Đã Nhiễm HPV Có Tiêm Phòng Được Không? Tư Vấn Từ A-Z

Tiêm HPV được đánh giá là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống virus. Tuy nhiên đã nhiễm HPV có tiêm phòng được không là câu hỏi của không ít người thắc mắc hiện nay. Trường hợp trên có thể tiêm vaccine HPV được, tuy nhiên không được các bác sĩ khuyến cáo. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

nhiễm virus hpv
Nhiễm HPV không được khuyến cáo tiêm HPV

Đã nhiễm virus HPV có tiêm phòng được không?

Đối với những trường hợp xác định rõ bản thân đã dương tính với virus HPV vẫn có nhu cầu muốn tiêm HPV để bảo vệ bản thân vẫn có thể tiêm được nhé.

Vaccine HPV ra đời với công dụng bảo vệ mọi người khỏi sự xâm nhập của virus HPV và những bệnh do virus gây ra. Vaccine chỉ đạt hiệu quả với những trường hợp trong độ tuổi từ 9-26 và chưa quan hệ tình dục. Với những người nằm ngoài 26 tuổi và đã từng quan hệ tình dục, nhiễm virus HPV thì hiệu quả của thuốc sẽ giảm đi đáng kể.

hpv
Nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm HPV tuy nhiên không đạt được hiệu quả cao

Một số người nhầm lẫn tiêm vaccine HPV có thể chữa trị được virus HPV tuy nhiên đây là một khái niệm sai lầm. Vaccine chỉ có thể ngăn chặn sự xâm nhập của virus, nếu như virus đã có sẵn trong người, chỉ có thể ngăn chặn HPV phát tác dẫn tới nhiễm trùng nặng, không thể loại bỏ hoàn toàn virus có trong người.

Cơ thể người có thể nhiễm 1 hay nhiều chủng virus khác nhau, vaccine có công dụng ngăn chặn hơn 40 chủng virus nên có thể một số chủng mà vaccine phòng tránh mà cơ thể chưa nhiễm phải thì vẫn có tác dụng. Vì vậy, tuy không được khuyến cáo nên tiêm nhưng nếu đủ điều kiện thì những trường hợp đã nhiễm virus HPV vẫn nên tiêm để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Ngoài ra một số chủng virus HPV có thể tự hết đi và quay trở lại sau một thời gian, nếu như tiêm vào thời gian virus trong người đã hết thì vaccine có công dụng tránh cho virus tái nhiễm trở.

Những đối tượng được khuyến cáo nên tiêm HPV

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo những trường hợp dưới đây nên tiêm vaccine HPV:

  • Người trong độ tuổi 9-26: Đây được đánh giá là độ tuổi vàng, cơ thể có miễn dịch tốt nên dễ dàng thích nghi với thuốc, tạo ra nhiều kháng thể chống virus. Bên cạnh đó, đây là độ tuổi chưa quan hệ tình dục nên khả năng nhiễm virus thấp.
  • Người chưa quan hệ tình dục: Những trường hợp đã quan hệ tình dục khả năng cao là đã nhiễm phải virus HPV nếu như không sử dụng các biện pháp an toàn. Khi đã nhiễm HPV tác dụng của thuốc chỉ có thể đạt được ở mức độ tương đối.
  • Người có người nhà tiền sử đang mắc ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung: Tuy virus HPV không lây nhiễm qua gen di truyền nhưng các tế bào ung thư có thể qua gen. Nếu cơ thể mang sẵn gen của tế bào ung thư, gặp virus sẽ tác động thêm, biến đổi tế bào và cấu trúc cơ thể, nguy cơ dẫn tới ung thư cổ tử cung là rất cao.

Một số người lầm tưởng virus chỉ xâm nhập vào cơ thể nữ giới, gây ra những bệnh ở nữ giới. Tuy nhiên trên thực tế, nam giới vẫn có nguy cơ nhiễm virus như bình thường và virus đã để lại những hậu quả là ung thư hầu họng, ung thư dương vật,…Vì thế HPV vaccine cho nam cũng được khuyến cáo như trên vẫn cần tiêm HPV để bảo vệ sức khỏe.

hpv
Nam giới cũng nên tiêm vaccine HPV

Virus HPV là loại virus lớn nhất lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục tính tới thời điểm hiện tại, đặc biệt đa số các chủng virus sau khi xâm nhập vào bên trong cơ thể không gây ra triệu chứng gì nên có nhiều người không biết bản thân nhiễm virus HPV. Cho tới khi virus ủ bệnh, phát bệnh mụn cóc, sùi mào gà,..mới tiến hành xét nghiệm thì đã nhiễm virus từ rất lâu. Vì vậy cần đảm bảo tiêm đúng như khuyến cáo để phòng tránh được những trường hợp đó xảy ra.

Một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm vaccine HPV

Vaccine HPV được đánh giá là vaccine dễ dàng thích nghi với cơ thể người bệnh, ít để lại tình trạng sốc phản vệ. Tuy nhiên, khi tiêm vaccine HPV một số người còn khá nhiều thắc mắc về loại vaccine này. Để giải đáp chung cho tất cả thắc mắc của mọi người, dưới đây là một số lưu ý khi tiêm HPV có thể tham khảo.

Những trường hợp không nên tiêm vaccine HPV

Theo các chuyên gia, vaccine không để lại hậu quả nguy hiểm gì so với người tiêm, nên có thể tiêm với tất cả mọi người. Tuy nhiên, để tránh việc xuất hiện những biến thể bất thường, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêm, tránh tối đa gặp phải rủi ro, những trường hợp dưới đây không được khuyến cáo tiêm HPV:

  • Những người nhạy cảm với thành phần có trong vaccine HPV
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú
  • Bị sốt cao cấp tính chưa cắt được cơn sốt
  • Người nhiễm trùng do các vết thương để lại
  • Lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm đột ngột
  • Bị rối loạn đông máu
  • Đang sử dụng thuốc loãng máu
  • Người đang mắc bệnh ung thư
vaccine hpv
Một số trường hợp chống chỉ định không nên tiêm vaccine để tránh gặp vấn đề về sức khỏe

Tiêm không đúng hạn ảnh hưởng gì tới hiệu quả của vaccine?

Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế thời hạn tiêm phòng là trong 6 tháng, mũi một cách mũi hai là 2 tháng, mũi hai cách mũi 3 là 4 tháng để đảm bảo tuyệt đối hiệu quả mà vaccine mang lại.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhớ rõ được thời hạn tiêm, một số người vì bận rộn nên không thể sắp xếp thời gian đi tiêm đúng hạn được. Đây là một vấn đề khá nan giải và nhiều người không thể tự giải quyết được, một số trường hợp làm phí thuốc hoàn toàn do không thể thực hiện đúng được thời gian tiêm. Vậy thì cần phải làm sao?

hpv
Lịch tiêm vaccine HPV một số người cần lưu ý

Đối với những trường hợp để cách mũi 1 đến mũi 2 hoặc mũi 2 đến mũi 3 quá lâu, cách xa khoảng 2-3 tháng so với thời hạn cho phép thì tác dụng của mũi 1 là không còn. Tuy nhiên nếu như chỉ chậm so với thời  hạn tiêm khoảng 1 tháng thì vaccine vẫn có công dụng bảo vệ sức khỏe của bạn, tuy nhiên sẽ không đạt được hiệu quả tối đa mà thuốc đem lại.

Trên là những trường hợp bất đắc dĩ không thể tiêm đúng hạn, nếu như có thể sắp xếp thời gian để tiêm đúng lịch, bạn vẫn nên tuân thủ những nguyên tắc tiêm vaccine để đạt hiệu quả mà thuốc mang lại.

Chỉ tiêm 1-2 mũi vaccine thôi có được không?

Theo như các bác sĩ cho rằng, việc tiêm vaccine cần phải tiêm theo liệu trình đầy đủ 3 mũi để đảm bảo tối đa công dụng mà vaccine mang lại. Tuy nhiên, hiện nay theo ACIP công nhận một số trường hợp đặc biệt chỉ cần tiêm phòng 2 mũi vaccine đã có thể phòng chống virus HPV hiệu quả.

tiêm hpv
Tùy thuộc vào từng đối tượng cần tiêm 2 mũi hoặc 3 mũi vaccine HPV

Đối tượng được giảm từ 3 mũi tiêm xuống còn 2 mũi mà vẫn giữ nguyên được hiệu quả của vaccine mang lại chính là trẻ em có độ tuổi từ 9-14. Vì mức độ đáp ứng thuốc, sản sinh ra các kháng thể của trẻ nhỏ lớn hơn người lớn nên chỉ cần tiêm 2 mũi đã có hiệu quả bằng người lớn tiêm 3 mũi.

Nếu như bản thân đã quá độ tuổi cho phép được tiêm 2 mũi thì bản thân bạn vẫn cần đảm bảo tiêm đủ 3 mũi đúng thời hạn tiêm để đảm bảo được hiệu quả mà thuốc mang lại. Nếu như bỏ sót một mũi thì hai mũi đầu tiên cũng sẽ không có tác dụng.

Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vaccine HPV

Bất cứ loại vaccine nào khi được tiêm vào bên trong cơ thể cũng sẽ xảy ra tình cơ thể gặp tác dụng phụ và vaccine HPV cũng vậy. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người sẽ để lại những tác dụng phụ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên những tác dụng phụ mà vaccine HPV để lại không nguy hiểm và ảnh hưởng đến các vấn đề sinh sản và các vấn đề liên quan khác.

tiêm vaccine hpv
Sau khi tiêm HPV có thể gặp một số tác dụng phụ

Để có thể nhận biết đâu là tác dụng phụ mà vaccine mang lại, dưới đây là những tác dụng phụ của vaccine được xếp loại từ nhẹ tới nặng để mọi người nắm rõ:

  • Sưng, tấy tại vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ sau tiêm
  • Đau đầu, choáng váng
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Các cơ trong cơ thể đau, nhức
  • Mỏi, đau khớp
  • Có dấu hiệu tụt đường huyết
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Đau bụng
  • Rối loạn tiêu hóa

Trên đây là những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp tùy vào cơ trúc cơ thể sẽ gặp những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên nếu như bản thân xuất hiện những dấu hiệu khác nằm ngoài những tác dụng phụ trên thì cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp hỗ trợ tức thời.

Tiêm đủ 3 mũi vaccine có cần làm sàng lọc ung thư không?

Theo các nhà khoa học cho rằng vaccine có công dụng ngăn ngừa được hơn 40 chủng virus phổ biến, trong đó có 2 loại virus chính gây ra ung thư cổ tử cung là HPV 16, HPV 18. Tuy nhiên theo nghiên cứu, có đến 12 chủng virus nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Tuy không có mức độ nguy hiểm như hai chủng HPV 16, HPV 18 nhưng khả năng mắc ung thư cổ tử cung khi nhiễm các chủng còn lại trong 12 type HPV là vẫn có thể xảy ra. Mà vaccine không thể phòng chống hết được cả 12 type HPV nên vấn đề tiêm HPV, mắc ung thư cổ tử cung là vẫn có thể xảy ra.

ung thư cổ tử cung
Nếu đã tiêm đủ 3 mũi vaccine, nếu xuất hiện bất thường nên tầm soát ung thư

Ngoài ra, ngoài virus HPV thì vẫn còn một số nguyên nhân khác dẫn đến ung thư cổ tử cung như: quan hệ tình dục sớm, nhiễm bệnh lây nhiễm khác, sinh con quá sớm,…Vaccine không có tác dụng bảo vệ bạn trước những vấn đề đó nên có thể xảy ra ung thư cổ tử cung HPV.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn nhất khi tiêm đủ 3 mũi HPV vẫn nên tiến hành tầm soát ung thư khi thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường, hoặc có thể làm tầm soát định kỳ vì có một số bệnh tới giai đoạn cuối mới xuất hiện triệu chứng.

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc chung của nhiều người nhiễm HPV có tiêm phòng được không. Hy vọng với câu trả lời của chúng tôi, bạn sẽ nắm rõ hơn về vấn đề trên và những lưu ý cần biết để khi tiêm HPV đạt hiệu quả hơn. Nếu có thắc mắc gì về bài viết, mời bạn bình luận ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tiếp thu và rút kinh nghiệm ở bài viết tiếp theo.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HPV Type 16 Là Gì? Gây Ra Bệnh Gì? Cách Điều Trị, Phòng Tránh

Hiện nay virus HPV được đánh giá là nhóm virus nguy hiểm, tuy nhiên trong nhóm virus có nhiều chủng khác nhau trong đó chủng...

Chủng HPV 6 và 11 Gây Ra Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

HPV là chủng virus lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục để lại những triệu chứng khác nhau liên quan đến vấn đề về...

Tư Vấn: Bị nhiễm HPV có quan hệ được không? (cập nhật 2024)

Bị nhiễm HPV có quan hệ được không là câu hỏi chung của không ít người khi biết bản thân nhiễm phải loại virus này....

Mụn Cóc (Mụn Cơm) Là Gì? Có Mấy Loại, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân

Mụn cóc là một triệu chứng khá phổ biến đối với nhiều người hiện nay. Theo nghiên cứu, phần lớn mụn cóc hình thành do...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email