Nhỏ Máu Nhận Thân Hay Xét Nghiệm ADN Chính Xác Hơn ?
Nhỏ máu nhận thân hay xét nghiệm ADN chính xác hơn? Chắc chắn, xét nghiệm ADN có độ chính xác cao hơn rất nhiều so với phương pháp nhỏ máu nhận thân xưa kia của người Trung Quốc. Dựa trên cơ sở khoa học, các chuyên gia đã chứng minh được độ chính xác cao của xét nghiệm ADN và chỉ ra những sai lầm của phương pháp nhỏ máu nhận thân. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Nhỏ máu nhận thân hay xét nghiệm ADN chính xác hơn?
Dựa trên cơ sở khoa học, có thể khẳng định rằng xét nghiệm ADN chắc chắn cho ra kết quả chính xác hơn nhỏ máu nhận thân nhiều lần.
Nhỏ máu nhận thân là một phương pháp kiểm tra quan hệ huyết thống từ xa xưa, được ứng dụng đầu tiên tại Trung Quốc. Sau này, khoa học ngày càng phát triển, phương pháp này đã được chứng minh là không đáng tin cậy, đòi hỏi cần có phương pháp mới thay thế.
Mãi sau này, khi các nhà khoa học nghiên cứu về ADN, họ phát hiện ra sự đặc biệt trong ADN của mỗi người và quy luật hình thành, chức năng và cấu tạo của ADN. Từ đó, phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống bằng xét nghiệm ADN đã trở thành một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực di truyền học.
Xét nghiệm ADN dần trở nên phổ biến bởi độ chính xác cao (lên đến hơn 99,99%) và tính ứng dụng đa dạng của nó trong y học.
Tại sao xét nghiệm ADN chính xác hơn nhỏ máu nhận thân?
Cùng phân tích cả hai phương pháp để lý giải tại sao mà xét nghiệm ADN lại chính xác hơn phương pháp nhỏ máu nhận thân.
Nhỏ máu nhận thân
Với phương pháp “tích huyết” (nhỏ máu vào thau nước), về bản chất, nhỏ máu nhận thân dựa vào đặc điểm của nhóm máu để đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống. Nhỏ máu nhận thân là một trong những cách kiểm tra huyết thống thời xưa, hoàn toàn dựa vào quan sát nên không tránh khỏi những tác động của môi trường xung quanh, cũng như khả năng quan sát của con người.
Người ta cho rằng khi nhỏ hai giọt máu của hai người vào một thau nước, nếu chúng hòa trộn với nhau thì 2 người có mối quan hệ huyết thống. Ngược lại, nếu hai giọt máu này không hòa lại với nhau được thì hai người hoàn toàn xa lạ, không có quan hệ huyết thống.
Trên cơ sở khoa học. phương pháp này cũng một phần có lý bởi nhóm máu giống nhau có thể hòa vào với nhau. Trong khi đó, nếu hai nhóm máu khác nhau thì chúng không thể hòa vào làm một được. Điều này có thể suy ra rằng bất cứ hai người có chung nhóm máu sẽ có quan hệ huyết thống. Và ngược lại, nếu hai người không có chung nhóm máu chắc chắn là người xa lạ.
Đây là một sai lầm nghiêm trọng quá khứ và sau này đã được làm sáng tỏ. Mặc dù không thể phủ nhận rằng đây là một phương pháp cũng có phần nào dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm đúc kết, song tỉ lệ chính xác không cao.
Trên thực tế, những người có chung nhóm máu chưa chắc đã có quan hệ huyết thống, và những người có quan hệ huyết thống chưa chắc đã có chung nhóm máu. Điều này chứng tỏ nhóm máu không thể là một căn cứ tin cậy để có thể đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống.
Với phương pháp “tích cốt” (nhỏ máu vào xương), người ta xác định huyết thống bằng cách nhỏ máu vào mẫu xương người. Nếu như máu thấm vào xương thì hai người có quan hệ thân nhân. Ngược lại, nếu máu không thấm thì giữa hai người không có huyết thống.
Đây là phương pháp hoàn toàn không có cơ sở khoa học, bởi máu có thấm vào xương hay không phụ thuộc vào độ xốp và khô của xương. Như vậy, những mẫu xương lâu ngày thường dễ dàng thấm máu hơn, bất kể loại máu nào cũng có thể thẩm thấu, không thể chứng minh được mối quan hệ về huyết thống.
Do đó, “tích cốt” cũng không phải là phương pháp nhỏ máu nhận thân dùng để xác định quan hệ huyết thống một cách thuyết phục và có cơ sở khoa học.
Xét nghiệm ADN
Trong khi đó, xét nghiệm ADN dùng các vật liệu di truyền có trong tế bào để phân tích, so sánh đối chiếu giữa những người tham gia xét nghiệm để đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống. ADN của mỗi người trên trái đất này là khác nhau, song nó có ghi lại dấu hiệu di truyền qua các thế hệ.
Dựa vào phân tích sự tương đồng của cấu trúc ADN giữa hai hay nhiều người, các chuyến gia có thể đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống với độ chính xác lên đến hơn 99,99%. Kết quả này hoàn toàn đáng tin cậy vì xét nghiệm ADN không chỉ dùng trong các vấn đề dân sự như xét nghiệm ADN giải tỏa nghi ngờ mà còn được vận dụng trong việc làm thủ tục pháp lý, trong công tác pháp y, điều tra hình sự.
Có thể nói xét nghiệm ADN đang là phương pháp hiện đại nhất, nhanh chóng và chính xác nhất hiện nay. Xét nghiệm ADN được chứng minh là có thể được thực hiện lên đến 25 đời, dựa vào dấu hiệu di truyền ADN nhân hoặc ADN nhiễm sắc thể trong 23 cặp nhiễm sắc thể mà con cái thừa hưởng từ cha mẹ.
Hơn nữa, độ chính xác của xét nghiệm ADN rất ổn định, không có sự khác biệt quá nhiều giữa các loại mẫu sinh phẩm dùng xét nghiệm. Các loại mẫu xét nghiệm ADN có thể được dùng là máu, tế bào niêm mạc miệng (có trong nước bọt), mẫu móng tay chân hoặc mẫu tóc, cùng các loại mẫu vật khác có chứa các tế bào của cơ thể.
Xét nghiệm ADN còn được thực hiện với mẫu xương cơ thể của người đã mất, tuy có phức tạp hơn các xét nghiệm thông thường nhưng vẫn đảm bảo cho ra kết quả chính xác cao.
Như vậy, bi viết đã giúp giải đáp câu hỏi nhỏ máu nhận thân có chính xác không. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng quên để lại 5 sao để chuyên trang có thêm động lực trả lời những thắc mắc bạn nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!