Làm Xét Nghiệm Double Test Có Cần Nhịn Ăn Không?

Giải đáp thắc mắc của nhiều mẹ bầu về vấn đề xét nghiệm Double test có cần nhịn ăn, bác sĩ trả lời không cần thiết. Sàng lọc trước sinh này còn có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày, kết quả không bị ảnh hưởng bởi thời gian lấy máu.Tham khảo chi tiết trong bài viết sau nhé!

xét nghiệm Double test có cần nhịn ăn
Xét nghiệm Double test không cần mẹ bầu phải nhịn ăn

Làm xét nghiệm Double test có cần nhịn ăn không?

Trước khi làm xét nghiệm Double test mẹ bầu không cần phải nhịn ăn và cũng không cần thêm điều kiện bắt buộc nào khác.

Double test là một xét nghiệm sinh hóa với mẫu phân tích là máu của mẹ bầu được rút ra ở đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, sàng lọc trước sinh này khác với các xét nghiệm máu thông thường khác, trước khi thực hiện không yêu cầu mẹ bầu phải nhị ăn.

Lý giải nguyên nhân này, chuyên gia giải thích: Bản chất của xét nghiệm Double test là đo dạc và định lượng nồng độ 2 chất  β-hCG và PAPP-A được tiết ra từ nhau thai của em bé, lẫn trong máu thai phụ. Và 2 chất này đều là những chỉ số sinh hóa tự nhiên trong máu.

Việc mẹ bầu ăn uống trước khi xét nghiệm không gây ảnh hưởng đến 2 chất hóa sinh trên. Dinh dưỡng trong thức ăn không tác động tới kết quả xét nghiệm máu của Double test nên mẹ bầu không cần phải nhịn ăn. Đây chính là giải đáp đầy đủ của bác sĩ cho thắc mắc xét nghiệm Double test có cần nhịn ăn không?

Làm xét nghiệm Double test có cần nhịn ăn không?
Trước khi làm xét nghiệm Double test mẹ bầu không cần nhịn ăn và không cần thêm điều kiện bắt buộc nào

Ngoài ra, xét nghiệm Double test cũng không bị phụ thuộc vào thời gian lấy máu của mẹ bầu. Vì vậy mẹ bầu có thể tiến hành sàng lọc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày khi đã sắp xếp được công việc và thời gian. Không nhất thiết phải thực hiện và buổi sáng.

Mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái và thực hiện xét nghiệm ở bất cứ thời gian nào trong ngày cũng được. Chú ý trước khi xét nghiệm cần thời gian để siêu âm thai, theo dõi hình thái, phát triển của em bé trước để xác định tuần tuổi của thai nhi. Biết chính xác được tuổi thai giúp xét nghiệm Double test đạt được kết quả chính xác nhất.

Sàng lọc trước sinh Double test là một trong những xét nghiệm được mẹ bầu tin dùng nhất hiện nay. Mẫu xét nghiệm chỉ là 1 lượng nhỏ máu của mẹ bầu được rút ra từ tĩnh mạch. Do đó không ảnh hưởng đến thai nhi, không gây đau cho mẹ bầu nên an toàn tuyệt đối cho mẹ và bé.

Ngoài ăn uống, thắc mắc về kết quả Double test có chính xác không cũng được nhiều mẹ bầu quan tâm. Hiện nay xét nghiệm này chỉ ghi nhận kết quả chính xác cao nhất là 90%, tỷ lệ dương tính giả có thể lên đến 10 – 20%. Vì vậy, tuy an toàn cho mẹ bầu và thai nhi nhưng đây chưa phải là một xét nghiệm chính xác và tốt nhất!

Sàng lọc trước sinh Double test
Sàng lọc trước sinh Double test là một trong những xét nghiệm được mẹ bầu tin dùng nhất hiện nay

Lưu ý dinh dưỡng cho mẹ bầu trước và sau xét nghiệm Double test

Kết quả Double test không liên quan đến lượng thức ăn mẹ bầu nạp vào cơ thể và bác sĩ vẫn khuyên mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ trước khi thực hiện xét nghiệm. Cung cấp dinh dưỡng trước khi lấy máu để hạn chế tối đa tình trạng tụt huyết áp sau xét nghiệm ở thai phụ.

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng ở mẹ bầu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây dị tật thai nhi. Vì vậy mà chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ bầu giúp thai kỳ khoẻ mạnh:

  • Bổ sung các thực phẩm nhiều sắt: Xét nghiệm Double cần từ 5 – 7ml máu của mẹ bầu. Vì vậy sau sàng lọc mẹ bầu nên bổ sung nhiều hơn các thực phẩm nhiều sắt để bù lại lượng máu đã mất. Một số thực phẩm giàu sắt mẹ có thể tham khảo như: Thịt bò, lòng đỏ trứng gà, chuối, bí đỏ, các loại hạt…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Mẹ bầu cần duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để thải độc, thanh lọc cơ thể cũng như đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể.
  • Bổ sung nhiều hơn rau xanh, quả mọng: Nguồn thực phẩm này cung cấp rất nhiều vitamin và chất xơ cần thiết cho sức khoẻ của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Ưu tiên chọn sản phẩm ít đường hoặc không đường, sữa hạt tự nhiên… trong thành phần có chứa nhiều canxi và vitamin D rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Protein: Dưỡng chất này rất tốt cho mẹ bầu, cần được bổ sung nhiều hơn trong cả thai kỳ. Chúng được tìm thấy nhiều trong trứng, thịt nạc và hải sản…
  • Tránh xa các chất kích thích: Mẹ bầu trong suốt thai kỳ cần tránh xa các chất kích thích độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đế sự phát triển của thai nhi như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
  • Cẩn trọng khi dùng thuốc: Việc dùng thuốc trong thai kỳ rất nhạy cảm. Mẹ bầu trước khi dùng bất cứ loại nào đều cần có sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến quá trình xét nghiệm Double test. Mẹ cần thông báo trước với các bác sĩ về loại thuốc mình đang dùng để nhận được tư vấn phù hợp.
Lưu ý dinh dưỡng cho mẹ bầu trước và sau xét nghiệm Double test
Cung cấp dinh dưỡng trước khi lấy máu để hạn chế tối đa tình trạng tụt huyết áp sau xét nghiệm

Không làm xét nghiệm Double test có sao không? Double test là một trong những sàng lọc trước sinh quan trọng với mẹ bầu tuy nhiên đây không phải là một xét nghiệm chẩn đoán. Double test chỉ giúp phát hiện các chỉ số bất thường để bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị tật thai nhi mà thôi.

Vì vậy, nếu kết quả Double test dương tính cũng không thể chắc chắn được 100 % thai nhi bị dị tật hoặc ngược lại kết quả âm tính cũng không thể giúp kết luận thai nhi hoàn toàn khoẻ mạnh. Nếu double test cho kết quả dương tính, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ bầu thực hiện thêm một số phương pháp khác có tỷ lệ chính xác cao hơn như xét nghiệm NIPT, hiện nay cho kết quả chính xác lên đến hơn 99%.

Trong trường hợp âm tính, mẹ bầu cần chú ý giữ gìn sức khoẻ. Nhớ kỹ lịch hẹn siêu âm, khám thai định kỳ và thực hiện đầy đủ sàng lọc trước sinh Triple test ở giai đoạn tiếp theo của thai kỳ để chắc chắn hơn về sức khoẻ của thai nhi.

xét nghiệm Double test có cần nhịn ăn
Double test chỉ giúp phát hiện các chỉ số bất thường để bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị tật thai nhi

Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc xét nghiệm Double test có cần nhịn ăn không? Không cần và mẹ bầu hãy cung cấp đủ dinh dưỡng để hạn chế tối đa tình trạng tụt huyết áp sau xét nghiệm. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khoẻ mạnh, bình an đón con yêu chào đời. Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu cần được tư vấn, giải đáp thêm nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

dương tính
Kết quả xét nghiệm dương tính là gì? Độ chính xác bao nhiêu?

Khi có kết quả xét nghiệm dương tính thì điều này đồng nghĩa rằng cơ thể bạn đang có mầm bệnh trong người, có nguy...

Xét Nghiệm NIPT Giá Bao Nhiêu? Có Mấy Gói Dịch Vụ?

Chi phí xét nghiệm NIPT hiện nay vô cùng đa dạng với nhiều gói dịch vụ. Tùy thuộc vào nhu cầu của mẹ mà hiện...

Chọc Nước Ối Xét Nghiệm Bệnh Down: Thời điểm, Độ chính xác

Hội chứng Down là một trong những hội chứng mà nhiều thai nhi mắc phải, hiện nay có rất nhiều phương pháp sàng lọc dị...

giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật
Thai Nhi Dễ Bị Mắc Dị Tật Trong Giai Đoạn Nào? Tư vấn A-Z

Thai nhi dễ bị dị tật nhất ở giai đoạn đầu của thai kỳ là câu trả lời từ chuyên gia khi giải đáp thắc...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email