Kết Quả Triple Test Nguy Cơ Cao Có Chỉ Số Là Bao Nhiêu?

Kết quả Triple test nguy cơ cao khi nồng độ các chỉ số hóa sinh đồng thời tăng hoặc giảm bất thường, nằm ngoài ngưỡng an toàn được quy định. Kết quả xét nghiệm Triple test cảnh báo thai nhi có nguy cơ cao với hội chứng Down cho chỉ số <250, nguy cơ cao với hội chứng Edwards cho chỉ số <100, nguy cơ dị tật ống thần kinh khi MoM AFP cao >2,5MoM.

Triple test nguy cơ cao
Kết quả Triple test nguy cơ cao khi nồng độ các chỉ số hóa sinh nằm ngoài ngưỡng an toàn được quy định

Kết quả xét nghiệm Triple test nguy cơ cao là bao nhiêu?

Kết quả sàng lọc Triple Test nguy cơ cao là khi cùng lúc xuất hiện cả ba chỉ số dưới đây:

  • Nồng độ AFP: Kết quả có chỉ số nhỏ hơn 0,4MoM hoặc lớn hơn 2,5MoM.
  • Nồng độ hCG: Kết quả có chỉ số nhỏ hơn 0,4MoM hoặc lớn hơn 2,5MoM.
  • Nồng độ uE3: Kết quả cho chỉ số nhỏ hơn 0,5MoM.

Thai nhi có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh được đánh giá thông qua kết quả xét nghiệm Triple test định lượng ba chỉ số hóa sinh AFP, hCG, uE3 kết hợp với siêu âm thai, tuổi thai phụ, cân nặng, chiều cao, chủng tộc… Tạo thành một đơn vị đa trung bình MoM giúp đánh giá mức độ nguy cơ.

Kết quả xét nghiệm Triple test nguy cơ cao là bao nhiêu?
Kết quả xét nghiệm Triple test định lượng ba chỉ số hóa sinh AFP, hCG, uE3

Căn cứ vào các giá trị ngưỡng thấp và cao đồng thời của các thông số trên đây để bác sĩ đánh giá nguy cơ dị tật thai nhi. Cụ thể như sau:

Hội chứng, dị tật Chỉ số kết quả
Down (Trisomy 13) hCG >2,5MoM. AFP< 0,4MoM. uE3 <0,5MoM
Edwards (Trisomy 18) AFP <0,4MoM, hCG <0,4MoM. uE3 <0,5MoM
Dị tật ống thần kinh AFP >2,5MoM

Thông qua định lượng ba chỉ số AFP, hCG, uE3 không liên hợp của thai nhi di chuyển tự do trong máu thai phụ. Kết quả của xét nghiệm bộ ba này sẽ được một phần mềm máy tính chuyên dụng tính toán, hiệu chỉnh theo tuổi của thai phụ, tuổi thai, cân nặng…

Kết quả xét nghiệm Triple test nguy cơ cao
Kết quả của xét nghiệm bộ ba được một phần mềm máy tính chuyên dụng tính toán

Lưu ý: Đôi khi, nồng độ AFP tăng cao bất thường có thể do xác định sai tuổi thai. Nồng độ chất hóa sinh này phụ thuộc rất nhiều vào tuổi của thai nhi đang phát triển. AFP cao còn có thể do thai phụ mang thai đôi, chảy máu âm đạo hoặc có thể do sự hiện diện của một số dị tật bẩm sinh ít phổ biến khác.

Bảng đánh giá nguy cơ thai nhi trong xét nghiệm Triple test

Thai phụ có thể theo dõi bảng đánh giá nguy cơ của thai nhi với các hội chứng, dị tật dưới đây:

Hội chứng, dị tật Ngưỡng an toàn Kết quả Triple test nguy cơ cao
Down (Trisomy 13) 1/250 Mẫu số <250
Edwards (Trisomy 18) 1/100 Mẫu số <100
Dị tật ống thần kinh 1/75 (MoM AFP <2,5) Mẫu số <75 (MoM AFP >2,5)
Bảng đánh giá nguy cơ thai nhi trong xét nghiệm Triple test
Trên đây là bảng đánh giá nguy cơ thai nhi trong xét nghiệm Triple test

Chuyên gia lý giải về cách đọc kết quả Triple test như sau:

  • Ngưỡng an toàn 1/250 của dị tật thai nhi với hội chứng Down có nghĩa là cứ 250 thai nhi sẽ có 1 thai nhi mắc dị tật bẩm sinh. Nếu kết quả Triple test cho mẫu số nhỏ hơn 250 cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down.
  • Hội chứng Edwards có ngưỡng an toàn là 1/100, cứ 100 thai nhi sẽ có 1 thai nhi mắc phải dị tật bẩm sinh này. Như vậy, nếu kết quả cho mẫu số dưới 100 sẽ có nguy cơ dị tật thai nhi cao.
  • Ngưỡng an toàn quy định cho dị tật ống thần kinh là 1/75, cứ 75 thai nhi sẽ có 1 thai nhi bị dị tật này. Như vậy, kết quả Triple test cho mẫu số nhỏ hơn 75, thai nhi có nguy cơ dị tật cao.

Chú ý: Triple test chỉ là một xét nghiệm sàng lọc nguy cơ dị tật thai nhi, không phải là một phương pháp chẩn đoán nên không thể kết luận chắc chắn thai nhi có vấn đề hay không. Ngoài ra, một số dị tật thai nhi không thể được phát hiện thông qua xét nghiệm Triple test.

Cần làm gì sau khi có kết quả Triple test nguy cơ cao?

Mẹ bầu hãy bình tĩnh và lắng nghe tư vấn của bác sĩ. Trong trường hợp kết quả Triple test có nguy cơ cao, thai phụ thường được tư vấn thực hiện thêm các xét nghiệm khác có tính chính xác cao hơn như: Xét nghiệm NIPT, chọc ối, sinh thiết gai nhau… để khẳng định lại tình trạng thai nhi.

Xét nghiệm Triple test chỉ là một phương pháp sàng lọc, đánh giá nguy cơ và chưa phải là một xét nghiệm chẩn đoán. Kết quả nguy cơ cao không đồng nghĩa với bị bệnh.

Hiện nay, Triple test có thể cho kết quả chính xác cao nhất lên đến 90%. Như vậy, tỷ lệ dương tính giả của phương pháp này vẫn chiếm khoảng 10%. Có rất nhiều trường hợp thai phụ nhận kết quả Triple test dương tính nhưng khi làm NIPT hay chọc ối lại cho kết quả bình thường.

Cần làm gì sau khi có kết quả Triple test nguy cơ cao?
Mẹ bầu hãy bình tĩnh và lắng nghe tư vấn của bác sĩ nếu kết quả Triple test có nguy cơ cao
  • Xét nghiệm NIPT: Là một sàng lọc trước sinh hiện đại, chuyên sâu, không xâm lấn, cho kết quả chính xác lên đến 99,95%. Mẫu sinh phẩm chỉ là một lượng máu nhỏ của thai phụ, không gây đau, không ảnh hưởng đến em bé nên rất an toàn cho thai nhi và mẹ bầu.
  • Chọc ối: Là một thủ thuật xâm lấn giúp chẩn đoán chính xác tình trạng thai nhi. Tuy nhiên biện pháp này tiềm ẩn nguy cơ gây hại, biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Theo thống kế, cứ 200 người chọc ối sẽ có một người bị hỏng thai.

Với tính an toàn được đánh giá tuyệt đối, xét nghiệm NIPT hiện nay thường được các bác sĩ ưu tiên tư vấn mẹ bầu thực hiện khi nhận kết quả Triple test nguy cơ cao. NIPT được ứng dụng công nghệ giải trình tự gen hiện đại, cho phép phân tích đến ADN của thai nhi, với tỷ lệ dương tính giả luôn dưới 0,1%.

Tuy nhiên, xét nghiệm NIPT cũng chưa phải là phương pháp chẩn đoán. Trong trường hợp xét nghiệm này cho kết quả nguy cơ cao, mẹ bầu vẫn cần chọc ối để làm nhiễm sắc thể đồ để khẳng định chắc chắn tình trạng thai nhi.

Cần làm gì sau khi có kết quả Triple test nguy cơ cao?
xét nghiệm NIPT thường được ưu tiên thực hiện khi nhận kết quả Triple test nguy cơ cao

Mẹ bầu hãy cân nhắc thật kỹ, bình tĩnh lắng nghe tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn phù hợp nhất với sức khỏe, tình trạng thai nhi và tài chính của gia đình.

Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin về các chỉ số cảnh báo nguy cơ cao trong xét nghiệm Triple test. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, giải đáp thêm nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thai nhi bị dị tật có nên bỏ?
Thai Nhi Bị Dị Tật Có Nên Bỏ? Lời Khuyên, Chia Sẻ Cho Mẹ

Thai nhi bị dị tật có nên bỏ hay không, quyết định sau cùng là ở mẹ bầu và gia đình. Bạn hãy cân nhắc...

hút thuốc khi mang thai
Hút Thuốc Lá Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Đến Gen Của Trẻ Ra Sao

Hút thuốc là khi mang thai ảnh hưởng đến gen của trẻ và sức khỏe thai nhi, trong đó có các gen ở tế bào...

mẹ bầu ăn gì để tránh dị tật thai nhi
Tổng Hợp 10 Thực Phẩm Chống Dị Tật Thai Nhi Mẹ Bầu Nên Ăn

Các loại rau xanh, quả mọng, trứng, sữa, thịt đỏ… chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu là những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung...

xét nghiệm NIPT và Triple test
NIPT và Triple Test có gì khác nhau? Tư vấn lựa chọn xét nghiệm

Xét nghiệm NIPT và Triple test là hai sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu phát hiện các chỉ số bất thường cảnh báo nguy...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email