Những lưu ý bạn cần biết khi tiêm phòng HPV (tư vấn A-Z)

Tiêm phòng vaccine HPV là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất hiện nay. Mặc dù vaccine được đánh giá là an toàn, có tỷ lệ gây ra rủi ro ít nhưng vẫn cần tuân thủ một số lưu ý khi tiêm HPV để hạn chế những vấn đề xảy ra và đảm bảo giữ được hiệu quả của thuốc. Để biết rõ hơn về những điều cần lưu ý, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi. 

lưu ý khi tiêm hpv
Tiêm HPV cần lưu ý một số vấn đề để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả của thuốc

Một số lưu ý cần biết khi tiêm vaccine HPV

Tiêm HPV là biện pháp được nhiều người tin tưởng áp dụng để phòng tránh virus HPV. Tuy nhiên, để thuốc đạt được hiệu quả cao nhất, và tránh gặp phải vấn đề gì sau tiêm, người tiêm cần đảm bảo nắm bắt được một số lưu ý để biết rõ hơn về loại vaccine này, tuân thủ một số quy tắc khi tiêm.

Một số lưu ý cần biết khi tiêm vaccine HPV
Không tuân thủ một số lưu ý có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần biết về tiêm HPV mà mọi người nên biết:

Những đối tượng nên được tiêm phòng HPV

Theo WHO khuyến cáo ngoại trừ những trường hợp chống chỉ định thì tất cả mọi người nên được tiêm vaccine HPV để bảo vệ sức khỏe, từ nữ giới đến nam giới, trẻ em đến người già, bất cứ ai đủ điều kiện thì nên tiêm phòng loại vaccine này.

Những đối tượng nên được tiêm phòng HPV
Không chỉ nữ giới mà nam giới cũng nên tiêm HPV để bảo vệ sức khỏe

Những đối tượng tiêm phòng có thể đạt được hiệu quả cao nhất gồm những đối tượng:

  • Trẻ em vị thành niên có độ tuổi tiêm HPV từ 9-12 tuổi, đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để cho các bé nam và bé nữ tiêm phòng. Tiêm cho các bé ở độ tuổi này, thuốc sẽ có hiệu quả bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
  • Người dưới 26 tuổi được xác định là những trường hợp tiêm HPV sẽ có tác dụng gần như cao nhất, đây là độ tuổi được khuyến cáo nên tiêm HPV.
  • Người chưa quan hệ tình dục là những đối tượng ít có nguy cơ nhiễm phải virus HPV. Khi vaccine vào trong cơ thể sẽ có điều kiện thuận lợi để chống lại các chủng virus HPV hơn so với những người đã nhiễm virus HPV.

Tuy nhiên, với những đối tượng không nằm trong 3 trường hợp trên, là những người đã qua 26 tuổi, đã từng quan hệ tình dục, đã sinh con,…thì vẫn có thể tiêm HPV như bình thường, tuy nhiên tác dụng của thuốc sẽ không được cao giống như các trường hợp trên.

Những trường hợp chống chỉ định tiêm HPV

Đối với các loại vaccine sẽ đều chống chỉ định với một số thành phần nhất định và với vaccine HPV cũng vậy. Theo các chuyên gia, một số trường hợp dưới đây không nên tiêm HPV để tránh gặp phải vấn đề bất thường nào sau khi tiêm.

  • Trường hợp mẫn cảm với thành phần có trong thuốc
  • Đang mắc các bệnh cấp tính và phải sử dụng thuốc đặc biệt dành riêng cho các bệnh đó
  • Người đang sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong 6 tháng tiếp theo
Những trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine
Một số trường hợp chống chỉ định không nên tiêm HPV tránh gặp phải một số biến chứng mà thuốc để lại

Một số chị em phụ nữ thắc mắc không biết đến tháng có tiêm HPV được không, có nằm trong những đối tượng chống chỉ định không. Để giải đáp vấn đề này, các bác sĩ cho rằng phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoàn toàn có thể tiêm HPV và không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của các chị em.

Tác dụng phụ có thể gặp sau tiêm

Mặc dù được đánh giá là vaccine an toàn, không gây sốc phản vệ gì. Tuy nhiên, vaccine nào cũng sẽ có tác dụng phụ sau tiêm và vaccine HPV cũng không tránh khỏi vấn đề này. Tuy nhiên, những tác dụng phụ sau tiêm HPV thường là những triệu chứng nhẹ và diễn ra trong thời gian ngắn.

Dưới đây là một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp sau khi tiêm phòng vaccine HPV:

  • Đau, nhức, sưng, tấy khu vực tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Choáng váng, chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Nhức đầu
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Đau nhức cơ, khớp
  • Tiêu chảy
  • Rối loạn tiêu hóa

Sau khi tiêm, người tiêm nên nằm nghỉ ngơi 30p để tránh hoa mắt, chóng mặt. Nên dành 1 ngày sau tiêm để nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức sau khi tiêm. Nếu như cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, cần tới ngay cơ sở y tế gần đó để đảm bảo tình trạng sức khỏe.

Tác dụng phụ có thể gặp sau tiêm
Sau khi tiêm HPV có thể gặp phải biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt

Một số người thắc mắc sau khi tiêm HPV cần kiêng ăn gì không, theo các chuyên gia sau khi tiêm không cần kiêng ăn gì, bạn cần bồi bổ các chất dinh dưỡng cần thiết vào bên trong cơ thể để tăng cường sức đề kháng, tránh gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.

Một số vấn đề cần biết về tiêm vaccine HPV

Bên cạnh những lưu ý quan trọng bên trên thì việc tiêm vaccine còn một số điều mà nhiều người chưa biết. Để hiểu rõ hơn về vaccine HPV, mời bạn tham khảo một số vấn đề cần biết về HPV để lựa chọn được loại vaccine phù hợp với bản thân mình.

  • Hiện nay theo khuyến cáo từ WHO, tất cả các đối tượng nên tiêm đủ quá trình gồm 3 mũi tiêm, không cần tiêm mũi nhắc lại như các loại vaccine khác.
  • Trong vaccine HPV có chứa protein của virus để dùng chính protein đó ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của virus. Tuy nhiên, protein này không có hại hay để lại biến chứng cho cơ thể.
  • Vaccine có thể sử dụng với người đang hành kinh, phụ nữ đang cho con bú. phụ nữ đã lấy chồng.
  • Tiêm phòng vaccine HPV không có khả năng chống lại 100% sự xâm nhập của virus nên khả năng mắc ung thư cổ tử cung vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Cần áp dụng kết hợp các biện pháp khác nhau để bảo vệ sức khỏe.
  • Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị dành riêng cho virus HPV, chỉ có thể chữa trị riêng từng triệu chứng mà virus HPV để lại như: mụn cóc, sùi mào gà, u nhú đường hô hấp, tiền ung thư, HPV cổ tử cung
  • Việc điều trị các triệu chứng của virus HPV chỉ mang tính chất tạm thời, không để điều trị dứt điểm, triệu chứng có thể quay trở lại trên cơ thể người.
  • Những người đã quan hệ có tiêm HPV được không? Vẫn có thể tiêm như bình thường, tuy nhiên sẽ không đạt hiệu quả cao.
Một số vấn đề cần biết về tiêm vaccine HPV
Tiêm vaccine có một số vấn đề quan trọng mà người tiêm cần hiểu rõ

Một số thắc mắc cần giải đáp về tiêm vaccine HPV

Tiêm vaccine HPV là một vấn đề được nhiều người quan tâm chung nên việc có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này là không thể tránh khỏi. Không thể giải đáp được tất cả các thắc mắc mà mọi người gửi về, chúng tôi xin được lựa chọn ra 3 câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Một chủng virus HPV có tái nhiễm lại không?

Theo như nghiên cứu, một số chủng virus HPV có khả năng tự mất đi và tự tái nhiễm trở lại. Vì vậy việc một chủng virus HPV quay trở lại nhiều lần đối với một cơ thể là có thể xảy ra. Tuy nhiên, với những chủng virus tái nhiễm như vậy, thường là những chủng không có mức độ nguy hiểm cao gây ung thư cổ tử cung HPV nên không để lại triệu chứng bất thường nào. Nếu có xuất hiện triệu chứng thì chỉ là biểu hiện nhẹ, có thể tự mất đi sau một thời gian.

Một chủng virus HPV có tái nhiễm lại không?
Một chủng virus HPV có thể tái nhiễm nhiều lần

Tiêm vaccine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này không?

Theo các chuyên gia việc tiêm phòng vaccine HPV không hề có ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản và quá trình mang thai sau tiêm của nữ giới. Không những không ảnh hưởng tới quá trình sinh sản, vaccine HPV còn giúp các chị em phụ nữ giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung – bệnh lý được xem là ác mộng đối với nữ giới. Ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng mẹ, khiến nữ giới không có khả năng làm mẹ hay thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Tiêm vaccine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này không?
Sau khi tiêm vaccine HPV vẫn có thể mang thai như bình thường

Tuy không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản và quá trình sinh sản sau tiêm nhưng vaccine HPV không được khuyến cáo tiêm HPV khi mang thai. Những tác dụng phụ của thuốc có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu lỡ mang thai trong quá trình tiêm thì cần dừng việc tiêm lại, sau khi sinh con xong có thể tiếp tục quá trình tiêm phòng.

Có cần xét nghiệm sàng lọc trước tiêm không?

Hiện nay, theo các chuyên gia cho rằng việc tiêm vaccine không cần tiến hành khám sàng lọc trước tiêm vì vaccine HPV ít mang lại các tác dụng phụ và chưa có trường hợp nào gặp phải sốc phản vệ nguy hiểm, vì vậy việc xét nghiệm HPV là không bắt buộc.

Tuy nhiên, tại một số trung tâm tiêm phòng trước khi tiêm cho khách hàng sẽ đều tiến hành khám sàng lọc để chắc chắn hơn không xảy ra biến chứng nào sau tiêm. Sau khi khám có thể sẽ nhận biết được cơ thể khách hàng có mẫn cảm với thành phần có trong vaccine hay không? Có mắc bệnh nào không được chỉ định tiêm phòng hay không?

Có cần xét nghiệm sàng lọc trước tiêm không?
Không cần thiết phải xét nghiệm HPV trước khi tiêm vaccine HPV

Để chắc chắn hơn quá trình tiêm được diễn ra thuận lợi, không gặp phải vấn đề gì thì trước khi tiêm phòng, tại nhưng cơ sở y tế không khám sàng lọc trước tiêm, nếu đủ điều kiện bạn nên khám sàng lọc để đảm bảo tỷ lệ xảy ra biến chứng sau tiêm thấp nhất có thể.

Đang tiêm HPV có quan hệ được không?

Một số người thắc mắc không biết đang tiêm HPV có được quan hệ không. Tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông báo nào trong quá trình tiêm cần kiêng quan hệ tình dục. Tuy nhiên theo một số bác sĩ trong quá trình tiêm, nếu có thể vẫn nên kiêng quan hệ tình dục từ 1-2 tuần để tránh lây nhiễm khi thuốc chưa thích nghi được với cơ thể.

Trên đây là những lưu ý khi tiêm vaccine HPV mà bạn cần nắm rõ để hiểu sâu hơn về vấn đề này. Để việc tiêm phòng đạt được hiệu quả cao, cần đảm bảo những lưu ý đề ra. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên bạn sẽ nắm vững được những kiến thức cơ bản trong việc tiêm HPV. Nếu thấy nội dung trong bài viết có ích, cùng nhau chia sẻ đến gia đình, bạn bè để mọi người cùng được biết thôi nào.

5/5 - (1 vote)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Xét Nghiệm HPV Bằng Cách Nào? Quy Trình Thực Hiện Ra Sao?

Xét nghiệm HPV được các chuyên gia đánh giá là phương pháp để phát hiện ra virus HPV và các bệnh do virus gây ra...

Virus HPV Gây Ra Bệnh Gì? 7 Bệnh Lý Nguy Hiểm Thường Gặp

Khi nhắc tới virus HPV, một số chị em phụ nữ nghĩ tới ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, virus HPV còn gây ra...

Đã Nhiễm HPV Có Tiêm Phòng Được Không? Tư Vấn Từ A-Z

Tiêm HPV được đánh giá là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống virus. Tuy nhiên đã nhiễm HPV có tiêm...

Tiêm Vaccine HPV Khi Mang Thai Nguy Hiểm Thế Nào?

Tiêm vaccine HPV khi đang mang thai là vấn đề thắc mắc chung của các chị em đang mang thai muốn bảo vệ sức khỏe....

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email