Chọc Ối: Chi Phí, Công Dụng, Quy Trình, Thời Điểm An Toàn
Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh được nhiều mẹ bầu quan tâm, tin tưởng để sàng lọc dị tật thai nhi. Chọc ối có mức độ chính xác cao nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Muốn biết rõ hơn về phương pháp chọc ối để lựa chọn được phương pháp sàng lọc trước sinh phù hợp nhất, mời mẹ bầu tham khảo bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thông tin về chọc ối
Theo các chuyên gia, chọc ối được xác định là một thủ thuật có xâm lấn được áp dụng đối với các mẹ bầu, sử dụng nước ối để sàng lọc dị tật thai nhi, hội chứng và bệnh bẩm sinh. Chọc ối được đánh giá là phương pháp xét nghiệm sàng lọc có mức độ chính xác cao tới 99,99%, đặc biệt là khi nước ối được lấy vào khoảng thời gian thai nhi ở tuần 15-19.
Trong nước ối sẽ chứa mô gồm tế bào da và chất thải của thai nhi, DNA của thai nhi sẽ được tìm thấy trong tế bào Gen và được sử dụng để xét nghiệm xác định những dấu hiệu bất thường mà thai nhi mắc phải. Trước khi chọc ối mẹ bầu sẽ được bác sĩ thu thập những thông tin cá nhân và tiền sử mắc bệnh, tiền sử sử dụng thuốc để phân tích xem có thể áp dụng phương pháp này được không vì đây không phải phương pháp mà mẹ bầu nào cũng áp dụng được.
Chi phí chọc ối
Hiện nay, chọc ối được nhiều mẹ bầu đánh giá chung là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh có chi phí khá cao so với các phương pháp khác. Trung bình chọc ối sẽ có chi phí khoảng từ 2,5 triệu đến 10 triệu đồng chưa kể những chi phí khám và chi phí phát sinh khác.
Chọc ối là một thủ thuật xâm lấn nên cần áp dụng những trang thiết bị, máy móc hiện đại để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và con nên chi phí xét nghiệm cũng cao hơn so với các chi phí sàng lọc khác. Nhưng đổi lại với chi phí cao thì mẹ sau khi chọc ối sẽ nhận được kết quả chính xác gần như tuyệt đối, tỷ lệ sai số chỉ chiếm 0,01%. Phương pháp này đang được đánh giá là một trong những phương pháp có mức độ chính xác cao nhất hiện nay.
Một số mẹ thắc mắc không biết chi phí chọc ối có được thanh toán bảo hiểm không. Theo các chuyên gia, tùy từng trường hợp mẹ bầu sẽ được thanh toán 1 phần hoặc toàn bộ chi phí chọc ối nên mẹ bầu không cần quá lo lắng về chi phí đâu nhé.
Chỉ định
Như đã nói ở trên, không phải bất cứ mẹ nào cũng chọc ối được như những phương pháp khác nên chọc ối chỉ có thể áp dụng cho một số mẹ đủ điều kiện chọc ối và được chỉ định như:
- Mẹ mang thai khi cao tuổi, đặc biệt những mẹ mang thai ngoài 40 tuổi.
- Mẹ từng sàng lọc trước sinh và có kết quả bất thường trong các lần sàng lọc đó.
- Bố/Mẹ có tiền sử từng mắc phải hội chứng hoặc dị tật.
- Người thân trong gia đình mắc phải dị tật
- Có nguy cơ mắc bị tật ống thần kinh, nứt đốt sống
- Có nguy cơ mắc các bệnh như máu khí đông, chứng loạn dưỡng cơ Duchenne.
- Mẹ sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, không đảm bảo
Chống chỉ định
Chọc ối có thể gây ra những rủi ro không mong muốn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi nên không thể áp dụng cho tất cả các mẹ bầu để đảm bảo được an toàn nhất. Để biết bản thân mình có đủ tiêu chuẩn để chọc ối hay không, mẹ có thể tham khảo những trường hợp dưới đây:
- Mẹ mắc u xơ cổ tử cung
- Tử cung mẹ bị dị dạng
- Màng ối trong bụng mẹ chưa nối liền với màng đệm
- Xuất hiện máu tụ dưới màng đệm
- Mẹ đang bị viêm nhiễm vùng âm đạo
- Mẹ đang gặp phải tình trạng béo phì
- Mẹ đã sảy thai hơn 3 lần
Những trường hợp trên là những trường hợp nhạy cảm trong quá trình chọc ối, nếu như mẹ thuộc những trường hợp trên thì nên lựa chọn phương pháp sàng lọc khác. Nếu như mẹ vẫn muốn chọc ối thì nguy cơ sảy thai là rất cao.
Chọc ối phát hiện những bệnh gì?
Hiện nay xuất hiện thêm nhiều phương pháp sàng lọc áp dụng kỹ thuật hiện đại nhưng chọc ối vẫn được nhiều mẹ áp dụng để chẩn đoán chính xác hội chứng, dị tật thai nhi. Với những kỹ thuật được áp dụng có thể giải đáp cho một số mẹ về thắc mắc chọc ối phát hiện những bệnh gì. Chọc ối có thể chẩn đoán được những dị tật:
- Hội chứng Down: Đây là một trong những hội chứng nhiều trẻ mắc phải và hầu hết các phương pháp sàng lọc đều có thể chẩn đoán được hội chứng này.
- Thiếu máu hình cầu lưỡi liềm: Hội chứng này là tình trạng trẻ có các tế bào hồng cầu có cấu trúc bất thường như hình lưỡi liềm.
- Thalassemia: Đây là một loại bệnh di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể. Hầu hết những thai nhi mắc bệnh này đều bị phá hủy hồng cầu.
- Hội chứng Patau: Hội chứng này được xác định là một trong những hội chứng nguy hiểm có thể khiến thai nhi mất mạng hoặc khuyết tật nghiêm trọng.
- Hội chứng Edwards: Cũng giống như hội chứng Down thì Edwards cũng có mức độ phổ biến như vậy, mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng hội chứng khiến trẻ suy giảm về trí tuệ và hoạt động.
- Hội chứng Martin-Bell: Hội chứng là một tình trạng rối loạn di truyền ở trẻ khiến cho trẻ không nhận thức được hành vi của mình.
- Nứt đốt sống: Dị tật này có thể khiến cho thai nhi bị tổn thương hệ thần kinh, bại liệt và không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện, đại tiện.
- Dị tật ống thần kinh: Dị tật này được hiểu là ống thần kinh của thai nhi không được đóng gập lại như bình thường có thể khiến cho trẻ khi sinh ra sẽ khiến khuyết não và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
Nếu như không biết được những thông tin sau, chắc chắn vẫn còn một số mẹ nghĩ chỉ có 1-2 trẻ sơ sinh mắc các hội chứng trên và không tin tưởng vào chọc ối nói riêng và sàng lọc trước sinh nói chung.
Theo cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thì tại Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng 40.000 trẻ sơ sinh được xác định là mắc dị tật bẩm sinh và có tới 1.700 trẻ tử vong do mắc phải các hội chứng nguy hiểm. Con số thống kê này cũng như một lời cảnh báo tới toàn thể các mẹ bầu cần chú ý trong quá trình mang thai. Bất cứ thai nhi nào cũng có thể mắc phải hội chứng nên mẹ nên thực hiện một số phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi để nhận biết được những dấu hiệu bất thường của thai nhi sớm nhất.
Chọc ối có gây ra rủi ro nào cho thai nhi không?
Chọc ối là một trong những phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi xâm lấn nên sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn so với những phương pháp sàng lọc không xâm lấn.
Theo ghi nhận từ những mẹ bầu đã từng chọc ối thì có những rủi ro khi chọc ối như:
- Phôi thai chậm phát triển
- Nhiễm trùng máu
- Chảy máu trong
- Dò nước ối
- Chuyển dạ sinh non
- Chuột rút
Để dẫn tới những nguy cơ trên, có thể trong quá trình chọc ối bác sĩ đã:
- Chọc ối khi thai nhi chưa đủ tuần tuổi quy định
- Chọc ối sai vị trí
- Lấy quá nhiều nước ối
- Chọc ối với trường hợp mẹ mang thai đôi, thai ba
Theo các chuyên gia đánh giá bất cứ xét nghiệm nào cũng có thể xảy ra rủi ro dù là lớn hay nhỏ. Đặc biệt với các phương pháp sàng lọc trước sinh thì các bác sĩ chỉ có thể tiến hành để thai nhi và mẹ để đảm bảo sẽ được an toàn nhất trong tầm kiểm soát, nếu như bảo không có rủi ro là không có.
Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của chọc ối còn phụ thuộc vào cơ sở y tế mẹ bầu tiến hành chọc ối. Nếu như mẹ lựa chọn cơ sở không đảm bảo uy tín, các bác sĩ không được đảm bảo về chuyên môn, không có kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc cũ, không được vệ sinh sạch sẽ khi xâm nhập vào cơ thể mẹ có thể gây ra vấn đề nhiễm trùng. Vì vậy, cơ sở y tế mẹ lựa chọn có đảm bảo không và thời điểm chọc ối tốt nhất cũng là một yếu tố để quyết định mức độ nguy hiểm của chọc ối.
Để giảm nguy cơ sẽ nhận phải biến chứng do chọc ối gây ra thì mẹ nên trao đổi hết những thông tin của mẹ và tiểu sử của mẹ với bác sĩ để bác sĩ phân tích rõ xem mẹ có nên tiến tiến hành chọc ối hay không. Ngoài những thông tin cá nhân thì mẹ cũng nên cung cấp thông tin gia đình nếu như có người đã từng hoặc đang gặp phải các vấn đề do bất thường nhiễm sắc thể gây ra.
Hiện nay chọc ối không còn được nhiều mẹ lựa chọn ở lần đầu tiên sàng lọc trước sinh nữa, hầu hết sau khi sàng lọc trước sinh lần đầu tiên bằng các phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn nếu kết quả có vấn đề bất thường thì mới áp dụng chọc ối hoặc một số phương pháp sàng lọc trước sinh xâm lấn khác để chẩn đoán chính xác hội chứng thai nhi mắc phải.
Chọc ối được thực hiện như thế nào?
Thông thường mỗi mẹ bầu sẽ được các bác sĩ sẽ đo kích thước thai nhi, xác định túi nước ối, kiểm tra giải phẫu cơ bản, xác định chính xác khu vực túi nước ối và đo khoảng cách đặt kim an toàn nhất cho thai nhi trước khi tiến hành chọc ối. Trung bình mỗi mẹ bầu tiến hành chọc ối sẽ mất từ 20-30 để hoàn thành. Thời gian lấy nước ối chỉ mất vài chục giây nhưng công đoạn chuẩn bị và theo dõi sau khi chọc ối nên mất khá nhiều thời gian của mẹ.
Chọc ối sẽ được tiến hành theo quy trình:
- Bước 1: Mẹ bầu nằm xuống giường trong phòng lấy mẫu xét nghiệm với tư thế được các bác sĩ chỉ định sao cho mẹ và thai nhi thoải mái nhất.
- Bước 2: Bác sĩ sử dụng máy siêu âm để xác định vị trí túi ối và đo khoảng cách chọc túi ối để giữ cho thai nhi khoảng cách an toàn.
- Bước 3: Bác sĩ khử vệ sinh phần bụng của mẹ bằng các dung dịch khử trùng để tránh bị nhiễm trùng.
- Bước 4: Bác sĩ tiêm cho mẹ một liều thuốc tê tại khu vực được xác định chọc kim lấy nước ối.
- Bước 5: Bác sĩ sử dụng một kim tiêm dài và nhọn để chọc vào vị trí đã được xác định.
- Bước 6: Sau khi kim chọc được vào túi ối, bác sĩ sẽ rút đủ lượng nước ối xét nghiệm để đảm bảo an toàn cho thai nhi là 15-20ml nước ối.
- Bước 7: Nước ối lấy ra sẽ được đựng vào ống nghiệm, đưa thẳng tới phòng xét nghiệm để đưa vào máy phân tích.
- Bước 8: Bác sĩ đưa ra kết luận chính thức.
- Bước 9: Bác sĩ đọc kết quả sàng lọc cho mẹ, tư vấn những phương án tương ứng với kết quả của mẹ.
- Bước 10: Nhân viên y tế theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi sau khi tiêm.
Phương pháp nào có thể thay thế cho chọc ối?
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học đã phát minh ra các xét nghiệm sàng lọc trước sinh áp dụng các kỹ thuật hiện đại được ra đời để giúp mẹ nắm bắt được tình trạng của thai nhi. Phương pháp sàng lọc trước sinh đang được các bác sĩ đánh giá cao nhất hiện nay là xét nghiệm Nipt. Ra đời gần như sau cùng so với các phương pháp sàng lọc trước đây nên xét nghiệm Nipt gần như đã hạn chế được những mặt còn tồn tại của các phương pháp xét nghiệm trước đây.
Ngoài ra còn có xét nghiệm Double Test và Triple Test có mức độ an toàn tuyệt đối như xét nghiệm Nipt và có mức chi phí sàng lọc hợp lý với túi tiền của nhiều mẹ hơn nhưng lại không được đánh giá cao về mức độ chính xác. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của mẹ có thể lựa chọn những phương pháp sàng lọc phù hợp với bản thân sao cho đảm bảo an toàn cho thai nhi và nhận được kết quả chính xác.
Trên đây là những thông tin về phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh chọc ối mà mẹ bầu có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về phương pháp sàng lọc này. Hy vọng qua bài viết trên, mẹ sẽ có cái nhìn sâu hơn về chọc ối để lựa chọn phương pháp sàng lọc phù hợp nhất. Chúc mẹ và bé sẽ luôn khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!