Kết Quả Xét Nghiệm Double Test Chỉ Số Bao Nhiêu Là Cao?
Kết quả xét nghiệm Double test nguy cơ cao nằm trong khoảng từ 1:10 đến 1:250. Các chỉ số này cho biết nguy cơ thai nhi mắc phải dị tật là cao, nhưng điều này không khẳng định chắc chắn 100%. Để an tâm hơn, gia đình có thể thực hiện thêm các loại xét nghiệm khác theo chỉ định từ bác sĩ.
Kết quả Double test nguy cơ cao là bao nhiêu?
Nguy cơ cao thai nhi mắc dị tật bẩm sinh được đánh giá thông qua chỉ số sàng lọc Double test và kết quả siêu âm độ mờ da gáy. Cụ thể các chỉ số đánh giá thai nhi có nguy cơ cao mắc phải hội chứng Down là:
- Nồng độ β-hCG tự do: Chỉ số dưới 0,4MoM hoặc lớn hơn 2,5MoM
- Nồng độ PAPP-A: Chỉ số nhỏ hơn 0,4MoM.
- Độ mờ da gáy: Chỉ số trên 3mm.
- Ngưỡng an toàn của các nguy cơ dị tật thai nhi: Nguy cơ mắc hội chứng Down cho mẫu số kết quả nhỏ hơn 250. Nguy có mắc hội chứng Patau, Edward cho mẫu số kết quả nhỏ hơn 100.
Các chuyên gia lý giải, chỉ số 1:10 đến 1:250 có nghĩa cứ 10 đến 250 thai nhi thì sẽ có một thai nhi mắc dị tật bẩm sinh. Vì vậy chỉ số ở ngưỡng an toàn sẽ là 1:250, nếu kết quả xét nghiệm Double test nhỏ hơn 250 sẽ cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc phải dị tật và ngược lại.
Kết quả Double test được đánh giá dựa trên xét nghiệm máu kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy cùng tuổi của thai phụ. Và kết quả của xét nghiệm đều được thể hiện dưới dạng tỉ lệ.
Xét nghiệm Double test là một trong những sàng lọc trước sinh phổ biến nhất hiện nay nhưng không được đánh giá cao về tính chính xác và càng không phải là xét nghiệm tốt nhất. Độ chính xác cao nhất của xét nghiệm chỉ được đánh giá từ 70 đến 90%. Như vậy tỉ lệ dương tính giả của xét nghiệm này chiếm đến 10 đến 20%.
Kết quả sàng lọc Double test được đánh giá dựa trên việc định lượng nồng độ của 2 chất hoá sinh β-hCG tự do và PAPP-A của thai nhi có trong máu mẹ bầu, độ mờ da gáy, tuổi thai, tuổi mẹ và thời điểm thực hiện xét nghiệm. Vì vậy, kết quả của xét nghiệm Double test còn phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị máy móc và tay nghề của bác sĩ nữa. Nên nó không được đánh giá cao về tính chính xác trong xác định nguy cơ dị tật thai nhi.
Bản chất của xét nghiệm Double test chỉ là một phương pháp sàng lọc trước sinh nhằm đánh giá nguy cơ cao hay thấp về các hội chứng mà thai nhi gặp phải thôi. Đây không phải là một xét nghiệm chẩn đoán. Vì vậy, kết quả Double test nguy cơ cao cũng không thể khẳng định chắc chắn thai nhi bị dị tật 100% và ngược lại với những kết quả nguy cơ thấp thì cũng không thể chắc chắn thai nhi hoàn toàn khoẻ mạnh được.
Kết quả xét nghiệm Double test nguy cơ cao nên làm gì?
Mẹ bầu hãy thật cố gắng giữ bình tĩnh khi nhận kết quả xét nghiệm Double test có nguy cơ cao. Lo sợ, đau khổ lúc này không thể giải quyết được vấn đề. Bình tĩnh và lắng nghe tư vấn của bác sĩ theo dõi thai, phân tích kết quả và đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi. Thường bác sĩ sẽ tư vấn mẹ bầu thực hiện sang xét nghiệm khác có độ chính xác cao hơn để khẳng định lại tình hình sức khoẻ của con.
Với những trường hợp kết quả Double test có nguy cơ cao, thường mẹ bầu sẽ được tư vấn và thực hiện thêm một số phương pháp khác như: Xét nghiệm NIPT hay chọc ối để chắc chắn về tình trạng thai nhi. Vì vậy mẹ hãy bình tĩnh và đừng lo lắng quá, lúc này nên cân nhắc và chọn lựa phương pháp phù hợp, tốt nhất dành cho con yêu.
Kết quả Double test có nguy cơ cao, mẹ bầu cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá lại nguy cơ phát triển bất thường của thai nhi. Một số phương pháp phổ biến thường được bác sĩ tư vấn như:
- Xét nghiệm NIPT: Là sàng lọc trước sinh hiện đại nhất hiện nay. NIPT ứng dụng công nghệ giải trình tự gen hiện đại, cho phép phân tích đến ADN thai nhi, cảnh báo nguy cơ bất thường của 23 cặp NST thai nhi. Xét nghiệm NIPT thường được thực hiện từ tuần thai thứ 10. Đây là một xét nghiệm không xâm lấn nên rất an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Độ chính xác có thể lên đến hơn 99%.
- Thủ thuật chọc ối: Đây là một xét nghiệm xâm lấn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, biến chứng nguy hiểm gây hại cho mẹ bầu và thai nhi vì vậy thường là giải pháp cuối cùng giúp chẩn đoán chắc chắn về tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi tất cả các phương pháp sàng lọc trước sinh khác đều có kết quả cảnh báo nguy cơ cao thì chọc ối sẽ là sự lựa chọn sau cùng của mẹ bầu. Phương pháp này cho kết quả chẩn đoán chính xác lên đến 99,99%.
Các xét nghiệm sinh hoá truyền thống như: Double test, Triple test hiện nay cho kết quả dương tính cao nên không còn là sự lựa chọn của nhiều mẹ bầu nữa. Thay vào đó, xét nghiệm NIPT ra đời như một giải pháp an toàn tuyệt đối lại có kết quả với tỉ lệ dương tính cực thấp chưa đến 0,1%. NIPT giúp mẹ bầu hạn chế tối đa việc phải thực hiện các xét nghiệm xâm lấn nguy hiểm như: Chọc ối, sinh thiết gai nhau…
Tuy nhiên, NIPT cũng chỉ là một xét nghiệm sàng lọc và không thể thay thế cho xét nghiệm chẩn đoán. Trong trường hợp kết cả NIPT cho các chỉ số bất thường, mẹ bầu vẫn cần phải thực hiện thêm các thủ thuật xâm lấn để chẩn đoán tình trạng thai nhi để đưa ra hướng giải quyết sau cùng.
Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh rất quan trọng với mẹ bầu và em bé. Chúng có giá trị rất lớn giúp thai phụ theo dõi được tình trạng sức khoẻ của thai nhi cũng như tầm soát sớm các dị tật bẩm sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời. Mẹ bầu nên cân nhắc và lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp với tình trạng và khả năng tài chính của bản thân.
Tóm lại, nếu kết quả xét nghiệm Double test có nguy cơ cao mẹ bầu nên thực hiện sang các xét nghiệm khác có độ chính xác cao hơn để đánh giá chắc chắn về tình hình sức khoẻ thai nhi. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!