiệm này vẫn chiếm khoảng 10 đến 20%. Triple test chỉ có khả năng sàng lọc được một số hội chứng phổ biến liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể và dị tật ống thần kinh. Còn những bất thường khác trong bộ nhiễm sắc thể thai nhi nằm ngoài phạm vi phân tích của xét nghiệm này.

Mẹ bầu chọn xét nghiệm Triple test cần lưu ý gì?
Độ chính xác của Triple test chỉ nằm ở mức tương đối nên không phải là xét nghiệm tốt nhất dành cho mẹ bầu

Trước khi tiến hành bất cứ một sàng lọc trước sinh nào, chị em nên tham khảo kỹ tư vấn và lời khuyên của bác sĩ. Như vậy sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về những ưu điểm cùng nhược điểm để cân nhắc lựa chọn loại xét nghiệm phù hợp với tình trạng và tài chính của mình.

Đặc biệt với những thai phụ nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì nên lựa chọn thực hiện các gói xét nghiệm có tính chính xác cao hơn. Giúp sàng lọc các dị tật thai nhi tốt hơn như xét nghiệm NIPT hay chọc ối, sinh thiết gai nhau…

Ngoài ra, nếu bà bầu không thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Bác sĩ theo dõi thai thông qua siêu âm chẩn đoán hình ảnh kết quả bình thường, tư vấn có thể làm thêm xét nghiệm Triple test thì mẹ bầu hãy an tâm sử dụng thêm nhé!

Phải làm gì khi kết quả Triple test có nguy cơ cao?
Xét nghiệm NIPT cho phụ nữ mang thai lại đang được chị em lựa chọn rất nhiều

Tóm lại, trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về xét nghiệm Triple test. Đây là một sàng lọc trước sinh quan trọng với các mẹ bầu, nên thực hiện đầy đủ. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

sang-loc-truoc-sinh-giup-phat-hien-va-xu-tri-cac-di-tat-bam-sinh-cua-thai-nhi-trong-giai-doan-dau-cua-thai-ky
Ý Nghĩa. Tầm Quan Trọng Của Sàng Lọc Trước Sinh Với Mẹ Và Bé

Hiện nay, với tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc dị tật thai nhi ngày càng cao thì sàng lọc dị tật thai nhi thực sự...

xét nghiệm nipt
Xét Nghiệm NIPT Là Gì? Giá Bao Nhiêu Tiền? (cập nhật 2024)

Xét nghiệm NIPT là phương pháp an toàn, không xâm lấn giúp phát hiện nguy cơ mắc các bệnh lý về di truyền. Đây là...

Chọc Ối Có Đau Không? Chuyên Gia Tư Vấn Từ A-Z Cho Mẹ Bầu

Khi tìm hiểu về chọc ối, có rất nhiều mẹ lo sợ phương pháp này sẽ gây đau cho mẹ bầu vì là phương pháp...

benh-thalassemia
Bệnh Thalassemia Có Nguy Hiểm Không? Vì sao dễ tử vong?

Thalassemia là bệnh lý di truyền gây thiếu máu và thừa sắt trên cơ thể con người. Bệnh thalassemia gây ảnh hưởng lớn tới cuộc...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email