Xét Nghiệm ADN Bằng Tóc: Chi phí, Độ chính xác, Cách lấy mẫu

Xét nghiệm ADN bằng tóc là gì? Chi phí xét nghiệm ADN bằng tóc bao nhiêu? Có chính xác không? Theo như các chuyên gia nghiên cứu, tương tự như xét nghiệm ADN bằng các loại mẫu khác, xét nghiệm ADN bằng tóc cũng là một quá trình phân tích hệ gen của các đối tượng nhằm xác định quan hệ huyết thống. Do đó, kết quả xét nghiệm có độ chính xác lên đến 99,99%. Cùng tìm hiểu chi phí, độ chính xác và cách lấy mẫu dưới bài viết này nhé!

sàng lọc adn bằng tóc
Xét nghiệm ADN bằng tóc có chân và cần sử dụng từ 5 đến 7 sợi.

Xét nghiệm ADN bằng tóc bao nhiêu tiền?

Vậy xét nghiệm ADN bằng tóc giá bao nhiêu? Chi phí xét nghiệm ADN thông thường có chi phí từ 1.100.000đ đến 1.250.000đ. Cụ thể là:

Thời gian Chi phí cho 1 người
2 ngày 1.100.000 đ
1 ngày 1.250.000 đ

Lưu ý: Trên đây là bảng giá dịch vụ xét nghiệm ADN bằng tóc phân tích từ 24 Locus gene trở lên, sử dụng bộ Kit Identifiler Plus, Global Filer, HDplex – Mỹ, PowerPlex®Fusion của hãng Promega – Mỹ. Chi phí thu mẫu có thể phát sinh ở tùy địa phương và tùy trung tâm xét nghiệm.

Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác mà xét nghiệm ADN qua mẫu tóc có mức giá khác nhau, ví dụ:

  • Cơ sở vật chất tại trung tâm xét nghiệm: hệ thống thiết bị, phòng lab; đội ngũ chuyên gia; kỹ thuật được sử dụng;…
  • Thời gian thực hiện xét nghiệm và trả kết quả
  • Độ chính xác của xét nghiệm
  • Dịch vụ xét nghiệm ADN huyết thống mà bạn lựa chọn (mối quan hệ bà và cháu, chú và cháu, cô và cháu, bố và con,…)
Xét nghiệm ADN bằng tóc bao nhiêu tiền?
Liên hệ ngay để nhận thêm ưu đãi gói xét nghiệm ADN cha con bằng mẫu tóc.

Xét nghiệm ADN bằng tóc là gì?

Xét nghiệm ADN bằng tóc là quá trình phân tích hệ gen của hai hay nhiều đối tượng dựa trên mẫu tóc lấy trên cơ thể người nhằm xác định quan hệ huyết thống giữa hai hay nhiều đối tượng tham gia xét nghiệm ADN. Xét nghiệm ADN bằng tóc ngày nay đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người.

Xét nghiệm ADN bằng tóc là phương pháp được sử dụng phổ biến bởi sự thuận tiện đối với nhiều đối tượng, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt trong những trường hợp không thu được mẫu máu hay không thể thực hiện xét nghiệm ADN bằng niêm mạc miệng.

Xét nghiệm ADN bằng mẫu tóc
Xét nghiệm ADN bằng tóc dần trở nên phổ biến.

Xét nghiệm ADN bằng tóc có chính xác không?

Xét nghiệm ADN bằng tóc được khoa học chứng minh là cho kết quả chính xác lên đến hơn 99,99999%, tương tự như xét nghệm ADN bằng mẫu xương, mẫu máu, niêm mạc miệng, móng chân và móng tay.

Để lý giải cho điều này, cần phân tích cấu trúc của tóc. Mẫu tóc có thể phân tích được là tóc có chân, gốc tóc sau khi được nhổ ra sẽ có chân tóc có thể dính được và mang đầy đủ ADN của chủ thể. Ngoài ra việc dùng tóc có chân, móng tay, tế bào niêm mạc miệng là 3 loại mẫu dễ lấy và không tổn hại mà vẫn đảm bảo được tính chính xác như nhau.

cau-truc-soi-toc-khi-duoc-cat-lop-nguon-wiki-1.jpg
Phần được sử dụng xét nghiệm ADN thường là phần nang tóc.

Xét nghiệm ADN cần bao nhiêu sợi tóc?

Khi xét nghiệm ADN, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 7 đến 8 sợi tóc là đã đủ dùng cho phân tích. Tuy nhiên đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì cần khoảng 10 đến 15 sợi vì tóc của trẻ sơ sinh thường mảnh, chân tóc chưa dày, khiến việc phân tích khó khăn hơn. Chính vì thế, các chuyên gia cũng khuyến khích dùng các mẫu sinh phẩm khác đối với xét nghiệm ADN trẻ sơ sinh.

xét nghiệm adn bằng tóc
Chỉ cần sử dụng khoảng 7 đến 8 sợi tóc để xét nghiệm ADN.

Vì sao xét nghiệm ADN phải lấy mẫu tóc có chân?

Tóc được chia làm 2 phần riêng biệt : Phần gốc chân tóc (nang tóc) và phần thân tóc.

  • Gốc tóc là phần sẽ nằm bên dưới da đầu.
  • Phần thân tóc là những tế bào tóc đã già được đẩy ra ngoài trở thành tóc như chúng ta thấy.

Cấu trúc của gốc chân tóc

Chân tóc nằm sâu sau lớp da đầu, được bao bọc bởi nang tóc, là phần bầu nhỏ bao quanh chân tóc và có vai trò nuôi sống sợi tóc, giúp cho tóc dài ra. Theo các nghiên cứu và phân tích, có các dây thần kinh và mao mạch hướng tới nang tóc. Quá trình phân chia tế bào được diễn ra tại đây và các tế bào chết do đó bị đẩy ra ngoài, trở nên cứng hơn và tạo thành thân tóc.
Nang tóc là phần “sống” duy nhất trong cấu trúc sợi tóc nên khi nhổ tóc cả chân sẽ có cảm giác “bứt” khi tóc được nhổ hết chân. Vì là phần chứa nhiều tế bào sống nên có thể tiến hành xét nghiệm ADN qua mẫu tóc.

xét nghiệm adn mẫu tóc
Cấu tạo của phần chân gốc tóc

Cấu trúc của thân tóc

Phần thân tóc là phần mọc ra từ lớp da đầu, là chúng ta nhìn thấy hằng ngày. Thân tóc được cấu tạo bởi 3 lớp (lớp tuỷ, lớp lõi và lớp biểu bì). Bản chất của thân tóc không có sự phân chia tế bào, do đó mẫu tóc dùng để xét nghiệm ADN phải có cả phần chân tóc (nang tóc), nơi chứa các vật chất di truyền của ADN.

Thân tóc không có quá trình trao đổi chất với chủ thể, chính là những sợi tóc mà chúng ta thấy ở mỗi người nên việc cắt sợi tóc chúng ta không thấy cảm giác gì là vì vậy.

Như phân tích nêu trên, vì chân tóc có chứa ADN nên hoàn toàn có thể tiến hành xét nghiệm ADN bằng tóc. Theo các chuyên gia, tương tự như xét nghiệm ADN bằng các mẫu sinh phẩm khác như mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng hay mẫu móng tay, móng chân, xét nghiệm ADN bằng tóc có thể cho kết quả với độ chính xác gần như là tuyệt đối.

Vì sao xét nghiệm ADN phải lấy mẫu tóc có chân?
Không được bảo quản mẫu sinh phẩm trong túi nilon để tránh làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Quy trình thu mẫu tóc xét nghiệm ADN

Các bước Lưu ý
Bước 1: Điền tên và thông tin lên phong bì
  • Cần phân biệt rõ mẫu tóc của những người tham gia xét nghiệm khác nhau, tránh nhầm lẫn
Bước 2: Thu mẫu tóc có gốc cho xét nghiệm ADN

  • Dùng nhíp hoặc tay nhổ tóc nhẹ nhàng, từ tốn.
  • Tóc đạt chất lượng là tóc có cả chân tóc (phần màu trắng đục dưới chân tóc)
  • Sau khi nhổ tóc xong, bỏ ngay vào túi đựng đã ghi tên rõ ràng
  • Nên nhổ tóc ở đỉnh đầu vì chân tóc ở đó thường dày hơn và nhổ bớt đau hơn ở các vị trí khác.
  • Tóc đen, tóc bạc hay tóc nhuộm đều có giá trị xét nghiệm như nhau.
  • Các mẫu khác thuộc hệ lông trên cơ thể đều có thể dùng để xét nghiệm, ví dụ râu, lông nách, lông chân,…
Bước 3: Bảo quản

  • Cho túi đựng tóc vào từng phong bì, bảo quản ở nhiệt độ phòng
  • Chú ý cho đúng mẫu tóc vào đúng phong bì của người đó
  • Mẫu chân tóc tốt thì thời gian bảo quản tốt nhất là dưới 1 tháng để cho kết quả tốt nhất.
Bước 4: Gửi đến trung tâm xét nghiệm

  • Có thể gửi qua bưu điện, các dịch vụ chuyển phát hoặc trực tiếp mang đến trung tâm xét nghiệm
  • Kiểm tra kỹ để đảm bảo mẫu tóc mang đi xét nghiệm phải có phần chân tóc

Quy trình thu mẫu tóc xét nghiệm ADN hết sức đơn giản, do đó người tham gia xét nghiệm có thể tự thu mẫu tại nhà. Tuy nhiên, để quá trình xét nghiệm diễn ra được thuận lợi nhất, cần tiến hành thu mẫu theo quy trình và những lưu ý nêu trên.

lay-mau-xet-nghiem-adn
Lấy mẫu tóc gồm cả chân tóc, tóc bạc tóc sâu vẫn được

Ưu và nhược điểm của xét nghiệm ADN bằng tóc

Dưới đây là các ưu và nhược điểm của xét nghiệm ADN bằng tóc:

Ưu điểm:

  • Quá trình thu mẫu tóc rất dễ dàng nên người tham gia xét nghiệm có thể tự thu mẫu tại nhà.
  • Xét nghiệm ADN qua mẫu tóc cho kết quả chính xác gần như tuyệt đối.
  • Độ bảo mật cao vì có thể bí mật thu mẫu nếu có sự nghi ngờ
xét nghiệm adn mẫu tóc
Xét nghiệm ADN bằng mẫu tóc có độ bảo mật cao

Nhược điểm:

  • Xét nghiệm ADN mẫu tóc thường cho kết quả lâu hơn.
  • Chi phí xét nghiệm ADN bằng tóc thường cao hơn so với các loại mẫu sinh phẩm khác.
  • Kết quả xét nghiệm ADN bằng tóc thường không được ưu tiên trong các thủ tục pháp lý bằng các mẫu sinh phẩm khác như máu hoặc tế bào niêm mạc miệng.
xét nghiệm adn bằng tóc
Xét nghiệm ADN bằng tóc không được ưu tiên trong xét nghiệm ADN hành chính

Một số lưu ý khi xét nghiệm ADN bằng tóc

Để quá trình thu mẫu và phân tích được diễn ra thuận lợi nhất, cần lưu ý một số điều sau:

  • Như phân tích ở trên, tóc mang đi xét nghiệm cần phải có cả phần gốc, vì thế không nên dùng tóc gãy rụng để làm xét nghiệm
  • Xét nghiệm ADN bằng tóc được khuyến khích cho các đối tượng như trẻ em từ 3 tuổi trở lên, người ở xa không tiện đi lại trong quá trình xét nghiệm, người cần xét nghiệm bí mật.
  • Trẻ sơ sinh hoặc những người có chân tóc mảnh cần sử dụng nhiều sợi tóc hơn, nên nhổ khoảng 10 sợi, hoặc ưu tiên sử dụng mẫu sinh phẩm khác như cuống rốn, máu hoặc mẫu tế bào niêm mạc miệng.
Xét nghiệm ADN qua mẫu tóc
Người tóc mảnh cần sử dụng nhiều sợi tóc hơn

Trên đây là những thông tin cơ bản về xét nghiệm ADN bằng tóc. Hy vọng quý bạn có thêm những hiểu biết về xét nghiệm ADN bằng tóc, chi phí, độ chính xác và cách lấy mẫu. Nếu có bất kì thắc mắc nào, quý bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới để được chuyên trang giải đáp nhé.

3/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

lay-mau-xet-nghiem-bang-mong-tay
Chi Phí Xét Nghiệm ADN Bằng Móng Tay, Độ Chính Xác Tuyệt Đối

Xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không? Theo các nghiên cứu hiện nay, xét nghiệm ADN bằng móng tay cho ra kết...

xét nghiệm máu
Xét Nghiệm Máu: Chi Phí, Phân Loại, Chỉ Số, Phạm Vi Xét Nghiệm

Xét nghiệm máu là việc phân tích mẫu máu trong cơ thể nhằm đo lường và xác định định lượng, chỉ số các thành phần...

Chi Phí Xét Nghiệm ADN Xâm Lấn, Mức Độ An Toàn (Tư Vấn A-Z)

Có 2 phương pháp xét nghiệm ADN xâm lấn là chọc ối và sinh thiết gai nhau ở thai phụ. Đây là 2 phương pháp...

ba-bau-tro-chuyen-hanh-phuc-voi-nhan-vien-y-te-genplus
Xét Nghiệm ADN Thai Nhi Từ Tuần Thứ 7 Có An Toàn Không?

Xét nghiệm ADN thai nhi từ tuần thứ 7 có an toàn, không gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nếu thực hiện phương...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email