So sánh xét nghiệm PAP và HPV: Công dụng, thời gian thực hiện

Xét nghiệm Pap và HPV là hai phương pháp tuy có thể phát hiện ra virus HPV nhưng với mỗi phương pháp lại có riêng từng chức năng, nhiệm vụ. Vì vậy không thể coi hai biện pháp là một và chúng không thể thay thế lẫn cho nhau. Để hiểu rõ hơn sự khác nhau về công dụng, thời gian thực hiện của cả hai phương pháp, mời bạn theo dõi nội dung dưới đây. 

xét nghiệm pap và hpv
Xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV là hai phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay

Xét nghiệm PAP và HPV giống nhau ở chỗ nào

Xét nghiệm PAP và HPV đều là hai phương pháp phổ biến nhất hiện nay được nhiều người tin tưởng sử dụng để tiến hành xét nghiệm HPV. Với cả hai phương pháp này khi trả kết quả đều sẽ nhận biết được bên trong cơ thể có chứa virus HPV hay không.

Xét nghiệm PAP và HPV giống nhau ở chỗ nào
Xét nghiệm PAP và HPV đều có thể kiểm tra virus HPV có trong cơ thể hay không

Cả hai phương pháp đều lấy tế bào mẫu trong cơ thể người để tiến hành xét nghiệm virus HPV. Đối với một số trường hợp có thể áp dụng đồng thời hai phương pháp này với nhau để có được kết quả xét nghiệm chính xác hơn.

Sự khác nhau giữa xét nghiệm PAP và HPV

Mặc dù cùng là các phương pháp xét nghiệm virus HPV, tầm soát ung thư cổ tử cung nhưng cả hai phương pháp PAP và HPV PCR có những đặc điểm riêng biệt, không thể thay thế cho nhau.

Sự khác nhau giữa xét nghiệm PAP và HPV
Xét nghiệm PAP và HPV có mục đích xét nghiệm chính khác nhau

Xét nghiệm PAP

Xét nghiệm PAP hay còn có tên gọi khác là phương pháp phết tế bào cổ tử cung. Phương pháp này có thể nhận thấy những tế bào lạ trong cổ tử cung nữ giới. Trước đây, xét nghiệm PAP được đánh giá là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất. Tới thời điểm hiện tại có nhiều phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung mới ra đời, có nhiều ưu điểm hơn nhưng PAP vẫn giữ vững vị trí, là một trong hai phương pháp được áp dụng tầm soát ung thư nhiều nhất.

Công dụng chính của xét nghiệm PAP là tìm kiếm những tế bào bất thường có nguy cơ chuyển thành ung thư trong cổ tử cung của nữ giới, từ đó có thể đưa ra những phác đồ điều trị thích hợp để chữa trị. Bên cạnh phát hiện tế bào lạ, xét nghiệm PAP còn phát hiện những thay đổi bất thường của tế bào tiền ung thư, tân sản trong biểu mô cổ tử cung, phát hiện những tổn thương trong biểu mô và mụn cóc xuất hiện trong cổ tử cung.

Độ chính xác của phương pháp xét nghiệm PAP được đánh giá lên tới 80-90%, được khuyến cáo nên áp dụng với phụ nữ từ 21 tuổi trở lên. Tùy thuộc vào cơ sở y tế xét nghiệm có uy tín hay không, bác sĩ lấy tế bào có kinh nghiệm không. Sau khi có kết quả bất thường của xét nghiệm PAP,  bệnh nhân sẽ được tiến hành sinh thiết cổ tử cung để kiểm tra tế bào lạ có chính xác là tế bào ung thư không.

Quy trình xét nghiệm PAP:

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm lên bàn nằm với tư thế thoải mái, dạng hai chân lên song song với người.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để quan sát sâu bên trong cổ tửu cung và vùng âm đạo.
  • Bước 3: Bác sĩ sử dụng bàn chải, xoay nhẹ trong ống cổ tử cung để lấy tế bào xét nghiệm.
  • Bước 4: Tế bào sau khi thu được sẽ được đựng trong ống lưu trữ, gửi tới phòng xét nghiệm để quan sát và đánh giá dưới kính hiển vi
Xét nghiệm PAP
Quy trình xét nghiệm PAP

Một lưu ý nhỏ trước 2 ngày bắt đầu xét nghiệm PAP các chị em không nên thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, không sử dụng thuốc đặt, không bôi kem, không dùng hóa chất để làm sạch âm đạo. Không nên quan hệ tình dục trước 1 ngày khi bắt đầu xét nghiệm và không nên xét nghiệm trong khi kỳ kinh nguyệt đang diễn ra. Những việc trên có thể sẽ khiến âm đạo bị biến đổi, dẫn tới tế bào sau khi bác sĩ lấy không được chính xác nên tỷ lệ chính xác của kết quả xét nghiệm PAP ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Xét nghiệm PAP chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng 15 phút là bác sĩ đã có thể lấy xong tế bào mẫu để mang đi xét nghiệm. Sau ngày xét nghiệm từ 1-2 tuần, đã có thể nhận được kết quả xét nghiệm chính xác, nếu như kết quả bất thường sẽ cần tiến hành một số xét nghiệm khác, kết quả bình thường chứng tỏ bản thân bạn đã được an toàn.

Xét nghiệm HPV

Cùng nhận biết virus HPV nhưng xét nghiệm HPV có mục đích chính là kiểm tra virus HPV có trong cơ thể, tỷ lệ tầm soát ung thư cổ tử cung là rất thấp. Đây được đánh giá là biện pháp hữu hiệu nhất thời điểm hiện tại khi muốn xét nghiệm HPV.

Xét nghiệm HPV có mục đích chính là xác định HPV nên trong quá trình xét nghiệm, có thể biết được lượng virus có trong cơ thể và chủng virus mắc phải là gì, có thuộc 12 type HPV hay không. Việc phát hiện chủng virus trong cơ thể cũng vô cùng quan trọng, có thể nhận biết được bản thân có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung là bao nhiêu.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, nên xét nghiệm HPV cho những đối tượng ngoài 30 tuổi, phương pháp này còn có thể xét nghiệm HPV ở nam giới đây là một việc thiết yếu cần làm để có cơ hội nhận biết bản thân có nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung hay không.

Quy trình xét nghiệm của HPV cũng tương đối giống với xét nghiệm PAP

  • Bước 1: Bác sĩ cho bệnh nhân nằm lên giường khám phụ khoa
  • Bước 2: Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để mở rộng âm đạo ra
  • Bước 3: Bác sĩ sử dụng công cụ chuyên dụng để lấy mẫu tế bào vùng cổ tử cung
  • Bước 4: Sau khi lấy xong, tế bào sẽ được đựng riêng trong ống nghiệm, đưa tới phòng xét nghiệm, quan sát dưới kính hiển vi và đưa vào máy phân tích kết quả
Xét nghiệm HPV
Quy trình thực hiện xét nghiệm HPV

Trước khi tiến hành xét nghiệm HPV, bệnh nhân nên căn thời gian cách kỳ kinh nguyệt khoảng 3-5 ngày, tránh xét nghiệm HPV khi đang hành kinh. Không quan hệ tình dục trước xét nghiệm 2 ngày. Không sử dụng tampon, kem âm đạo, màng, thạch trước khi tiến hành xét nghiệm 2 ngày để vùng âm đạo giữ được trạng thái bình thường nhất.

Quá trình lấy mẫu vô cùng nhanh chóng, không gây đau, khó chịu cho người bệnh nên bạn không cần quá lo lắng trước khi xét nghiệm. Khoảng 1 tuần sau khi xét nghiệm, nếu như thuận lợi bạn sẽ nhận được kết quả chính xác.

Có nên xét nghiệm đồng thời cả PAP và HPV không?

Một số chị em phụ nữ muốn đảm bảo kết quả chính xác nhất có thắc mắc chung có nên kết hợp cả hai phương pháp này lại hay không? Theo các chuyên gia, nếu như có đủ điều kiện thì nên kết hợp cả hai phương pháp với trường hợp xét nghiệm đầu có vấn đề.

Thông thường với những chị em có nhu cầu xét nghiệm cả 2 phương pháp sẽ được tiến hành xét nghiệm PAP trước. Nếu như kết quả xét nghiệm PAP không có vấn đề gì nghiêm trọng thì không cần thiết cần phải xét nghiệm HPV. Tuy nhiên, với những trường hợp kết quả xét nghiệm PAP bất thường thì sẽ tiến hành đến xét nghiệm HPV để kiểm tra lượng và chủng virus HPV mà cơ thể mắc phải.

Có nên xét nghiệm đồng thời cả PAP và HPV không?
Có thể kết hợp hai phương pháp xét nghiệm để đạt kết quả chính xác hơn

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, với những chị em phụ nữ ngoài 30 tuổi nên kết hợp hai phương pháp này để kết quả xét nghiệm đạt mức chính xác tối đa, tránh bỏ sót những bất thường trong quá trình xét nghiệm của một phương pháp. Những người nhận được kết quả âm tính của cá hai phương pháp thì nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung gần như không có hoặc tỷ lệ là rất thấp. Tuy nhiên, nếu như chỉ lựa chọn xét nghiệm một trong hai phương pháp phụ thuộc vào nhu cầu của từng người thì kết quả chính xác là vẫn rất cao.

Với các chị em dã cắt một phần của cổ tử cung thì vẫn nên xét nghiệm PAP để sàng lọc ung thư, với những người đã cắt toàn bộ cổ tử cung thì không cần làm xét nghiệm PAP, nếu có nhu cầu vẫn có thể xét nghiệm HPV để nhận biết chủng virus HPV mà cơ thể nhiễm phải.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hai phương pháp xét nghiệm PAP và HPV. Hy vọng với những nội dung trên, bạn có thể nhận ra sự khác biệt của hai phương pháp. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích xét nghiệm mong bạn sẽ lựa chọn được phương pháp xét nghiệm phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

5/5 - (1 vote)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Top 6 Bệnh Lý Ở Miệng, Lưỡi Do Virus HPV Gây Ra

Virus HPV được biết tới là chủng virus lây nhiễm chủ yếu trong quá trình quan hệ tình dục. Tuy nhiên, còn một con đường...

Bị HPV Có Chữa Được Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất Là Gì?

Nhiễm HPV làm sao để điều trị là thắc mắc chung của nhiều người khi biết bản thân nhiễm phải virus HPV. Tuy nhiên hiện...

Giải Đáp: Nhiễm HPV 58 Có Nguy Hiểm Không? Gây Ra Bệnh Gì?

Virus HPV 58 là chủng virus cùng nhóm với HPV 16, HPV 18, HPV 52 nên được đánh giá ở mức nguy hiểm. HPV 58...

Virus HPV lây qua đường nào? Con đường phổ biến nhất là gì?

Hiện nay virus HPV đang là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như mụn cóc sinh dục hoặc thậm chí là ung thư....

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email