Xét Nghiệm Double Test Khi Nào? 12 Tuần Làm Được Chưa?

Xét nghiệm Double test nên làm ở tuần 11 đến 13 của thai kỳ. Thời điểm điểm tốt nhất để thực hiện là tuần thai thứ 12. Double test là sàng lọc trước sinh quan trọng với các mẹ bầu, đặc biệt là những thai phụ nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao, gia đình có tiền sử, từng sinh con bị dị tật càng nên thực hiện đầy đủ.

Double test làm khi nào?
Xét nghiệm Double test nên được thực hiện ở tuần thứ 11 đến 13 của thai kỳ

Xét nghiệm Double test nên làm ở tuần bao nhiêu?

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện sàng lọc Double test khi thai nhi được 11 đến 13 tuần tuổi. Thời điểm tốt nhất là tuần thứ 12 của thai kỳ để tầm soát dị tật thai nhi ngay ở quý đầu tiên.

Tuần thai thứ 12 được xem là “thời điểm vàng” giúp kết quả sàng lọc chính xác nhất. Vì lúc này sự thay đổi của nồng độ B-hCG tự do và PAPP-A mới cho thấy rõ sự phát triển bất thường của thai nhi (nếu có).

Xét nghiệm Double test nên làm ở tuần bao nhiêu?
Tốt nhất nên làm xét nghiệm Double test vào tuần thứ 12 của thai kỳ

Kết quả sàng lọc trước sinh Double test sau cùng sẽ được tính toán dựa trên các yếu tố khác nhau như: Định lượng β-HCG và PAPP-A, kết quả đo độ mờ da gáy của thai nhi cùng 1 số yếu tố khác…

ở giai đoạn từ tuần 11 đến 13 của thai kỳ, sự thay đổi của nồng độ B-hCG tự do và PAPP-A mới cho thấy rõ sự phát triển bất thường của thai nhi (nếu có). Cùng với đó độ mờ da gáy cũng chỉ cho kết quả chính xác nhất trong khoảng thời gian này. Cụ thể:

  • β-hCG tự do và PAPP-A luôn thay đổi trong suốt thai kỳ của mẹ bầu. Nếu nồng độ β-hCG tăng cao đáng kể nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ sẽ cảnh báo nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down.
  • Nồng độ PAPP-A bình thường sẽ tăng dần nhưng đo đạc lại thấy giảm đi đáng kể ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down. Ở giai đoạn tiếp theo, nồng độ này lại chỉ giảm nhẹ không đáng kể. Vì vậy PAPP-A chỉ cho kết quả sàng lọc đúng nhất ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Ngoài ra, độ mờ da gáy của thai nhi cũng chỉ cho kết quả chính xác ở tuần 11 đến 13 của thai kỳ. Khoảng sáng sau gáy này nếu đo trước 11 tuần sẽ không chính xác vì thai còn nhỏ. Còn sau giai đoạn 14 tuần, độ mờ da gáy dày lên do tích tụ chất dịch dư thừa nên kết quả đo không mang lại giá trị đúng nữa.
Double test làm khi nào
Mẹ bầu cần ghi nhớ thời điểm quan trọng này để không bỏ lỡ thời gian “vàng” giúp tầm soát dị tật thai nhi

Có nên làm xét nghiệm Double test không? Đây là một xét nghiệm quan trọng giúp tầm soát dị tật thai nhi được khuyến cáo nên thực hiện tốt nhất ở tuần thứ 12 của thai kỳ. Các mẹ bầu cần ghi nhớ thời điểm quan trọng này để không bỏ lỡ khoảng thời gian “vàng” giúp tầm soát dị tật thai nhi này!

Cần chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm Double test?

Xét nghiệm Double test là một phương pháp sinh hoá máu, không xâm lấn nên rất an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Mẫu xét nghiệm chỉ là một lượng nhỏ máu của thai phụ vì vậy quy trình xét nghiệm Double test cũng đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số giấy tờ sau đây:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ: Ngoài giấy tờ tùy thân, mẹ bầu cần đem theo kết quả phiếu siêu âm chẩn đoán hình ảnh thai nhi lần gần nhất đi để bác sĩ tiện việc đối chiếu, theo dõi.
  • Siêu âm thai: Đây là chuẩn bị quan trọng hàng đầu bắt buộc thai phụ phải làm trước khi xét nghiệm Double test. Siêu âm chẩn đoán hình ảnh thai nhi để có được các chỉ số: Độ mờ da gáy cùng chiều dài đầu mông của em bé để phục vụ cho sàng lọc.
  • Nhớ ngày đầu của kỳ kinh gần nhất: Mẹ bầu cần phải nhớ được ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng trước khi thụ thai để xác định tuổi thai. Tuy nhiên yêu cầu này chỉ đáp ứng được với thai phụ có chu kỳ kinh đều và mang thai tự nhiên thôi.
  • Ăn uống đầy đủ: Khác với những xét nghiệm máu thông thường, Double test không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Ngược lại, các bác sĩ còn khuyến cáo mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ trước khi tiến hành xét nghiệm để phòng trừ trường hợp tụt huyết áp sau khi lấy máu.
  • Sắp xếp thời gian hợp lý: Kết quả của Double test không bị ảnh hưởng, phụ thuộc bởi thời gian lấy mẫu nên mẹ bầu có thể tiến hành bất cứ lúc nào trong ngày, không nhất thiết phải thực hiện buổi sáng.

>>>Tìm hiểu chi tiết: Làm Xét Nghiệm Double Test Có Cần Nhịn Ăn Không?

Cần chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm Double test?
Xét nghiệm Double test không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu

Mẹ bầu thường nhận được kết quả Double test sau khoảng 1 ngày làm việc. Tùy thuộc vào kết quả mà bác sĩ theo dõi thai sẽ có những tư vấn phù hợp cho thai phụ. Hiện nay kết quả sàng lọc Double test có thể cho tỷ lệ chính xác cao nhất là 90%.

Với tỷ lệ dương tính giả cao lên đến 10% nên Double test hiện nay không được đánh giá cao về độ chính xác và không phải là một xét nghiệm tốt nhất.

Trong trường hợp Double test cho kết quả dương tính mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh và lắng nghe tư vấn từ chuyên gia. Có thể khẳng định lại kết quả bằng Triple test hoặc xét nghiệm NIPT để nắm được tình trạng thai nhi.

Tóm lại, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp đầy đủ các vấn đề liên quan đến thắc mắc xét nghiệm Double test làm khi nào? Thời điểm được khuyến cáo tốt nhất cho mẹ bầu là tuần thứ 12 của thai kỳ. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp nhé!

Đánh giá post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

sang-loc-truoc-sinh-giup-phat-hien-va-xu-tri-cac-di-tat-bam-sinh-cua-thai-nhi-trong-giai-doan-dau-cua-thai-ky
Ý Nghĩa. Tầm Quan Trọng Của Sàng Lọc Trước Sinh Với Mẹ Và Bé

Hiện nay, với tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc dị tật thai nhi ngày càng cao thì sàng lọc dị tật thai nhi thực sự...

dị tật thai nhi 3 tháng cuối
Dị tật thai nhi 3 tháng cuối: Cách xét nghiệm, chi phí, độ an toàn

Xét nghiệm dị tật thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm khá muộn so với khuyến cáo từ các chuyên gia...

vitamin A gây dị tật thai nhi
Vì Sao Vitamin A Có Thể Gây Dị Tật Thai Nhi? Cách ngăn ngừa

Vitamin A có thể gây dị tật thai nhi nếu mẹ bầu sử dụng quá liều, lạm dụng bừa bãi. Nhưng nếu mẹ bầu bổ...

dị tật thai nhi có chữa được không?
Dị Tật Thai Nhi Có Chữa Được Không? Chi Phí, Mức Độ Hiệu Quả

Dị tật thai nhi có chữa được không còn phụ thuộc vào loại dị tật mà thai nhi gặp phải, mức độ bất thường, điều...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email