Xét Nghiệm HPV Bằng Cách Nào? Quy Trình Thực Hiện Ra Sao?

Xét nghiệm HPV được các chuyên gia đánh giá là phương pháp để phát hiện ra virus HPV và các bệnh do virus gây ra sớm nhất để kịp thời chữa trị. Tuy nhiên xét nghiệm HPV bằng cách nào để hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Bất cứ phương pháp xét nghiệm nào cũng có những chức năng riêng, tùy thuộc vào nhu cầu mỗi người. Để hiểu rõ hơn về các cách xét nghiệm HPV, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

xét nghiệm hpv
Để xét nghiệm HPV có nhiều cách khác nhau

Xét nghiệm HPV bằng cách nào?

Xét nghiệm HPV bằng cách nào để phù hợp với bản thân, đạt hiệu quả cao là câu hỏi chung của không ít các chị em muốn tìm hiểu về xét nghiệm HPV. Tuy nhiên, sẽ tùy thuộc vào nhu cầu, thể trạng của từng người mà các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp xét nghiệm khác nhau.

Xét nghiệm HPV bằng cách nào?
Tùy thuộc vào cơ địa, nhu cầu của từng người bác sĩ sẽ chọn ra phương pháp xét nghiệm phù hợp

Dưới đây là hai phương pháp xét nghiệm được ứng dụng nhiều nhất hiện nay trong việc sàng lọc virus có trong cơ thể là: xét nghiệm PAP và HPV

Xét nghiệm bằng phương pháp Pap – Smear

Đây là một phương pháp xét nghiệm tế bào được áp dụng khá phổ biến ngày nay, được nhiều chị em lựa chọn. Khi xét nghiệm Pap, mọi người sẽ được lấy mẫu tế bào trong biểu mô cổ tử cung để tiến hành xét nghiệm có phải tế bào lạ không.

Xét nghiệm bằng phương pháp Pap - Smear
Phương pháp xét nghiệm Pap-Smear

Để tiến hành xét nghiệm Pap, các chị em sẽ được thực hiện theo quy trình:

  • Bước 1: Người nữ nằm ngửa lên, người thả lỏng, hai đầu khối gập lên, cong lại trên bàn khám phụ khoa được đặt trong phòng lấy mẫu riêng của phụ nữ.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ đặt mỏ vịt vào vùng bên trong âm đạo với mục đích mở rộng thành âm đạo hơn.
  • Bước 3: Bác sĩ dùng dụng cụ lấy mẫu, nhẹ nhàng đưa vào bên trong âm đạo để lấy mẫu tế bào của cổ tử cung.
  • Bước 4: Mẫu tế bào được đựng trong ống đựng tế bào, mang tới phòng xét nghiệm rồi tiến hành xét nghiệm.

Xét nghiệm Pap cần phải thực hiện thường xuyên, theo định kỳ vì nó chỉ có thể chẩn đoán được khả năng gây bệnh trong thời gian ngắn, và sự chênh lệch về kết quả là vẫn có thể xảy ra trong quá trình xét nghiệm. Vì vậy để đảm bảo, cần xét nghiệm Pap lặp lại theo định kỳ.

Xét nghiệm bằng phương pháp xét nghiệm HPV

Khác với phương pháp xét nghiệm Pap thì xét nghiệm HPV chủ yếu để sàng lọc xem bên trong cơ thể có chứa virus HPV hay không, chủng virus là chủng nào. Tuy không chuyên về xét nghiệm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung như xét nghiệm Pap nhưng xét nghiệm HPV vẫn có khả năng đo lường tỷ lệ ung thư cổ tử cung do virus gây nên là bao nhiêu.

Xét nghiệm bằng phương pháp xét nghiệm HPV
Xét nghiệm virus HPV có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để nhận biết virus

Xét nghiệm HPV có rất nhiều cách để xác định virus có bên trong cơ thể. Tùy thuộc vào mục đích, cơ thể, triệu chứng của từng người, bác sĩ sẽ có những phương pháp xác định khác nhau:

  • Xét nghiệm bằng mẫu vật: Lấy mẫu tế bào có trong nốt sùi của bệnh nhân có triệu chứng để kiểm tra lượng virus.
  • Xét nghiệm bằng máu: Là sử dụng máu của người bệnh, sau đó xét nghiệm lượng virus.
  • Xét nghiệm bằng axit acetic: Là các bác sĩ sẽ nhỏ axit acetic có nồng độ vừa phải vào các nốt sùi để, kiểm tra màu sắc thay đổi sau đó để xác định có nhiễm HPV hay không.
  • Xét nghiệm bằng tế bào: Là phương pháp bác sĩ sẽ lấy tế bào có trong cổ tử cung, đưa vào máy xét nghiệm xác định lượng virus.
  • Xét nghiệm Cobas – test: Là bác sĩ sẽ lấy các tế bào chết trong cổ tử cung để tiến hành xét nghiệm.
  • Xét nghiệm HPV – PCR: Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất với các trường hợp xét nghiệm virus HPV vì nó có mức độ chính xác cao.

Xét nghiệm HPV để làm gì?

Tiến hành xét nghiệm HPV để có thể rà soát, phát hiện ra lượng virus có trong cơ thể con người. Qua đó có thể nhận biết được tỷ lệ nhiễm phải các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư các bộ phận sinh dục, mụn cóc, u nhú, sùi mào gà do virus HPV gây ra là bao nhiêu.

Theo như các chuyên gia, hầu hết các chủng virus HPV đều không xuất hiện triệu chứng. Có chủng tự biến mất sau một thời gian, có chủng âm thầm ủ bệnh rồi mới phát bệnh, xuất hiện triệu chứng. Vì vậy, xét nghiệm là biện pháp thiết thực cần được thực hiện thường xuyên để nắm bắt được tình trạng sức khỏe bản thân.

Xét nghiệm HPV để làm gì?
Xét nghiệm HPV rất cần thiết đối với mỗi cá nhân để nắm được tình trạng sức khỏe

Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp sau khi nhiễm virus HPV, mắc các bệnh nguy hiểm nhưng không có triệu chứng, thậm chí có triệu chứng nhẹ nhưng vẫn chủ quan không đi xét nghiệm. Tới khi bệnh tới giai đoạn cuối mới phát hiện ra, khi đó việc chữa trị thành công chiếm tỷ lệ rất ít.

Ngoài sàng lọc được lượng virus có trong cơ thể, xét nghiệm HPV còn xác định được chủng virus trong cơ thể là chủng gì, có nằm trong 12 type HPV nguy cơ cao hay không để có biện pháp điều trị thích hợp.

Tuy tới thời điểm này chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh ung thư, nhưng những người phát hiện bệnh sớm, có phác đồ kết hợp các phương pháp điều trị lại với nhau, phù hợp với thể trạng người bệnh thì cũng có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u có trong người.

hpv
Xét nghiệm HPV có thể nhận biết được chủng virus mà cơ thể đang nhiễm phải

Bất kể ai cũng nên được xét nghiệm HPV vì virus HPV có thể xâm nhập vào tất cả các cơ thể. Tuy nhiên, những người sau đây là những đối tượng đặc biệt, cần xét nghiệm HPV:

  • Đối tượng xuất hiện những dấu hiệu lạ trong cơ thể
  • Phụ nữ từ ngoài 30 tuổi
  • Người có người nhà tiền sử mắc ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung
  • Những người quan hệ tình dục không an toàn
  • Phát hiện đối tượng quan hệ tình dục cùng mắc phải bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục.

Lưu ý cần biết sau khi xét nghiệm HPV

Sau khi tiên hành xét nghiệm HPV, khi được trả kết quả có thể một số người bị nhầm lẫn kết quả xét nghiệm do một số yếu tố khách quan nên có trường hợp nhận âm tính giả, xét nghiệm HPV âm tính nhưng vẫn bị sùi mào gà hoặc dương tính giả. Mặc dù những người gặp phải trường hợp như vậy là rất ít, tuy nhiên việc nhận được kết quả sai có thể khiến người bệnh chủ quan hoặc lo sợ, hoảng loạn.

Lưu ý cần biết sau khi xét nghiệm HPV
Cần lưu ý một số vấn đề khi tiến hành xét nghiệm virus HPV

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, cần giữ thái độ bình tĩnh, không quá kích động hay chủ quan với kết quả. Tự nhận định những dấu hiệu mà bản thân mắc phải để đánh giá kết quả xét nghiệm đúng hay sai.

Nếu như có kết quả HPV âm tính cần phải

  • Tiêm phòng vaccine HPV luôn nếu như chưa tiêm
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
  • Khám sàng lọc định kỳ thường xuyên

Nếu như có kết quả dương tính cần phải

  • Giữ thái độ bình tĩnh
  • Nghe theo chỉ định của bác sĩ làm thêm một số xét nghiệm khác
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết vào bên trong cơ thể.

Virus HPV là chủng xâm nhập rất nhanh vào trong cơ thể con người, vì vậy cần đảm bảo xét nghiệm HPV để sàng lọc lượng virus trong người. Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ lựa chọn được xét nghiệm bằng cách nào để đạt hiệu quả cao. Chúc bạn và gia đình luôn giữ gìn được sức khỏe tốt.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải Đáp: Nhiễm HPV 58 Có Nguy Hiểm Không? Gây Ra Bệnh Gì?

Virus HPV 58 là chủng virus cùng nhóm với HPV 16, HPV 18, HPV 52 nên được đánh giá ở mức nguy hiểm. HPV 58...

Giải Đáp: Đã Quan Hệ Có Tiêm HPV Được Không?

Giải đáp thắc mắc đã quan hệ có tiêm HPV được không: HPV vaccine là loại vaccine được đánh giá là hiệu quả nhất trong...

Những lưu ý bạn cần biết khi tiêm phòng HPV (tư vấn A-Z)

Tiêm phòng vaccine HPV là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất hiện nay. Mặc dù vaccine...

Bị HPV Ở Bộ Phận Sinh Dục: Dấu hiệu, Cách Chữa, Điều Cần Biết

HPV sinh dục là một trong những biến chứng nguy hiểm mà virus HPV để lại trong cơ thể con người. Chúng gây ra những...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email