Hướng Dẫn Đọc Kết Quả Triple Test, Các Chỉ Số Đóng Vai Trò Gì?

Kết quả Triple test toàn diện được đánh giá dựa trên định lượng, phân tích ba chất hóa sinh trong máu mẹ bầu là AFP, hCG và uE3, kết hợp với nhiều yếu tố khác như: Kết quả siêu âm thai, tuổi thai phụ, cân nặng, tiền sử bệnh lý… Tham khảo chi tiết cách đọc kết quả Triple test trong bài viết sau đây!

Cách đọc kết quả xét nghiệm Triple test
Kết quả xét nghiệm Triple test là bình thường khi có kết luận thai nhi có “nguy cơ thấp”

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm Triple test

Kết quả Triple test thông qua định lượng ba chất hóa sinh có trong máu thai phụ gồm: AFP, hCG và uE3 được hiệu chỉnh cùng về 1MoM, kết hợp với siêu âm thai, tuổi thai phụ… Giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ thai nhi gặp phải hai hội chứng: Down, Edwards do bất thường nhiễm sắc thể và nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Ý nghĩa của nồng độ AFP, hCG và uE3 trong kết quả Triple test

Định lượng nồng độ của ba chất hóa sinh này được một phần mềm máy tính chuyên dụng tính toán, giá trị bình thường sẽ hiệu chỉnh bằng 1 MoM. Giá trị ngưỡng thấp hoặc cao của các thông số này giúp đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi:

  1. AFP thấp <0,4MoM hoặc cao >2,5MoM.
  2. hCG thấp <0,4MoM hoặc cao >2,5MoM.
  3. uE3 thấp <0,5MoM.

Cụ thể như sau:

  1. Hàm lượng AFP thấp <0,4MoM, uE3 thấp <0,5MoM cùng nồng độ hCG cao >2,5MoM: Thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down với độ nhạy đạt 70%, tỷ lệ dương tính giả 5%.
  2. Hàm lượng AFP, hCG đều thấp <0,4MoM, cùng nồng độ uE3 thấp <0,5MoM : Thai nhi có nguy cơ mắc phải hội chứng Edward với độ nhạy 60%, tỷ lệ dương tính giả 0,2%.
  3. Hàm lượng AFP cao >2,5MoM: Thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh. Triple test có khả năng phát hiện dị tật thai vô sọ là 88%, dị tật hở cột sống là 79%. Tỷ lệ dương tính giả là 3%.

>>>>Tìm hiểu thêm: Triple Test Phát Hiện Nguy Cơ Cao Mắc Dị Tật Ống Thần Kinh

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm Triple test
Định lượng nồng độ của ba chất hóa sinh cho giá trị bình thường sẽ hiệu chỉnh bằng 1 MoM

Cách đọc chỉ số nguy cơ mắc hội chứng Down

Ngưỡng an toàn của hội chứng Down được quy định là 1/250.

  • Kết quả Triple test có mẫu số >250: Thai nhi có nguy cơ thấp.
  • Kết quả Triple test có mẫu số <250: Thai nhi có nguy cơ cao bị hội chứng Down.

Cách đọc chỉ số nguy cơ mắc hội chứng Edwards

Ngưỡng an toàn của hội chứng Edwards được quy định là 1/100.

  • Kết quả Triple test có mẫu số >100: Là bình thường, thai nhi có nguy cơ thấp.
  • Kết quả Triple test có mẫu số <100: Thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Edwards.
Cách đọc chỉ số nguy cơ mắc hội chứng Edwards
Kết quả xét nghiệm Triple test bình thường của một thai phụ

Cách đọc chỉ số nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh

Ngưỡng an toàn của nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi được quy định là 1/75 (MoM AFP <2,5)

  • Kết quả Triple test có mẫu số >75 (MoM AFP <2,5): Thai nhi được kết luận có nguy cơ thấp.
  • Kết quả Triple test có mẫu số <75 (MoM AFP >2,5): Kết luận thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh.

Kết luận sau cùng của kết quả Triple test nếu được đánh giá là nguy cơ thấp có nghĩa là kết quả bình thường, thai nhi có nguy cơ thấp mắc phải các dị tật bẩm sinh. Nếu kết quả xét nghiệm Triple test có nguy cơ cao, thai phụ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán khác để khẳng định lại tình trạng thai nhi.

Để tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi, bác sĩ sẽ kết hợp đồng thời cả kết quả xét nghiệm Triple test cùng với nhiều thông tin khác như: Tuổi thai phụ, tuổi thai nhi, cân nặng, tiền sử bệnh lý toàn thân, chủng tộc…

Cách đọc chỉ số nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh
Để tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi, bác sĩ sẽ kết hợp đồng thời cả kết quả xét nghiệm Triple test cùng nhiều yếu tố khác

Sau khi nhận kết quả Triple test cần làm gì?

Làm Triple test bao lâu có kết quả? Thường các mẹ sẽ nhận được kết quả xét nghiệm Triple test sau 3 đến 5 ngày làm việc. Căn cứ vào kết quả cho chỉ số nguy cơ cao hay thấp, bác sĩ sẽ có những tư vấn hợp lý về cách chăm sóc thai cho từng mẹ bầu. Cụ thể:

  • Thai phụ có kết quả nguy cơ thấp: Mẹ bầu có thể an tâm hơn về tình trạng của thai nhi, tuy nhiên không được chủ quan. Lắng nghe tư vấn của bác sĩ để có chế độ chăm sóc thai nhi tốt, khám thai định kỳ, siêu âm thai đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ ở giai đoạn tiếp theo.
  • Thai phụ có kết quả nguy cơ cao: Mẹ bầu hãy bình tĩnh, lắng nghe tư vấn của bác sĩ để thực hiện thêm các phương pháp khác có độ chính xác cao hơn như xét nghiệm NIPT, chọc ối, sinh thiết gai nhau để khẳng định lại tình trạng sức khỏe thai nhi.
Sau khi nhận kết quả Triple test cần làm gì?
Căn cứ vào kết quả cho chỉ số nguy cơ cao hay thấp, bác sĩ sẽ có những tư vấn hợp lý

Triple test chỉ là sàng lọc trước sinh, đánh giá dị tật thai nhi nguy cơ cao hay thấp và không phải là một xét nghiệm chẩn đoán, không thể khẳng định chính xác tình trạng thai nhi. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm Triple test để bác sĩ tư vấn mẹ bầu thực hiện sang các phương pháp khác.

Với những trường hợp mẹ bầu có kết quả Triple test nguy cơ cao, bác sĩ thường tư vấn mẹ thực hiện sang xét nghiệm NIPT có độ chính xác cao hơn, là phương pháp không xâm lấn rất an toàn cho thai nhi và mẹ bầu.

Xét nghiệm NIPT cho kết quả chính xác lên đến 99.995% với tỷ lệ dương tính giả luôn dưới 0,1%. Ứng dụng công nghệ giải trình tự gen hiện đại này giúp các mẹ bầu hạn chế tối đa việc phải sử dụng đến các thủ thuật xâm lấn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thai nhi như chọc ối, sinh thiết gai nhau.

Sau khi nhận kết quả Triple test cần làm gì?
Kết quả Triple test nguy cơ cao, bác sĩ thường tư vấn mẹ thực hiện sang xét nghiệm NIPT

Tuy nhiên, chi phí xét nghiệm NIPT hiện nay tương đối cao. Trong trường hợp NIPT cho kết quả dương tính, mẹ bầu vẫn cần thực hiện sang các phương pháp xâm lấn để chẩn đoán chắc chắn tình trạng thai nhi. Vì vậy, thai phụ hãy cân nhắc thật kỹ, lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để có lựa chọn phù hợp.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc nắm được cách đọc kết quả xét nghiệm Triple test cũng như các chỉ số bình thường và bất thường. Chúc các mẹ có thai kỳ bình an, mạnh khỏe. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổng Hợp 10 Kinh nghiệm Đi Chọc Ối Được Các Mẹ Bầu Chia Sẻ

Trước khi chọc ối, các mẹ cần nắm vững những kinh nghiệm đi chọc ối như những việc cần làm trước và sau khi chọc...

không làm xét nghiệm double test có sao không
Khi Nào Không Cần Làm Double Test? Không Làm Có Sao Không?

Double test không phải là một sàng lọc trước sinh bắt buộc nên việc có làm xét nghiệm hay không là lựa chọn của mẹ...

benh-thalassemia
Bệnh Thalassemia Có Nguy Hiểm Không? Vì sao dễ tử vong?

Thalassemia là bệnh lý di truyền gây thiếu máu và thừa sắt trên cơ thể con người. Bệnh thalassemia gây ảnh hưởng lớn tới cuộc...

Double test giá bao nhiêu?
Double test bao nhiêu tiền? Được hưởng bảo hiểm y tế không?

Xét nghiệm Double test cho phụ nữ mang thai hiện có giá dao động từ 450.000 đồng đến 1.000.000 đồng cho một lần thực hiện...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email