Tiêm Vaccine HPV Khi Nào Tốt Nhất? Lịch Tiêm (Cập Nhật 2024)

HPV tiêm khi nào là thắc mắc chung của không ít chị em hiện nay khi có nhu cầu muốn tìm hiểu về tiêm HPV. Theo khuyến cáo, nữ giới đang ở trong độ tuổi 9-26 là độ tuổi thích hợp để tiêm phòng, khi đó thuốc sẽ đảm bảo được hiệu quả tốt nhất.

lịch tiêm hpv
Nên tiêm HPV trong nhóm tuổi được khuyến cáo để đạt được hiệu quả cao

1. Tiêm vaccine HPV khi nào tốt nhất?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, độ tuổi tiêm HPV là từ 9-26 tuổi, chưa quan hệ. Đặc biệt nếu có điều kiện nên tiêm cho các bé càng sớm càng tốt vì khi đó, các bé đang ở độ tuổi dậy thì nên khi thuốc vào trong cơ thể sẽ dễ thích nghi và sinh ra kháng thể nhanh hơn.

Lịch tiêm HPV
Khuyến cáo nên tiêm HPV trong nhóm tuổi 9-26 và chưa từng quan hệ tình dục

Bất luận trong trường hợp những đối tượng ngoài độ tuổi được khuyến cáo tiêm hay những người đã từng quan hệ tình dục, đều có thể tiêm vaccine HPV để bảo vệ sức khỏe bản thân. Đối với mỗi nhóm tuổi sẽ có những khuyến cáo riêng phù hợp.

1.1 Nhóm tuổi được khuyến cáo 9-26 tuổi

Theo WHO tất cả các bé dù là nam hay nữ đề nên được cha mẹ cho đi tiêm vaccine HPV trong độ tuổi 9-26, càng sớm càng tốt. Đặc biệt thuốc sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi được tiêm khi 11-12 tuổi. Nếu như đủ điều kiện có thể cho bé tiêm từ 9 tuổi.

tiêm hpv
WHO khuyến cáo nên tiêm HPV từ 9-26 tuổi, đặc biệt ở độ tuổi 11

HPV là virus có thể xâm nhập vào cơ  thể của cả nam giới và nữ giới để lại những bệnh nguy hiểm. Vì vậy việc tiêm phòng là cần thiết đối với cả nam và nữ, nữ giới có phần đặc biệt hơn vì tỉ lệ nhiễm ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra là lớn hơn.

1.2 Nhóm tuổi ngoài khuyến cáo 27 trở đi

Đối với nhóm tuổi từ 27 trở đi, tuy không được các chuyên gia Y tế khuyến cáo nên tiêm phòng nhưng vẫn nên tự bảo vệ bản thân bằng cách tiêm phòng chống, bảo vệ bản thân.

Tiêm hpv
Nhóm tuổi ngoài 26 và đã quan hệ tình dục vẫn nên tiêm vaccine phòng HPV

Hầu hết những người trong nhóm tuổi này đã từng tiếp xúc với virus HPV nên nguy cơ lây nhiễm là không thể tránh khỏi. Vaccine HPV chỉ có công dụng phòng chống chứ không thể chữa trị virus và các loại ung thư do virus HPV gây ra.

Tuy nhiên, nếu đủ điều kiện thì nhóm tuổi này vẫn nên tiêm vì có thể cơ thể chưa mắc phải chủng virus mà vaccine có thể phòng tránh.

HPV
Đối với từng nhóm tuổi có liệu trình tiêm khác nhau

2. Lịch tiêm các mũi vaccine HPV

HPV cần tiêm mấy mũi là thắc mắc của một số người khi có nhu cầu muốn tiêm HPV. Theo khuyến cáo 1 liệu trình nên hoàn thành 3 mũi tiêm vaccine để có hiệu quả cao, tuy nhiên đối với một số độ tuổi có thể hoàn thành 1 liệu trình 2 mũi cũng có thể đạt được hiệu quả cao.

2.1 Lịch trình tiêm 2 mũi

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho biết đối với những bé từ độ tuổi 9-12 chỉ cần tiêm 2 mũi vaccine HPV đã có thể kết thúc liệu trình tiêm mà vẫn đạt được tác dụng cao.

Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các bé sẽ thuận tiện hơn so với 3 mũi, tuy nhiên khoảng cách giữa 2 mũi sẽ lâu hơn, ít nhất từ mũi 1 sang tới mũi 2 tối thiểu cần cách nhau 6 tháng.

2.2 Lịch trình tiêm 3 mũi

Trong liệu trình 3 mũi tiêm, nên giữ khoảng cách từ mũi 1 sang mũi 2 trong khoảng 1-2 tháng, từ mũi 2 đến mũi 3 là 3-4 tháng làm sao có thể đảm bảo mũi  thứ 3 cách mũi 1 là 6 tháng. Nếu như không thực hiện khoảng cách tiêm giữa các mũi đầy đủ có thể khiến thuốc giảm tác dụng hoặc không còn tác dụng của các mũi trước.

Đối với những người trên 15 mới bắt đầu tiêm thì cân phải tuân theo liệu trình tiêm đủ 3 mũi. Đặc biệt đối với

  • Những người có người thân tiền sử mắc ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung,..
  • Những người đang trong tình trạng hệ miễn dịch bị suy giảm nặng nề do mắc phải một số bệnh nguy hiểm.
  • Những người đã từng quan hệ tình dục hay quá độ tuổi khuyến cáo nếu có nhu cầu tiêm cũng nên tiêm đủ một liệu trình 3 mũi để tránh phí thuốc.

Với những trẻ từ 9-12 tuổi nói trên được phép tiêm 1 liệu trình 2 mũi, nếu như không thực hiện đủ khoảng cách giữa 2 mũi tiêm tối thiểu là 6 tháng thì sẽ phải tiêm một mũi vaccine HPV, tức là mũi thứ 3 để đạt được hiệu quả tối đa.

3. Tiêm vaccine có tác dụng trong bao lâu?

Có rất nhiều người thắc mắc tiêm vaccine sau nhiều năm có giảm hiệu quả của thuốc không, cần tiêm lại liệu trình mới hay không? Để giải đáp cho vấn đề này, chưa có chứng minh nào đảm bảo tiêm HPV sẽ có công dụng suốt đời.

Lịch tiêm HPV
Tiêm HPV có thể bảo vệ cơ thể bạn từ 10-30 năm

Theo một số nghiên cứu, tiêm HPV có dấu hiệu khoảng 10 năm, tuy nhiên đối với một số trường hợp sau 30 năm tiêm HPV thuốc vẫn thực hiện đầy đủ chức năng, không có dấu hiệu giảm tác dụng. Minh chứng bằng cách sau khi họ tiếp xúc với virus HPV, không có dấu hiệu nhiễm phải loại virus này.

Với mốc thời gian tiêm mà các chuyên gia nghiên cứu đưa ra là, có thể bạn sẽ không cần tiêm lại vaccine sau vài năm. Tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu của mỗi cá nhân có thể xem xét có cần thiết phải tiêm lại liệu trình mới hay không để đảm bảo sự an toàn cho bản thân.

4. Tiêm HPV có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không?

Có một số người đặt ra thắc mắc không biết khi bản thân tiêm HPV có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này không? Có ảnh hưởng đến em bé ở trong bụng không?

Trên thực tế hiện nay chưa có bất kỳ minh chứng nào cho thấy việc tiêm HPV gây ra những vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản của phụ nữ về sau nếu như thực hiện đúng khoảng cách đưa ra sau tiêm để mang thai. Tiêm HPV thực chất cùng cơ thể xây dựng lớp kháng thể vững chắc để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của virus HPV – tác nhân gây ung thư cổ tử cung.

Tiêm hpv
Tiêm HPV không hề ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh sản về sau

Ngoài công dụng phòng chống virus HPV, giảm thiểu tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung thì HPV còn có thể chống một số bệnh liên quan do HPV gây ra: sùi mào gà, ung thư cổ vòm họng, ung thư âm đạo, ung thư dương vật,…Không hề có mối tác động đến cổ tử cung, buồng trứng,..khiến việc mang thai bị ảnh hưởng.

Với những trường hợp thực hiện theo đúng chỉ dẫn, có em bé sau mũi tiêm thứ 3 từ 3 tháng trở đi nếu mang thai thì em bé sẽ hoàn toàn khỏe mạnh như bình thường. Trong trường hợp lỡ kế hoạch mang thai trong thời gian đang tiêm phòng, cần tới bệnh viện thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo em bé trong bụng được phát triển tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cần thiết và cơ bản về vấn đề hpv tiêm khi nào. Tiêm HPV đúng trong độ tuổi được khuyến cáo sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn của thuốc. Hy vọng với những lưu ý trên, bạn sẽ nắm được những lưu ý cần thiết để tiêm phòng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HPV 18 Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị, Phòng Tránh

Virus HPV 18 là được các chuyên gia đánh giá là 1 trong những chủng virus nguy hiểm nhất nằm trong nhóm virus HPV. Chủng...

Tư Vấn: Bị nhiễm HPV có quan hệ được không? (cập nhật 2024)

Bị nhiễm HPV có quan hệ được không là câu hỏi chung của không ít người khi biết bản thân nhiễm phải loại virus này....

Tiêm Vaccine HPV Khi Mang Thai Nguy Hiểm Thế Nào?

Tiêm vaccine HPV khi đang mang thai là vấn đề thắc mắc chung của các chị em đang mang thai muốn bảo vệ sức khỏe....

Sau khi Tiêm HPV Cần Kiêng Ăn Gì? Lưu Ý Bạn Cần Biết

Việc tiêm HPV phòng chống ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng chống ung thư cổ tử cung hữu hiệu nhất hiện nay....

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email